Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KĨ NĂNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN LỊCH SỬ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 28 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế những năm gần đây việc dạy sử và học sử đang là vấn đề “không bình thường” trong các kỳ thi tốt nghiệp,thi đại học. Số thí sinh đạt điểm trung bình trở lên “rất khiêm tốn” đếm được trên đầu ngón tay.Nhưng làm thế nào để thay đổi kết quả đó lại là một vấn đề nan giải .Dư luận xã hội đang đặt ra nhiều câu hỏi mà ngành giáo dục phải giải quyết. Mặt khác, trong thời hội nhập học sinh được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều luồng tư tưởng nên rất dễ “mất thăng bằng” trong hướng đi. Làm thế nào để các thế hệ trẻ đừng đánh mất mình, đừng làm mất bản sắc dân tộc là trách nhiệm của mỗi người thầy hiện nay. Trong bối cảnh chung đó môn lịch sử có nhiều lợi thế và giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, giáo dục nhân sinh quan cách mạng, lối sống và niềm tin cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
Đứng ở góc độ của người dạy sử chúng tôi mong muốn thông qua bài giảng, học sinh hiểu được lịch sử thế giới và dân tộc một cách sâu sắc và khách quan, để từ đó khơi dậy ở các em lòng tự hào về những gì mà nhân loại và ông cha đã tạo ra và có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó.
Từ những mong muốn và yêu cầu trên tôi chọn đề tài này.
B.THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Cá nhân có nhiều năm dạy lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học khối C khá tâm huyết và yêu nghề.
Được giới lãnh đạo quan tâm, chú trọng đến bộ môn.
Một số ít học sinh có yêu thích với bộ môn
2.Khó khăn
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, một số giáo viên, phụ huynh và học sinh coi lịch sử là môn phụ
Do tác động của cơ chế thị trường hiện nay ngay từ khi bước vào trường Trung học phổ thông học sinh đã xác định khối thi vào đại học. Đa số các em lao vào khối A, D, còn rất ít hướng vào khối C ( Văn- Sử- Địa). Bởi vì vào khối A&D sau này sẽ dễ tìm được công việc có thu nhập cao. Còn khối C không chỉ số lượng trường đại học ít mà sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được công việc phù hợp. Chính vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: học sử để làm gì?
Do yếu tố chủ quan, khách quan nên một số giáo viên trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá chỉ chú ý đến kiến thức.Và trong kiến thức người dạy chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử, mà coi nhẹ việc “ hiểu” lịch sử. Phương pháp dạy còn ôm đồm, nhồi nhét kiến thức, ít phát huy tư duy độc lập của các em và khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập thì nặng về sự kiện, không chú ý đến khả năng lập luận, kĩ năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang nặng tính hình thức dẫn đến học sinh học đối phó và coi thường bộ môn.
C. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Dưới thời trung đại, sự hiểu biết lịch sử và khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm quá khứ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân tài qua các kì thi chọn người ra làm quan.
Ngày nay, môn lịch sử trong trường phổ thông phải thực hiện nhiệm giáo dục tư tưởng đạo đức và phát triển tư duy năng lực hành động của môn học. Trên cơ sở những “ kiến thức cơ bản” về quá khứ, học sinh phải được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, tìm ra những chuẩn mực đạo đức, hành vi đúng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Muốn làm được điều này, người dạy sử phải là người làm cho học sinh hiểu rằng: Lịch sử vốn không khô khan, cứng nhắc, nó luôn luôn vận động và phát triển trong dòng văn hóa của nhân loại và dân tộc. Hiện tại hôm nay được kế thừa và phát huy của quá khứ hôm qua một cách sinh động, nó đang hiện hữu sống và len lách trong tâm tư tình cảm của mỗi con người, vì thế học sử là điều cần thiết.
Từ thực tiễn và yêu cầu trên, đòi hỏi người dạy sử phải biết tổng hợp, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử quá khứ một cách khoa học, hấp dẫn theo những chủ đề lịch sử . Cùng với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đưa người học sống lại quá khứ như nó đã diễn ra. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu và ghi nhớ. Thông qua đó họ rút ra bài học cho bản thân mình trong nhận thức và đánh giá vấn đề lịch sử và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn, đã viết sử với những nội dung riêng biệt theo từng thời gian cụ thể, ví dụ:
Khi trình bày về sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1930, Sách giáo khoa lớp 12( KHCB)được trình bày ở bài 12: phong trào dân tộc,dân chủ( 1919-1925; bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930) điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho học sinh khi học. Nếu người dạy không biết xâu chuỗi, chọn lọc kiến thức thành chủ đề thì rất khó khăn cho học sinh khi làm bài thi.
Những năm gần đây, trong các kì thi việc kiểm tra đánh giá thường ra theo những vấn đề xuyên suốt cả giai đoạn lịch sử hoặc cả một quá trình lịch sử và đòi hỏi học sinh phải hiểu và biết vận dụng lịch sử.
Thực tế qua làm bài thi học kì I- trường THPT Long Thành 86%, Học sinh 12 đạt điểm 5 và thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011, do SGDĐT tổ chức có 46/146 thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân học sinh có thuộc bài, nhưng không có khả năng tổng hợp, nhận định. Không biết phân tích, xâu chuỗi kiến thức cơ bản của một bài, một chương, một vấn đề cho khoa học đề để tìm ra nội dung trả lời cho phù hợp.
Từ những thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến thức cơ bản theo chủ đề, mang tính xuyên suốt ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể để học sinh dễ theo dõi và một số câu hỏi để giải quyết những vấn đề đã nêu trong đề tài.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế những năm gần đây việc dạy sử và học sử đang là vấn đề “không bình thường” trong các kỳ thi tốt nghiệp,thi đại học. Số thí sinh đạt điểm trung bình trở lên “rất khiêm tốn” đếm được trên đầu ngón tay.Nhưng làm thế nào để thay đổi kết quả đó lại là một vấn đề nan giải .Dư luận xã hội đang đặt ra nhiều câu hỏi mà ngành giáo dục phải giải quyết. Mặt khác, trong thời hội nhập học sinh được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, nhiều luồng tư tưởng nên rất dễ “mất thăng bằng” trong hướng đi. Làm thế nào để các thế hệ trẻ đừng đánh mất mình, đừng làm mất bản sắc dân tộc là trách nhiệm của mỗi người thầy hiện nay. Trong bối cảnh chung đó môn lịch sử có nhiều lợi thế và giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, giáo dục nhân sinh quan cách mạng, lối sống và niềm tin cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
Đứng ở góc độ của người dạy sử chúng tôi mong muốn thông qua bài giảng, học sinh hiểu được lịch sử thế giới và dân tộc một cách sâu sắc và khách quan, để từ đó khơi dậy ở các em lòng tự hào về những gì mà nhân loại và ông cha đã tạo ra và có trách nhiệm bảo vệ và phát triển nó.
Từ những mong muốn và yêu cầu trên tôi chọn đề tài này.
B.THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Cá nhân có nhiều năm dạy lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học khối C khá tâm huyết và yêu nghề.
Được giới lãnh đạo quan tâm, chú trọng đến bộ môn.
Một số ít học sinh có yêu thích với bộ môn
2.Khó khăn
Do quan niệm chưa đúng về bộ môn, một số giáo viên, phụ huynh và học sinh coi lịch sử là môn phụ
Do tác động của cơ chế thị trường hiện nay ngay từ khi bước vào trường Trung học phổ thông học sinh đã xác định khối thi vào đại học. Đa số các em lao vào khối A, D, còn rất ít hướng vào khối C ( Văn- Sử- Địa). Bởi vì vào khối A&D sau này sẽ dễ tìm được công việc có thu nhập cao. Còn khối C không chỉ số lượng trường đại học ít mà sau khi tốt nghiệp rất khó tìm được công việc phù hợp. Chính vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: học sử để làm gì?
Do yếu tố chủ quan, khách quan nên một số giáo viên trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá chỉ chú ý đến kiến thức.Và trong kiến thức người dạy chỉ xem xét vấn đề “biết” lịch sử, mà coi nhẹ việc “ hiểu” lịch sử. Phương pháp dạy còn ôm đồm, nhồi nhét kiến thức, ít phát huy tư duy độc lập của các em và khi kiểm tra đánh giá kết quả học tập thì nặng về sự kiện, không chú ý đến khả năng lập luận, kĩ năng thực hành, thậm chí đôi khi còn mang nặng tính hình thức dẫn đến học sinh học đối phó và coi thường bộ môn.
C. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Dưới thời trung đại, sự hiểu biết lịch sử và khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm quá khứ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân tài qua các kì thi chọn người ra làm quan.
Ngày nay, môn lịch sử trong trường phổ thông phải thực hiện nhiệm giáo dục tư tưởng đạo đức và phát triển tư duy năng lực hành động của môn học. Trên cơ sở những “ kiến thức cơ bản” về quá khứ, học sinh phải được khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, tìm ra những chuẩn mực đạo đức, hành vi đúng cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Muốn làm được điều này, người dạy sử phải là người làm cho học sinh hiểu rằng: Lịch sử vốn không khô khan, cứng nhắc, nó luôn luôn vận động và phát triển trong dòng văn hóa của nhân loại và dân tộc. Hiện tại hôm nay được kế thừa và phát huy của quá khứ hôm qua một cách sinh động, nó đang hiện hữu sống và len lách trong tâm tư tình cảm của mỗi con người, vì thế học sử là điều cần thiết.
Từ thực tiễn và yêu cầu trên, đòi hỏi người dạy sử phải biết tổng hợp, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử quá khứ một cách khoa học, hấp dẫn theo những chủ đề lịch sử . Cùng với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đưa người học sống lại quá khứ như nó đã diễn ra. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu và ghi nhớ. Thông qua đó họ rút ra bài học cho bản thân mình trong nhận thức và đánh giá vấn đề lịch sử và xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Sách giáo khoa lớp 12, theo chương trình chuẩn, đã viết sử với những nội dung riêng biệt theo từng thời gian cụ thể, ví dụ:
Khi trình bày về sự ra đời và phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919 đến 1930, Sách giáo khoa lớp 12( KHCB)được trình bày ở bài 12: phong trào dân tộc,dân chủ( 1919-1925; bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930) điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho học sinh khi học. Nếu người dạy không biết xâu chuỗi, chọn lọc kiến thức thành chủ đề thì rất khó khăn cho học sinh khi làm bài thi.
Những năm gần đây, trong các kì thi việc kiểm tra đánh giá thường ra theo những vấn đề xuyên suốt cả giai đoạn lịch sử hoặc cả một quá trình lịch sử và đòi hỏi học sinh phải hiểu và biết vận dụng lịch sử.
Thực tế qua làm bài thi học kì I- trường THPT Long Thành 86%, Học sinh 12 đạt điểm 5 và thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011, do SGDĐT tổ chức có 46/146 thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân học sinh có thuộc bài, nhưng không có khả năng tổng hợp, nhận định. Không biết phân tích, xâu chuỗi kiến thức cơ bản của một bài, một chương, một vấn đề cho khoa học đề để tìm ra nội dung trả lời cho phù hợp.
Từ những thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến thức cơ bản theo chủ đề, mang tính xuyên suốt ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể để học sinh dễ theo dõi và một số câu hỏi để giải quyết những vấn đề đã nêu trong đề tài.