Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trong giai đoạn 2010-2015 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 48 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lý do chọn đề tài:
Lý do khách quan:
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước". Một trong những nhiệm vụ của giai đoạn 2011-2015 được Đại hội Đảng lần thứ XI vạch ra là: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”.
Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX bàn về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đã nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới… Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục ".
Trong Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 lần thứ 14 (ngày 30/12/2008), với 11 giải pháp đưa ra, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh có 2 giải pháp mang tính đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì mới là giải pháp đột phá vì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo của của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy học và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
Điều 2 của Luật Giáo dục ban hành ngày 14/6/2005 đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục nêu trên, trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong mỗi trường học có cần phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường trung học phổ thông (THPT) cũng là một trong những mục tiêu quản lý của người Hiệu trưởng. Muốn công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường THPT đạt kết quả tốt, Hiệu trưởng nhà trường nhất thiết phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong các lực lượng đó, đoàn thể Công đoàn của nhà trường là một lực lượng hết sức quan trọng, một lực lượng gần gũi, trực tiếp mà Hiệu trưởng cần phối hợp.
Lý do chủ quan:
Trong năm học 2011-2012 này, tôi không có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn (vì bận học Lớp Cán bộ Quản lý tại tp Hồ Chí Minh từ tháng 9 / 2011 đến tháng 3 / 2012 và lớp Trung cấp chính trị - Hành chính từ đầu tháng 12 / 2011 đến nay). Do đó, trong năm này, tôi không viết Sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài liên quan đến chuyên môn Vật lý của mình như trong những năm học trước, mà mạnh dạn chọn lãnh vực Quản lý.
Bản thân tôi là Chủ tịch Công đoàn cơ sở của trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, nhưng trước đây tôi vẫn chưa hiểu đầy đủ về Quản lý, Quản lý nhà trường; cũng như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức chính trị trong, ngoài nhà trường và mối quan hệ giữa các tổ chức này với Hiệu trưởng. Sau khi học xong Lớp Cán bộ quản lý Trung học phổ thông của trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tôi mới thật sự hiểu được các vấn đề này. Đặc biệt tôi mới thấy rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn trong quá trình quản lý nhà trường. Đó là một mảng liên quan trực tiếp đến công tác Công đoàn hiện tại của bản thân tôi đang phụ trách.
Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn thực hiện chủ yếu qua 5 nội dung:
Phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức;
Phối hợp tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch và các phong trào quần chúng;
Phối hợp thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống;
Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh;
Phối hợp xây dựng Công đoàn trường học vững mạnh.
Tuy nhiên, tôi chỉ chọn một nội dung Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh để viết Sáng kiến kinh nghiệm, vì nội dung này rất cần thiết cho một trường THPT chuyên nói chung và cho trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, mà tôi đang công tác nói riêng. Mặt khác, việc Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường THPT chuyên cũng là 1 trong 6 nhiệm vụ của Đề án phát triển trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thay Thủ tướng ngày 14/6/2010 (Quyết định số 959/QĐ-TTg).
Xét về mặt thời gian, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm tại nhà trường không thể có kết quả ngay trong 1 năm học, vì đó là một quá trình lâu dài, liên tục. Theo tôi quá trình này chỉ có kết quả tối thiểu trong 5 năm. Do đó, đề tài mà tôi nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm cả 3 trạng thái của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trên đây là những lý do mà tôi lựa chọn đề tài viết Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trong giai đoạn 2010-2015”.
Lý do chọn đề tài:
Lý do khách quan:
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước". Một trong những nhiệm vụ của giai đoạn 2011-2015 được Đại hội Đảng lần thứ XI vạch ra là: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”.
Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo là việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Quan điểm về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm trong suốt quá trình phát triển đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, đồng chí Đỗ Mười nhấn mạnh: "Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”.
Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX bàn về phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đã nêu rõ: "Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ; đặc biệt chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống của nhà giáo. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ về số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới… Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực có thể huy động được để phát triển giáo dục ".
Trong Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 lần thứ 14 (ngày 30/12/2008), với 11 giải pháp đưa ra, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh có 2 giải pháp mang tính đột phá là “Đổi mới quản lý giáo dục” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì mới là giải pháp đột phá vì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hoá mọi chủ trương đường lối giáo của của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng của giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực dạy học và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo khoa hay, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục.
Điều 2 của Luật Giáo dục ban hành ngày 14/6/2005 đã khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục nêu trên, trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong mỗi trường học có cần phải có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn vững vàng. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường trung học phổ thông (THPT) cũng là một trong những mục tiêu quản lý của người Hiệu trưởng. Muốn công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại một trường THPT đạt kết quả tốt, Hiệu trưởng nhà trường nhất thiết phải phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong các lực lượng đó, đoàn thể Công đoàn của nhà trường là một lực lượng hết sức quan trọng, một lực lượng gần gũi, trực tiếp mà Hiệu trưởng cần phối hợp.
Lý do chủ quan:
Trong năm học 2011-2012 này, tôi không có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn (vì bận học Lớp Cán bộ Quản lý tại tp Hồ Chí Minh từ tháng 9 / 2011 đến tháng 3 / 2012 và lớp Trung cấp chính trị - Hành chính từ đầu tháng 12 / 2011 đến nay). Do đó, trong năm này, tôi không viết Sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài liên quan đến chuyên môn Vật lý của mình như trong những năm học trước, mà mạnh dạn chọn lãnh vực Quản lý.
Bản thân tôi là Chủ tịch Công đoàn cơ sở của trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tỉnh Đồng Nai, nhưng trước đây tôi vẫn chưa hiểu đầy đủ về Quản lý, Quản lý nhà trường; cũng như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức chính trị trong, ngoài nhà trường và mối quan hệ giữa các tổ chức này với Hiệu trưởng. Sau khi học xong Lớp Cán bộ quản lý Trung học phổ thông của trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, tôi mới thật sự hiểu được các vấn đề này. Đặc biệt tôi mới thấy rõ tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn trong quá trình quản lý nhà trường. Đó là một mảng liên quan trực tiếp đến công tác Công đoàn hiện tại của bản thân tôi đang phụ trách.
Phối hợp giữa Hiệu trưởng với Công đoàn thực hiện chủ yếu qua 5 nội dung:
Phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức;
Phối hợp tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch và các phong trào quần chúng;
Phối hợp thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống;
Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh;
Phối hợp xây dựng Công đoàn trường học vững mạnh.
Tuy nhiên, tôi chỉ chọn một nội dung Phối hợp xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm vững mạnh để viết Sáng kiến kinh nghiệm, vì nội dung này rất cần thiết cho một trường THPT chuyên nói chung và cho trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, mà tôi đang công tác nói riêng. Mặt khác, việc Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường THPT chuyên cũng là 1 trong 6 nhiệm vụ của Đề án phát triển trường Trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thay Thủ tướng ngày 14/6/2010 (Quyết định số 959/QĐ-TTg).
Xét về mặt thời gian, việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức và tập thể sư phạm tại nhà trường không thể có kết quả ngay trong 1 năm học, vì đó là một quá trình lâu dài, liên tục. Theo tôi quá trình này chỉ có kết quả tối thiểu trong 5 năm. Do đó, đề tài mà tôi nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn 2010-2015, bao gồm cả 3 trạng thái của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trên đây là những lý do mà tôi lựa chọn đề tài viết Sáng kiến kinh nghiệm: “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để xây dựng đội ngũ tại trường THPT chuyên Lương Thế Vinh trong giai đoạn 2010-2015”.