- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Hệ thống kiến thức và xây dựng bài tập đánh giá năng lực hóa học của học sinh theo hướng tiếp cận PISA phần hóa nguyên tố phi kim CT GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 64 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên sáng kiến
Hệ thống kiến thức và xây dựng bài tập đánh giá năng lực hóa học của học sinh theo hướng tiếp cận PISA phần hóa nguyên tố phi kim
2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 26/09/2023
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Một số biện pháp cũ thường gặp: phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, vấn đáp.... học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức. Hiện nay, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn... nhưng vẫn còn mang tính hình thức và học sinh chưa phát triển hết năng lực. Các bài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bài toán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học.
Tình trạng của biện pháp cũ: tiết ôn tập, bài luyện tập, đề kiểm tra kiểu truyền thống thường được quan sát thấy:
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập, câu hỏi dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm dạng đơn lẻ, được in trên phiếu hoặc trình chiếu bằng powerpoint.
+ Học sinh: học thuộc lí thuyết, học phương pháp giải bài tập theo từng dạng, hoàn thành bài kiểm tra.
- Tiến trình dạy học: trong các tiết ôn tập, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua vấn đáp lí thuyết, hoặc trả lời các câu hỏi có sẵn. Để đánh kết quả học tập, giáo viên cho đề kiểm tra với câu hỏi được chia theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
Hạn chế của biện pháp cũ:
- Học sinh thường học vẹt, nhanh quên, thiếu sự sáng tạo.
- Thiếu tính thực tiễn, khả năng tư duy khoa học của học sinh bị hạn chế.
- Không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình GDPT mới 2018.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá rất cần thiết cho chương trình GDPT 20018. Điều này được thể hiện trong chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam. Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA...). Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.
Thứ hai: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất. Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác và Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, môi trường... Phần “Hóa học nguyên tố phi kim” là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh suy luận tính chất (vật lí, hóa học) của các nguyên tố phi kim và hợp chất; đánh giá phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng. Học sinh có nền tảng tốt sẽ có định hướng nghề nghiệp chính xác sau này.
Thứ ba: Sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học sinh liệt kê các suy nghĩ và ý tưởng của mình. So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: tăng hứng thú trong học tập; phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm.
Thứ tư: Việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực học sinh tiếp cận PISA (Progamme for international Student Assessment) giúp người học được tiếp cận với chương trình đánh giá quốc tế có uy tín do tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần và đối tượng là học sinh có độ tuổi 15 (học sinh khối lớp 10 ở Việt Nam). Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hằng ngày, những vấn đề trong cộng đồng và toàn cầu. Việc thường xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết giúp học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức có được để trả lời.
Thứ năm: Việc sử dụng website quản lí lớp học miễn phí như shubclassroom vừa tiết kiệm chi phí in ấn, vừa tiết kiệm công sức, thời gian và có rất nhiều thuận lợi cho giáo viên, học sinh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
Hệ thống kiến thức và xây dựng bài tập đánh giá năng lực hóa học của học sinh theo hướng tiếp cận PISA phần hóa nguyên tố phi kim
2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 26/09/2023
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Một số biện pháp cũ thường gặp: phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, vấn đáp.... học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức. Hiện nay, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn... nhưng vẫn còn mang tính hình thức và học sinh chưa phát triển hết năng lực. Các bài tập dùng cho kiểm tra đánh giá mang tính hàn lâm với những bài toán đố mẹo, nặng về mặt tính toán, làm mất đi bản chất hóa học.
Tình trạng của biện pháp cũ: tiết ôn tập, bài luyện tập, đề kiểm tra kiểu truyền thống thường được quan sát thấy:
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Giáo viên: đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập, câu hỏi dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm dạng đơn lẻ, được in trên phiếu hoặc trình chiếu bằng powerpoint.
+ Học sinh: học thuộc lí thuyết, học phương pháp giải bài tập theo từng dạng, hoàn thành bài kiểm tra.
- Tiến trình dạy học: trong các tiết ôn tập, giáo viên có thể đánh giá học sinh thông qua vấn đáp lí thuyết, hoặc trả lời các câu hỏi có sẵn. Để đánh kết quả học tập, giáo viên cho đề kiểm tra với câu hỏi được chia theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao liên quan đến nội dung kiến thức đã học.
Hạn chế của biện pháp cũ:
- Học sinh thường học vẹt, nhanh quên, thiếu sự sáng tạo.
- Thiếu tính thực tiễn, khả năng tư duy khoa học của học sinh bị hạn chế.
- Không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình GDPT mới 2018.
5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Thứ nhất: Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung kiểm tra đánh giá rất cần thiết cho chương trình GDPT 20018. Điều này được thể hiện trong chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khuyến khích kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín được công nhận hoạt động ở Việt Nam. Tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với giáo dục phổ thông (PASEC, PISA...). Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.
Thứ hai: Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các chất. Hóa học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác và Hóa học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội, môi trường... Phần “Hóa học nguyên tố phi kim” là cơ sở lí thuyết chủ đạo để học sinh suy luận tính chất (vật lí, hóa học) của các nguyên tố phi kim và hợp chất; đánh giá phản ứng có xảy ra hay không, mức độ phản ứng. Học sinh có nền tảng tốt sẽ có định hướng nghề nghiệp chính xác sau này.
Thứ ba: Sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học sinh liệt kê các suy nghĩ và ý tưởng của mình. So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như: tăng hứng thú trong học tập; phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của học sinh; tiết kiệm thời gian; nhìn thấy được bức tranh tổng thể; ghi nhớ tốt hơn; tận dụng sự hỗ trợ của phần mềm.
Thứ tư: Việc xây dựng bài tập đánh giá năng lực học sinh tiếp cận PISA (Progamme for international Student Assessment) giúp người học được tiếp cận với chương trình đánh giá quốc tế có uy tín do tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần và đối tượng là học sinh có độ tuổi 15 (học sinh khối lớp 10 ở Việt Nam). Trong PISA, các tình huống được đưa ra để đánh giá năng lực liên quan mật thiết đến những vấn đề trong cuộc sống của cá nhân hằng ngày, những vấn đề trong cộng đồng và toàn cầu. Việc thường xuyên sử dụng các câu hỏi có vấn đề cần giải quyết giúp học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức có được để trả lời.
Thứ năm: Việc sử dụng website quản lí lớp học miễn phí như shubclassroom vừa tiết kiệm chi phí in ấn, vừa tiết kiệm công sức, thời gian và có rất nhiều thuận lợi cho giáo viên, học sinh.