Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM QUA ATLAT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông Atlat địa lý Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Nhưng cho đến nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat đặc biệt là phần địa lý tự nhiên Việt Nam, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến Atlat ngày càng nhiều.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lý Việt Nam. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác địa lý tự nhiên Việt Nam qua Atlat”.
Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.
Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên Việt Nam (đặc biệt phần khí hậu)
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lý. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Tính mới của đề tài
Nhận thức được vai trò quan trọng của bản đồ, atlat đã có một số đề tài hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lý tự nhiên Việt Nam nói chung tôi còn đi sâu vào phần khí hậu mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, và đây cũng là phần được xem là khó khai thác nhất khi sử dụng Atlat tự nhiên Việt Nam mà học sinh gặp nhiều lúng túng khi sử dụng.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat.
Các em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat địa lý Việt Nam
2. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học môn Địa lý. Một số em hiện nay vẫn chưa có Atlat
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong việc dạy và học Địa lý ở trường phổ thông Atlat địa lý Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể coi đó là “cuốn sách giáo khoa Địa lý đặc biệt” mà nội dung của nó được thể hiện bằng ngôn ngữ Bản đồ. Nhưng cho đến nay việc khai thác và vận dụng kiến thức từ Atlat vào học tập của học sinh còn ít, nhiều em học sinh lớp 12 hiện nay chưa biết khai thác hoặc còn rất lúng túng khi sử dụng Atlat đặc biệt là phần địa lý tự nhiên Việt Nam, trong khi các câu hỏi kiểm tra liên quan đến Atlat ngày càng nhiều.
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lý tôi luôn suy nghĩ làm sao để giúp các em học sinh của mình không chỉ biết sử dụng mà còn phải sử dụng thật tốt Atlat Địa lý Việt Nam. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh khai thác địa lý tự nhiên Việt Nam qua Atlat”.
Mục đích của đề tài: Giúp cho học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức tự nhiên từ Atlat trong giờ học trên lớp, ở nhà và tự trả lời các câu hỏi về địa lý, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi và kiểm tra môn Địa lý.
Đối tượng và Phạm vi áp dụng: Đề tài này thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập môn địa lý và áp dụng cho một số bài học thuộc phần địa lý tự nhiên Việt Nam (đặc biệt phần khí hậu)
Với đề tài này hy vọng rằng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực cho các em học sinh trong học tập môn Địa lý. Bản thân tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Tính mới của đề tài
Nhận thức được vai trò quan trọng của bản đồ, atlat đã có một số đề tài hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lý tự nhiên Việt Nam nói chung tôi còn đi sâu vào phần khí hậu mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, và đây cũng là phần được xem là khó khai thác nhất khi sử dụng Atlat tự nhiên Việt Nam mà học sinh gặp nhiều lúng túng khi sử dụng.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, Atlat.
Các em học sinh lớp 12 phần lớn đều có trang bị cho bản thân Atlat địa lý Việt Nam
2. Khó khăn
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của Atlat nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học và khai thác Atlat khi học môn Địa lý. Một số em hiện nay vẫn chưa có Atlat