Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM PHỐI HỢP VỚI CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 41 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ TÊN ĐỀ TÀI :
“Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phối hợp với cha mẹ học sinh (CMHS) ở trường THPT Xuân Mỹ”.
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Lý do khách quan :
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định : “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Luật giáo dục tại điều 2 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Ngành GD – ĐT là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho học sinh có tri thức, có đạo đức, có kĩ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước.
Bác Hồ đã khẳng định : Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Như vậy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, tạo ra được những con người có ích cho đất nước, nhà trường cần phải biết tổng hòa sức mạnh của các đoàn thể xã hội, đặc biệt biết cách tập hợp và phát huy sức mạnh của giáo dục gia đình, gia đình là lớp học đầu tiên hình thành nhân cách trẻ, dạy cho trẻ những bài học làm người. Cùng với nhà trường, gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường đảm bảo sự giáo dục toàn diện cho học sinh, là môi trường đẻ các em thực hành những điều các em đã đuọc học ở trường. Bác đã viết : “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, học sinh trở thành người tốt hay người xấu, thiện hay ác phần lớn là do được giáo dục tốt hay không tốt, vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của giáo dục ở trường, ở nhà và ở xã hội. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.
I/ TÊN ĐỀ TÀI :
“Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phối hợp với cha mẹ học sinh (CMHS) ở trường THPT Xuân Mỹ”.
II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Lý do khách quan :
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định : “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Luật giáo dục tại điều 2 đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Ngành GD – ĐT là ngành chịu trách nhiệm chính trong việc đào tạo thế hệ trẻ có trình độ, có năng lực để lĩnh hội những tri thức khoa học, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Nhà trường là nơi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách cho học sinh. Trọng trách của nhà trường là trang bị cho học sinh có tri thức, có đạo đức, có kĩ năng sống, được phát triển nhân cách nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước.
Bác Hồ đã khẳng định : Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Như vậy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, tạo ra được những con người có ích cho đất nước, nhà trường cần phải biết tổng hòa sức mạnh của các đoàn thể xã hội, đặc biệt biết cách tập hợp và phát huy sức mạnh của giáo dục gia đình, gia đình là lớp học đầu tiên hình thành nhân cách trẻ, dạy cho trẻ những bài học làm người. Cùng với nhà trường, gia đình là lực lượng giáo dục, là môi trường đảm bảo sự giáo dục toàn diện cho học sinh, là môi trường đẻ các em thực hành những điều các em đã đuọc học ở trường. Bác đã viết : “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, học sinh trở thành người tốt hay người xấu, thiện hay ác phần lớn là do được giáo dục tốt hay không tốt, vì vậy chúng ta cần nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của giáo dục ở trường, ở nhà và ở xã hội. “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.