Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VÀ RÈN ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Ở bậc tiểu học, công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, rèn đạo đức cho học sinh tiểu học”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện lời dạy của Bác: “ Vì lợi ích muời năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn tìm ra những cách làm mới, luôn tìm hiểu thực trạng học sinh, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, đào tạo các em trở thành những nguời hữu ích cho xã hội, nâng cao chất lượng dạy học, mang lại hiệu quả có thể áp dụng trong trường học, trong ngành ở bậc tiểu học.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Học sinh trường tiểu học An Hảo. Cụ thể là học sinh lớp 5 đuợc chọn nghiên cứu trong 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012.
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 5 nhiều năm liền, là giáo viên giỏi cấp Tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
IV. Kế hoạch nghiên cứu:
Khảo sát học sinh thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh lớp và qua phụ huynh.
Tiến hành phân loại học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
+ Học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+ Học sinh khuyết tật.
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh yếu.
+ Học sinh có năng lực đặc biệt.
V. Phương pháp nghiên cứu:
a) Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Luôn giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với Chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục khó khăn lại vừa giáo dục lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường và của hội phụ huynh học sinh.
b) Đối với những học sinh khuyết tật:
Giáo viên chủ nhiệm luôn dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học khác hơn so với những học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khỏe và học tập của các em.
c) Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa ba và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo. Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được.
Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, luôn gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở, động viên, khen ngợi, kịp thời. Giao cho các em một chức vụ, nhiệm vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
d) Đối với học sinh yếu:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào? Có phải ở nhà không có thời gian để các em học hay không, hay em đó mất căn bản ở các lớp dưới nên cảm thấy chán nản không muốn học, nghiện game online.
Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ các em bằng những việc làm cụ thể như:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu lơ mơ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.
A. MỞ ĐẦU:
I. Lí do chọn đề tài:
Ở bậc tiểu học, công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp, trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, rèn đạo đức cho học sinh tiểu học”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm thực hiện lời dạy của Bác: “ Vì lợi ích muời năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi luôn tìm ra những cách làm mới, luôn tìm hiểu thực trạng học sinh, tìm các biện pháp tác động nhằm thay đổi hiện trạng, đào tạo các em trở thành những nguời hữu ích cho xã hội, nâng cao chất lượng dạy học, mang lại hiệu quả có thể áp dụng trong trường học, trong ngành ở bậc tiểu học.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Học sinh trường tiểu học An Hảo. Cụ thể là học sinh lớp 5 đuợc chọn nghiên cứu trong 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012.
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 5 nhiều năm liền, là giáo viên giỏi cấp Tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
IV. Kế hoạch nghiên cứu:
Khảo sát học sinh thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh lớp và qua phụ huynh.
Tiến hành phân loại học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
+ Học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
+ Học sinh khuyết tật.
+ Học sinh cá biệt về đạo đức.
+ Học sinh yếu.
+ Học sinh có năng lực đặc biệt.
V. Phương pháp nghiên cứu:
a) Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Luôn giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với Chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục khó khăn lại vừa giáo dục lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường và của hội phụ huynh học sinh.
b) Đối với những học sinh khuyết tật:
Giáo viên chủ nhiệm luôn dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học khác hơn so với những học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khỏe và học tập của các em.
c) Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa ba và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo. Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được.
Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, luôn gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở, động viên, khen ngợi, kịp thời. Giao cho các em một chức vụ, nhiệm vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
d) Đối với học sinh yếu:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào? Có phải ở nhà không có thời gian để các em học hay không, hay em đó mất căn bản ở các lớp dưới nên cảm thấy chán nản không muốn học, nghiện game online.
Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ các em bằng những việc làm cụ thể như:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu lơ mơ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp.