Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN - HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 35 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Những năm gần đây, chúng ta hay nói về việc lập kế hoạch cho nhiều công việc, nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đó có thể là một kế hoạch nhỏ như kế hoạch tham quan, du lịch, kế hoạch nghỉ hè, học hè, dạy hè… hay lớn hơn là kế hoạch tài chính gia đình, kế hoạch công tác trong một năm, một tháng, kế hoạch kinh doanh của một bộ phận … và gần đây nhất, ngành giáo dục tỉnh nhà đã triển khai việc lập kế hoạch đến từng giáo viên : giáo viên bộ môn phải có kế hoạch giảng dạy cá nhân, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ nhiệm tháng, kế hoạch tiết sinh hoạt chủ nhiệm , Tổ chuyên môn có kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch hoạt động chuyên môn của từng tháng, năm học … Đó là xu thế làm việc trong một công ty, một tổ chức và một xã hội phát triển, văn minh. Sự thành công trong bất cứ hoạt động nào cũng đều bắt đầu từ việc phải có kế hoạch, các hoạt động phải nằm trong kế hoạch. Chúng ta không thể “tới đâu hay tới đó” hay “gặp gì làm nấy” một cách tùy hứng.
Nhìn lại những thành công trong giáo dục và phát triển kinh tế của các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Singapo… ta không lấy gì ngạc nhiên khi trong trường phổ thông, hầu hết học sinh đều được và đều biết cách sắp xếp cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân, với điều kiện kinh tế gia đình, với mục đích cần đạt trong tương lai.
Chúng ta cũng nghe nhiều đến việc các sinh viên nước ngoài khi bước chân vào môi trường đại học đều phải có kế hoạch học tập cho mình trong 4 năm gắn bó với giảng đường. Ở một số sinh viên Việt Nam, việc lập kế hoạch học tập là xa lạ nhưng không phải là không có. Đã có những sinh viên thành công xuất sắc chương trình học tập của mình nhờ biết xác định mục tiêu và thiết kế được kế hoạch học tập phù hợp. Vì vậy, các em không chỉ hoàn thành tốt chương trình học theo quy định của nhà trường mà còn có thể hoàn thành các bộ môn khác ngoài yêu cầu như : học vi tính, học anh văn, học các lớp giáo dục kỹ năng sống, tham gia công tác xã hội và các hoạt động khác …
Ở trường phổ thông của chúng ta, học sinh hầu như chưa hề nghe nói đến việc lập kế hoạch học tập. Các em thậm chí còn nghe các giáo viên than thở : lập kế hoạch là việc làm nhiêu khê theo yêu cầu của “cấp trên”, rằng việc lập kế hoạch là “cho có”, đối phó và hoàn toàn mang tính thủ tục, hành chính. Và vì vậy, chưa nói đến việc yêu cầu học sinh lập kế hoạch học tập, bản thân giáo viên cũng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy.
Trăn trở với vấn đề này, năm học 2011 – 2012, sau khi được nhà trường phổ biến và tập huấn cách lập kế hoạch cho các công việc được phân công, bản thân tôi nhận thấy việc lập kế hoạch cho công tác của mình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tôi nghĩ đến việc trước khi lập kế hoạch giảng dạy cho cá nhân, giữa GV và HS lớp mình phụ trách cần có sự thảo luận, cả hai bên cùng thiết kế kế hoạch dạy – học làm sao cho có sự đối xứng, nhịp nhàng trong quá trình làm việc với nhau trên cơ sở quy định chung của ngành, của Sở, tổ chuyên môn và bộ môn do mình phụ trách.
Với suy nghĩ đó, tôi tiến hành hướng dẫn HS hai lớp được phân công giảng dạy lập kế hoạch học tập bộ môn theo quy định phân phối chương trình chung và theo từng đặc điểm cá nhân HS, lớp học và đặc biệt theo định hướng tương lai của HS ( HS thi vào khối nào, trường nào … ). Qua một năm học, nhận thấy việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập của bộ môn có những kết quả vô cùng thú vị và hiệu quả không ngờ, tôi mạnh dạn chọn hoạt động này làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm để mong có cơ hội trao đổi với các đồng nghiệp, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn quá trình dạy – học Văn đang ngày càng xuống cấp trong tình hình hiện nay.
Với đề tài :
Tôi không có tham vọng sẽ đưa hoạt động này vào các trường bạn, nhưng riêng trường Dân tộc Nội trú, với đặc thù môi trường, đặc thù về đối tượng học sinh thì việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập bộ môn là vô cùng cần thiết và hiệu quả. Qua đó, chúng ta sẽ rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết và biết định hướng việc học tập, xác định mục tiêu học tập để rồi mai này, khi vào đời, các em khỏi ngỡ ngàng và trong con đường học tập phía trước, các em biết tạo cơ hội học tập cho bản thân và sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội, cho bản làng.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và thực tiễn giáo dục nước nhà là phải đào tạo cho được những thế hệ HS thành những con người phát triển hoàn thiện về tri thức và kỹ năng.
Và vấn đề đặt ra cho chúng ta : khi mỗi giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy của từng năm, từng tháng, thậm chí từng tuần mà kế hoạch đó không phù hợp với cách học, tiến độ học và kế hoạch học của các đối tượng HS thì liệu kế hoạch chúng ta đưa ra có hiệu quả và khả năng thực hiện đến đâu ?
Chính vì vậy, việc lập kế hoạch giảng dạy của GV trong một năm, một tháng, ngoài cơ sở là những quy định chung về phân phối chương trình thì kế hoạch đó cần có sự phù hợp với nhà trường, với đặc điểm cá nhân GV và trên hết là phù hợp với thái độ, hứng thú và cả mục tiêu học tập của HS. Hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bộ môn, ngoài mục đích làm cho các em chủ động với việc học tập và phấn đấu đạt được mục đích học tập của bản thân, kế hoạch học tập của các em còn là một trong những cơ sở quan trọng để GV định hướng kế hoạch giảng dạy của mình.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Những năm gần đây, chúng ta hay nói về việc lập kế hoạch cho nhiều công việc, nhiều lĩnh vực trong đời sống. Đó có thể là một kế hoạch nhỏ như kế hoạch tham quan, du lịch, kế hoạch nghỉ hè, học hè, dạy hè… hay lớn hơn là kế hoạch tài chính gia đình, kế hoạch công tác trong một năm, một tháng, kế hoạch kinh doanh của một bộ phận … và gần đây nhất, ngành giáo dục tỉnh nhà đã triển khai việc lập kế hoạch đến từng giáo viên : giáo viên bộ môn phải có kế hoạch giảng dạy cá nhân, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ nhiệm tháng, kế hoạch tiết sinh hoạt chủ nhiệm , Tổ chuyên môn có kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch hoạt động chuyên môn của từng tháng, năm học … Đó là xu thế làm việc trong một công ty, một tổ chức và một xã hội phát triển, văn minh. Sự thành công trong bất cứ hoạt động nào cũng đều bắt đầu từ việc phải có kế hoạch, các hoạt động phải nằm trong kế hoạch. Chúng ta không thể “tới đâu hay tới đó” hay “gặp gì làm nấy” một cách tùy hứng.
Nhìn lại những thành công trong giáo dục và phát triển kinh tế của các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Singapo… ta không lấy gì ngạc nhiên khi trong trường phổ thông, hầu hết học sinh đều được và đều biết cách sắp xếp cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân, với điều kiện kinh tế gia đình, với mục đích cần đạt trong tương lai.
Chúng ta cũng nghe nhiều đến việc các sinh viên nước ngoài khi bước chân vào môi trường đại học đều phải có kế hoạch học tập cho mình trong 4 năm gắn bó với giảng đường. Ở một số sinh viên Việt Nam, việc lập kế hoạch học tập là xa lạ nhưng không phải là không có. Đã có những sinh viên thành công xuất sắc chương trình học tập của mình nhờ biết xác định mục tiêu và thiết kế được kế hoạch học tập phù hợp. Vì vậy, các em không chỉ hoàn thành tốt chương trình học theo quy định của nhà trường mà còn có thể hoàn thành các bộ môn khác ngoài yêu cầu như : học vi tính, học anh văn, học các lớp giáo dục kỹ năng sống, tham gia công tác xã hội và các hoạt động khác …
Ở trường phổ thông của chúng ta, học sinh hầu như chưa hề nghe nói đến việc lập kế hoạch học tập. Các em thậm chí còn nghe các giáo viên than thở : lập kế hoạch là việc làm nhiêu khê theo yêu cầu của “cấp trên”, rằng việc lập kế hoạch là “cho có”, đối phó và hoàn toàn mang tính thủ tục, hành chính. Và vì vậy, chưa nói đến việc yêu cầu học sinh lập kế hoạch học tập, bản thân giáo viên cũng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy.
Trăn trở với vấn đề này, năm học 2011 – 2012, sau khi được nhà trường phổ biến và tập huấn cách lập kế hoạch cho các công việc được phân công, bản thân tôi nhận thấy việc lập kế hoạch cho công tác của mình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tôi nghĩ đến việc trước khi lập kế hoạch giảng dạy cho cá nhân, giữa GV và HS lớp mình phụ trách cần có sự thảo luận, cả hai bên cùng thiết kế kế hoạch dạy – học làm sao cho có sự đối xứng, nhịp nhàng trong quá trình làm việc với nhau trên cơ sở quy định chung của ngành, của Sở, tổ chuyên môn và bộ môn do mình phụ trách.
Với suy nghĩ đó, tôi tiến hành hướng dẫn HS hai lớp được phân công giảng dạy lập kế hoạch học tập bộ môn theo quy định phân phối chương trình chung và theo từng đặc điểm cá nhân HS, lớp học và đặc biệt theo định hướng tương lai của HS ( HS thi vào khối nào, trường nào … ). Qua một năm học, nhận thấy việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập của bộ môn có những kết quả vô cùng thú vị và hiệu quả không ngờ, tôi mạnh dạn chọn hoạt động này làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm để mong có cơ hội trao đổi với các đồng nghiệp, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn quá trình dạy – học Văn đang ngày càng xuống cấp trong tình hình hiện nay.
Với đề tài :
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP BỘ MÔN –
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH.”
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH TRONG HỌC TẬP
BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PTTH.”
Tôi không có tham vọng sẽ đưa hoạt động này vào các trường bạn, nhưng riêng trường Dân tộc Nội trú, với đặc thù môi trường, đặc thù về đối tượng học sinh thì việc hướng dẫn học sinh lập kế hoạch học tập bộ môn là vô cùng cần thiết và hiệu quả. Qua đó, chúng ta sẽ rèn luyện cho các em các kỹ năng sống cần thiết và biết định hướng việc học tập, xác định mục tiêu học tập để rồi mai này, khi vào đời, các em khỏi ngỡ ngàng và trong con đường học tập phía trước, các em biết tạo cơ hội học tập cho bản thân và sẽ có nhiều đóng góp cho xã hội, cho bản làng.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và thực tiễn giáo dục nước nhà là phải đào tạo cho được những thế hệ HS thành những con người phát triển hoàn thiện về tri thức và kỹ năng.
Và vấn đề đặt ra cho chúng ta : khi mỗi giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy của từng năm, từng tháng, thậm chí từng tuần mà kế hoạch đó không phù hợp với cách học, tiến độ học và kế hoạch học của các đối tượng HS thì liệu kế hoạch chúng ta đưa ra có hiệu quả và khả năng thực hiện đến đâu ?
Chính vì vậy, việc lập kế hoạch giảng dạy của GV trong một năm, một tháng, ngoài cơ sở là những quy định chung về phân phối chương trình thì kế hoạch đó cần có sự phù hợp với nhà trường, với đặc điểm cá nhân GV và trên hết là phù hợp với thái độ, hứng thú và cả mục tiêu học tập của HS. Hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bộ môn, ngoài mục đích làm cho các em chủ động với việc học tập và phấn đấu đạt được mục đích học tập của bản thân, kế hoạch học tập của các em còn là một trong những cơ sở quan trọng để GV định hướng kế hoạch giảng dạy của mình.