Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng học tốt môn Địa lí ở bậc THCS được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, tư duy của loài người không một giây phút “ngủ yên” sự thăng tiến của loài người từ xưa tới nay đã chứng minh điều đó. Chính vì vậy, mở rộng tri thức là việc làm cấp bách đối với tất cả mọi người và đặc biệt quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ mà điển hình là các em học sinh. Điều đó lại càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta đã và đang đặt chân bước lên bậc thềm thế kỉ XXI và toàn cầu hoá thị trường thế giới. Thế nhưng trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức càng nhiều. Nếu cứ tiếp tục dạy và học (D&H) thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới về căn bản dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề quan trọng ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triền nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế, xã hội.
Chính vì thế những năm gần đây sau cải cách giáo dục ở trường phổ thông đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh, “lấy trò làm trung tâm”. Nhiều cuộc hội thảo đã xoay quanh vấn đề sử dung sách giáo khoa mới như thế nào cho tốt, lựa chọn câu hỏi đàm thoại với học sinh ra sao? Sử dụng phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới để phát triển năng lực tư duy qua các kênh hình, kênh chữ, sách giáo khoa cũng như đồ dùng dạy học ở môn Địa lí như thế nào? Làm sao để học sinh khai thác, tiếp thu kiến thức mới về môn Địa lí? Thì trước hết phải đổi mới phương pháp cho phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi khám phá gây hứng thú trong học tập cho học sinh qua từng tiết dạy.
Tất cả điều tôi trình bày trên đây là lí do, là động lực giúp tôi sử dụng phương pháp mới vào quá trình dạy học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng học tốt môn Địa lí ở bậc THCS”.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, tư duy của loài người không một giây phút “ngủ yên” sự thăng tiến của loài người từ xưa tới nay đã chứng minh điều đó. Chính vì vậy, mở rộng tri thức là việc làm cấp bách đối với tất cả mọi người và đặc biệt quan trọng hơn đối với thế hệ trẻ mà điển hình là các em học sinh. Điều đó lại càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết khi chúng ta đã và đang đặt chân bước lên bậc thềm thế kỉ XXI và toàn cầu hoá thị trường thế giới. Thế nhưng trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức càng nhiều. Nếu cứ tiếp tục dạy và học (D&H) thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới về căn bản dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề quan trọng ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triền nguồn lực con người phục vụ mục tiêu kinh tế, xã hội.
Chính vì thế những năm gần đây sau cải cách giáo dục ở trường phổ thông đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh, “lấy trò làm trung tâm”. Nhiều cuộc hội thảo đã xoay quanh vấn đề sử dung sách giáo khoa mới như thế nào cho tốt, lựa chọn câu hỏi đàm thoại với học sinh ra sao? Sử dụng phương pháp giảng dạy theo chương trình đổi mới để phát triển năng lực tư duy qua các kênh hình, kênh chữ, sách giáo khoa cũng như đồ dùng dạy học ở môn Địa lí như thế nào? Làm sao để học sinh khai thác, tiếp thu kiến thức mới về môn Địa lí? Thì trước hết phải đổi mới phương pháp cho phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi khám phá gây hứng thú trong học tập cho học sinh qua từng tiết dạy.
Tất cả điều tôi trình bày trên đây là lí do, là động lực giúp tôi sử dụng phương pháp mới vào quá trình dạy học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng học tốt môn Địa lí ở bậc THCS”.