Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,934
Điểm
113
tác giả
GOM TÀI LIỆU Góp ý dự thảo luật nhà giáo về cấu trúc NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải góp ý dự thảo luật nhà giáo về cấu trúc về ở dưới.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: /TTr-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Dự thảo

TỜ TRÌNH

Dự án Luật Nhà giáo








Kính gửi: Chính phủ


Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao nghiên cứu, đề xuất xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo để Chính phủ xem xét, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn từ năm 2022-2025; căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thông báo số 3525/TB-TTKQH kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã soạn thảo dự thảo Luật Nhà giáo với những nội dung cơ bản như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN

1. Cơ sở chính trị


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định quan điểm giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và “Thực sự coi phát triển giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”; nhằm phát huy nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng, vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo đối với nâng cao chất lượng giáo dục - yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu, ban hành một đạo luật điều chỉnh về nhà giáo là hết sức cần thiết dựa trên một số cơ sở sau đây:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã đề ra giải pháp “Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, học. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”.

Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010 đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là “Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo”.

Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã xác định “nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” và đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị để trình Quốc hội ban hành Luật Giáo viên.

Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đặt ra nhiệm vụ, giải pháp “Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức, đội ngũ nhà giáo và pháp luật có liên quan”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nhấn mạnh: “Nâng cao nhận thức và vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”; đồng thời, xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo là “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.

Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Kịp thời, đồng bộ thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo”.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2030 của nước ta là "Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài…".

Các văn bản nêu trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc, toàn diện, liên tục, nhất quán của Đảng đối với việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo ở các khía cạnh cơ bản sau:

Một là, vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo.

Hai là, tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà giáo.

Ba là, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Bốn là, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo.

Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước đều xác định lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Lực lượng nhà giáo là tài sản và vốn quý báu nhất của Ngành để thực hiện sứ mệnh cao cả. Do đó, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng là trọng tâm, xuyên suốt của ngành Giáo dục, là khâu đột phá trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao – nhân tố đột phá chiến lược để phát triển đất nước.

Các quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng cần được thể chế hóa thành luật để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, tạo đột phá cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như đáp ứng định hướng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Cơ sở pháp lý

Điều 61 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tiếp tục thể chế hóa chủ trương này, trong giai đoạn 2010-2021, các cơ quan có thẩm quyền các cấp đã ban hành hơn 200 văn bản quy định trực tiếp hoặc liên quan đến đội ngũ nhà giáo, cụ thể như sau:

- Quốc hội ban hành 03 Luật trực tiếp quy định các vấn đề về nhà giáo, bao gồm: Luật Giáo dục năm 2019, Luật Giáo dục đại học (năm 2012 và sửa đổi năm 2018), Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Bên cạnh đó, hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo cũng chịu sự chi phối của một số Luật, bao gồm: Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2018; Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019; Luật Công đoàn năm 2012; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Người khuyết tật năm 2010; Luật Thể dục, thể thao năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018...

- Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hơn 100 văn bản dưới Luật quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các Luật nêu trên.

Mặc dù các quy định cụ thể để quản lý, phát triển đội ngũ về nhà giáo được ban hành tương đối đầy đủ, song chưa bảo đảm được tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp. Số lượng văn bản liên quan được ban hành lớn, đa dạng do nhiều chủ thể ban hành vào những thời điểm khác nhau nên có tình trạng chồng chéo trong quy định, khó áp dụng trong thực tiễn, cụ thể:

a) Luật Viên chức điều chỉnh đối tượng là “công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập”. Như vậy, đội ngũ nhà giáo ngoài công lập và nhà giáo nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viên chức. Trong khi đội ngũ nhà giáo là người Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trong cả cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập chiếm tỷ lệ tương đối lớn trên tổng số nhà giáo đang hoạt động trong ngành Giáo dục (khoảng 10%). Trong khi xu thế xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế về giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, số nhà giáo làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy ngày càng tăng trong thời gian tới. Như vậy, cùng là nhà giáo nhưng nhà giáo là người Việt Nam giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì bị điều chỉnh bởi Luật Viên chức, còn nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy thì bị điều chỉnh chung bởi pháp luật về lao động nên không có sự thống nhất trong công tác quản lý, không đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các nhà giáo.

1717085117917.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--gÓP Ý lUẬT NHÀ GIÁO.rar
    18.4 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,925
Bài viết
38,389
Thành viên
145,063
Thành viên mới nhất
lang thien phuc an
Top