Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KHẢO SÁT NHU CẦU XÂY DỰNG PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 43 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và phức tạp, làm nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh, không phải ai cũng có thể giải quyết được, nhất là học sinh tình trạng rối nhiễu tâm trí đã trở nên phổ biến. Và nhu cầu tư vấn tâm lý trở thành một nhu cầu cần thiết mang tính xã hội rất lớn, nó trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâm trí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008).
Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh, các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dành nhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà không biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tác dụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng.
Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầm cảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,3-0,5% đã là quá nhiều. Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường”. (Trích dẫn bởi Đoan Trúc, 2007).
Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm lý của tôi đã trải qua trong thời học sinh. Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đoàn luôn gần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản vị thành niên trong năm 2010”. Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai, căn cứ để có cơ sở xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinh của trường Xuân Thọ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộc sống, trong học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Học sinh các khối 10-11-12 của trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai.
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn và phức tạp, làm nhiều vấn đề tâm lý nảy sinh, không phải ai cũng có thể giải quyết được, nhất là học sinh tình trạng rối nhiễu tâm trí đã trở nên phổ biến. Và nhu cầu tư vấn tâm lý trở thành một nhu cầu cần thiết mang tính xã hội rất lớn, nó trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thống kê rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Ở lứa tuổi học đường, rối nhiễu tâm trí là nguyên nhân chính làm giảm sút chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ bỏ lớp và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng tự tử trong học sinh (Hồng Lân, 2008).
Mặt khác, trước những kết quả học tập không được như mong đợi ở các học sinh, các bậc cha mẹ và thầy cô chỉ quan tâm đến việc cố gắng làm sao để con em mình dành nhiều thời gian hơn cho học tập, buộc các em lên lớp phải tập trung nghe giảng, tìm gia sư kèm tại nhà…Bằng mọi cách mà không biết rằng những cố gắng đó có khi lại phản tác dụng tạo áp lực học tập quá lớn, đẩy các em vào trạng thái lo âu, căng thẳng.
Theo Phạm Mạnh Hà: “Đáng lo ngại nhất là số học sinh mắc các triệu chứng trầm cảm nặng ở tại một số trường chiếm tới 3%, trong khi trên thế giới tỉ lệ 0,3-0,5% đã là quá nhiều. Những năm gần đây tình trạng này càng ngày càng tăng. Đã đến lúc chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tư vấn học đường, nếu không hậu quả sẽ khó lường”. (Trích dẫn bởi Đoan Trúc, 2007).
Đứng trước những lý do khách quan đó, cũng như những thắc mắc, khó khăn tâm lý của tôi đã trải qua trong thời học sinh. Bên cạnh đó, bản thân là một cán bộ Đoàn luôn gần gũi với học sinh và đã được tập huấn về công tác tuyên truyền về “Sức khỏe sinh sản vị thành niên trong năm 2010”. Cho nên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu về phòng tư vấn tâm lý học đường của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai, căn cứ để có cơ sở xây dựng phòng tư vấn tâm lý cho học sinh của trường Xuân Thọ, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của trường, đồng thời hỗ trợ về mặt tinh thần cho học sinh, giúp các em giải tỏa các vấn đề tâm lý gặp phải trong cuộc sống, trong học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Học sinh các khối 10-11-12 của trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu về xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trường THPT Xuân Thọ - Xuân Lộc – Đồng Nai.