Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 82

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
LIST 3 Sáng kiến kinh nghiệm về văn miêu tả LỚP 4,5 được soạn dưới dạng file word gồm 3 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm dạy văn miêu tả lớp 4, sáng kiến kinh nghiệm dạy văn miêu tả lớp 5... về ở dưới.
Mục lục

Danh mục

Nội dung
Trang
1.​
Lời giới thiệu
2​
2.​
Tên sáng kiến
2​
3​
Tác giả sáng kiến
2​
4​
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
3​
5.​
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
3​
6.​
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
3​
7.​
Mô tả bản chất của sáng kiến
3​
7.1​
Cơ sở lý luận
3​
7.2​
Thực trạng của việc dạy và học phân môn Tập làm văn – mảng văn miêu tả của học sinh tiểu học.
4​
7.3​
Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học:
4​
7.4​
Khả năng áp dụng của sáng kiến.
14​
8.​
Những thông tin cần được bảo mật
14​
9.​
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
14​
10.​
Đánh giá lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến
15​
11.​
Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
17​
















BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN



Lời giới thiệu:

Trong chương trình của môn tiếng việt bậc Tiểu học, phân môn tập làm văn là phân môn giữ vị trí rất quan trọng, nó xuyên suốt quá trình học tập của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5; không chỉ rèn luyện cho học sinh tất cả các kỹ năng như quan sát, nghe, nói, đọc, viết… mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.

Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Ba, Bốn, Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học.

2.Tên sáng kiến: “Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học.”

3.Tác giả sáng kiến:


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Nguyễn Thị Tám

Giáo viên Trường tiểu học Ngọc Mỹ - Lập Thạch – Vĩnh Phúc

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Bước đầu là HS của trường tiểu học Ngọc Mỹ - Lập Thạch – Vĩnh Phúc, nếu được có thể áp dụng rộng ra các trường khác, là tài liệu giúp GV dạy tốt phân môn Tập làm văn – mảng văn miêu tả ở tiểu học.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu :

Tháng 10 năm học 20121 - 2022

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Cơ sở lí luận :

Trong môn Tiếng Việt thì Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp và tư duy sáng tạo rất cao. Các em học sinh cần tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu... để viết một bài Tập làm văn hoàn chỉnh.

Các phân môn trong môn Tiếng Việt được tập hợp lại xung quanh trục

của chủ điểm và các bài tập đọc. Việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy, để có thể dạy - học một cách hiệu quả phân môn Tập làm văn - mảng miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật….) đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu bởi vì trong các bài tập đọc, trong các câu chuyện, hay trong các bài tập luyện từ và câu thường có các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả về cảnh vật, thiên nhiên, đồ vật hay con người,...Mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi học sinh có sự sáng tạo riêng nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không mang nét hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn cuả các em.

Dạy văn miêu tả là dạy cho các em khả năng dùng từ ngữ để cảm thụ cái đẹp riêng của đối tượng miêu tả. Vì vậy người giáo viên cần có phương pháp dạy học linh hoạt, phát huy được khả năng sáng tạo của các em.



7.2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn Tập làm văn – mảng văn miêu tả của học sinh tiểu học.

Đầu năm học 2021 – 2022 vừa, tôi đã làm trắc nghiệm trên 203 em học sinh các khối lớp 3,4,5 của trường tiểu học Ngọc Mỹ kỹ năng làm văn phù hợp với kiến thức của các em. qua trắc nghiệm, thực tế cho thấy kết quả chưa cao, cụ thể:

Khối
lớp
Sĩ số
Điểm
9- 10​
Điểm
7- 8​
Điểm
5 -6​
Điểm dưới 5​
TB trở lên
TS%TS%TS%TS%TS%
379810,11721,53949,51518,96481,1
467710,41319,43653,81116,45683,6
557610,516282238,71322,84477,2
Từ kết quả cụ thể ở trên và qua thăm nắm kết quả dạy học tập làm văn ở một số trường tiểu học lân cận, tôi nhận thấy việc dạy và học tập làm văn ở tiểu học không quá khó nhưng kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân như học sinh dùng sai lỗi chính tả, không biết sử dụng từ ngữ phù hợp, viết câu sai ngữ pháp, không nắm được bố cục bài văn, không biết quan sát lựa chọn chi tiết hình ảnh tiêu biểu của đối tượng để miêu tả…. nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất vẫn là do học sinh chưa nắm được cách thức và phương pháp làm một bài văn phù hợp với kiểu bài đã học

7.3 Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học:

Trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình đã học, đã đọc, đã nhìn thấy, đã sống... chúng ta phải miêu tả. Trong văn học các câu chuyện, các truyện ngắn… được xây dựng trên nhiều đoạn miêu tả. ngay đến khi viết bài văn nghị luận hay viết thư nhiều lúc ta cũng xen vào những đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói miêu tả có một vị trí rất quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế mà văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt trong chương trình tập làm văn ở bậc tiểu học. Ở lớp 3, 60 % thời gian môn tập làm văn được dành để học văn miêu tả; ở lớp 4 là 56%, ở lớp 5 là 49 %. Vì vậy muốn dạy và học có hiệu quả môn tập làm văn ở bậc tiểu học mỗi giáo viên cần nắm vững về văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả.

Hiện nay, văn miêu tả được đưa vào phổ thông ngay từ các lớp đầu bậc tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát tranh để trả lời câu hỏi, các em đã làm quen với văn miêu tả qua bài viết ngắn. Học sinh tiểu học học văn miêu tả vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét) góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mỹ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với tự nhiên, với xã hội, khơi gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ.

Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên học sinh được học văn miêu tả, các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức lẫn phương pháp, các em lấy đâu ra hiểu biết về các cây đang ra hoa, ra quả về anh công nhân đang xây nhà nếu không được quan sát? Hầu như các em sẽ không có gì để hồi tưởng nếu trước khi làm bài các em không được trực tiếp quan sát. Vì thế cần xem xét các bài miêu tả ở tiểu học là những bài tập ban đầu về luyện những kỹ năng miêu tả. Có như vậy, việc đánh giá mới phản ánh đúng yêu cầu của chương trình và có tác dụng động viên học sinh.

Ở tiểu học gồm có 6 kiểu bài miêu tả:

1) Miêu tả đồ vật.

2) Tả cây cối.

3) Tả con vật.

4) Tả cảnh.

5) Tả người

6) Tả cảnh sinh hoạt.

Để giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt kỹ năng làm các kiểu bài trên thì bản thân mỗi giáo viên cần có kinh nghiệm, nắm vững phương pháp dạy mỗi kiểu bài đó. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm và phương pháp dạy các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học.



Tả đồ vật:

1. Yêu cầu miêu tả:


Tả đồ vật là dùng lời văn có hình ảnh gợi cho người đọc như thấy cụ thể trước mắt đồ vật về hình dạng, kích thước, màu sắc ra sao? Gắn bó với người làm hoặc sử dụng nó như thế nào?

Các đồ vật học sinh tiểu học tả thường là đồ vật quen thuộc với các em như quyển sách, cái thước kẻ, cái bút…

Ở đây chúng ta cần hiểu: việc miêu tả đồ vật không nhằm giới thiệu những tri thức đơn thuần về đồ vật như cấu tạo, công dụng, lợi ích của nó mà miêu tả đồ vật thông qua tả những đặc sắc của đồ vật. Đồ vật được tả phải gắn liền với cảm xúc của người miêu tả. điều này chúng ta có thể thấy rõ qua nhiều bài tập đọc ở tiểu học như: “chiếc xe lu”, bài viết không nhằm giới thiệu tính năng, hoạt động của chiếc xe lu mà chiếc xe lu được miêu tả như một người làm việc chăm chỉ, cần cù và có sức khoẻ đặc biệt. Mỗi chi tiết giới thiệu chiếc xe lu đều gợi lên trong lòng người đọc mỗi tình cảm, sự quý trọng đối với “bác xe lu”. Qua bài miêu tả, chiếc xe lu trở nên thân thiết đối với con người, có hồn và biết hoạt động như con người.

2. Nội dung miêu tả:

Mỗi đồ vật gồm nhiều bộ phận. Đơn giản như cái bút, cái thước cũng không chỉ có một, hai bộ phận. Đến các đồ vật phức tạp có thể chuyển động được như chiếc xe lu, chiếc xe máy, ô tô…thì các bộ phận của nó lại càng phong phú. Khi hướng dẫn học sinh làm bài phải hướng dẫn các em tả có cảm xúc, có hồn, tránh liệt kê.

Khi tả bộ phận cũng như tả bao quát cần chú ý không chỉ tả đến hình dáng, kích thước, màu sắc… mà còn cần chú ý đến các hoạt động hoặc việc sử dụng đồ vật đó của con người.

Khi tả các đồ vật cũng cần xen kẽ các nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ thành thật của người viết, không nên để đến phần kết luận mới nói, để các chi tiết miêu tả bớt đi vẻ lạnh lùng, khô khan.

3. Ngôn ngữ miêu tả:

Đồ vật là những vật vô tri, vô giác. để tả cho sinh động, chúng ta thường sử dụng phép nhân hoá. chúng ta thường sử dụng các đại từ xưng hô như: cô, dì, chú, bác... để tả, và kèm theo các đại từ xưng hô đó là hàng loạt các tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghí của con người được dùng để tả đồ vật. Chúng ta thấy rất rõ điều đó qua đoạn văn tả cái trống trường sau đây: “Anh chàng trống này chúng tôi quen biết từ nhiều năm nay. mình anh là một thứ gỗ tròn trùng trục như một cái chum sơn đỏ choé, ngang lưng quấn hai vòng đai to bằng con rắn cạp nong, trông hùng dũng quá...”

Tuy vậy, nếu sử dụng phép nhân hoá không đúng chỗ thì có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực. Trong những trường hợp này, tốt nhất giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngôn ngữ sát hợp, chính xác để tả đúng đồ vật.

Tả cây cối:

1.Yêu cầu miêu tả:


Đối tượng miêu tả của kiểu bài này là cây cối ở xung quanh ta. Tả cây cối là nêu ra đặc điểm cụ thể, riêng biệt về hình dáng, hoa, quả, hương thơm… của cây ở thời kỳ phát triển nào đó, làm cho người đọc tưởng như mình đang nhìn, đang ngắm cây. Có thể tả cây mới mọc, lúc mới vươn cành, trổ lá, đơm hoa quả, lúc đã già cỗi… có thể tả cây cối qua nhiều chặng biến đổi của thời gian hay sự thay đổi của thời tiết, qua nhiều chặng phát triển.

(Các bạn tham khảo bài: sầu riêng – tiếng việt 4 – tập 2 – trang 34; bài: bãi ngô - tiếng việt 4 – tập 2 – trang 30 – 31)

Lại có khi miêu tả nhiều cây cùng sống trong một vùng, cần miêu tả một rặng cây, một rừng cây. Lúc ấy một vài cây lại được lấy ra để tả bằng một vài chi tiết thật đặc biệt gợi hình, gợi cảm bên cạnh những chi tiết tả chung cả rặng, cả rừng.

(Tham khảo bài: hoa sầu đâu – tiếng việt 4 – tập 2 – trang 50)

Bài tả cây cối không phải là bài học tự nhiên nhằm truyền thụ các kiến thức về các loại cây: cây lá kim, cây thân gỗ, cây thân thảo… bài tả cây cối cần gợi lên trong làng người đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp của riêng nó, với những cảm xúc của người viết.



Nội dung miêu tả:

Miêu tả cây cối trước tiên là miêu tả bản thân cây đó: Tả bao quát toàn cây, tả các bộ phận của cây. Tả bao quát toàn cây là tả cây nhìn từ xa để nhận đặc điểm của tầm cao, dáng đứng, ngọn cây, tán lá... là tả khi đến gần: Những đặc điểm trội nhất chỉ rõ giai đoạn phát triển của cây như cây đang ra hoa, ra lá vươn cành, kết quả.

(Tham khảo bài: Cây chuối mẹ – tiếng việt 5 – tập 2 – trang 96)

Ngôn ngữ miêu tả:

Bài tả cây cối thường dùng ngôn ngữ xác thực nhưng lại giàu hình ảnh và cảm xúc. Chính các danh từ cụ thể và các tính từ chỉ màu sắc, phẩm chất, khối lượng… được lựa chọn phù hợp với đặc điểm cần tả, tạo nên chất lượng tốt cho bài văn. Miêu tả cây cối người ta hay sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.

(Tham khảo bài: cây sồi già - tiếng việt 4 – tập 2 – trang 42)



Tả loài vật:

1.Yêu cầu miêu tả:


Đối tượng miêu tả của thể văn này là những con vật. Ở lớp 4 các em học tả những con vật mà các em đã có dịp tiếp xúc: con lợn, con mèo, con gà…

Bài miêu tả loài vật làm cho người đọc như đang sống cùng với chúng ngắm nhìn hình dáng bên ngoài và chứng kiến các hoạt động của chúng.

(Tham khảo bài: con mèo hung – tiếng việt 4 – tập 2 – trang 113- 114)

Con vật được miêu tả trong bài văn bao giờ cũng gắn liền với tình cảm của người viết. Từng chi tiết đều mang dấu ấn chủ quan và tạo nên sức sống cho hình ảnh con vật.

2.Nội dung miêu tả:

Tả loài vật cần chú ý tả cả hai mặt: hình dáng bên ngoài và tả hoạt động tính nết của con vật, miêu tả ngoại hình hay tính nết đều đòi hỏi những chi tiết độc đáo, tinh tế trong việc phát hiện đặc điểm riêng, mới lạ của con vật so với đồng loại của chúng.

(Tham khảo bài: con chuồn chuồn nước – tiếng việt 4 – tập 2 – trang 126127)

Tả con vật cần chý ý lựa chọn một trình tự hợp lý nhất định, theo cách suy nghĩ của bản thân. Có thể tả ngoại hình rồi đến tả tính nết và hoạt động của con vật. lại cũng có thể tả xen kẽ giữa hình dáng và hoạt động, tính nết của con vật như Võ Quảng đã làm trong bài tả con gà: (Những chú gà xóm tôi). Khi miêu tả hình dáng không nhất thiết phải tả lần lượt mọi bộ phận, bắt đầu từ tả đầu rồi đến mình, chân... cách làm này cốt cho đủ ý nhưng lại khô khan rời rạc. tôi đưa ra một ví dụ sau để các bạn tham khảo:

Bài văn tả một con mèo của học sinh: “con mèo có đầu, mình, chân và đuôi. Đầu nó có hai tai nhỏ, mắt nó màu xanh. mũi nó nhỏ, miệng nó có nhiều răng nhọn, hai bên mép có nhiều ria…”

Bên cạnh hai nội dung trên, một nội dung khác cần chú trọng miêu tả đó là thể hiện tình cảm của người viết đối với con vật.

3. Ngôn ngữ miêu tả:

Bài miêu tả bao giờ cũng phải đảm bảo yêu cầu chung về ngôn ngữ miêu tả: Sinh động, có hình ảnh và giàu cảm súc. Bài văn miêu tả loài vật thường chú ý sử dụng các tính từ chỉ màu sắc, khối lượng, các từ tượng thanh, các động từ chỉ hoạt động, các phép nhân hoá so sánh…

Tả cảnh:

1.Yêu cầu miêu tả:


Con người sống trong thiên nhiên. Đã từ lâu thiên nhiên được con người miêu tả làm nên bức tranh phong cảnh hữu tình bằng ngôn ngữ. Ở lớp 5 các em học sinh thường tả những cảnh nhỏ, gần nơi các em đang sống: Ngôi trường em trước buổi học, con đường quen thuộc từ nhà tới trường…

Cảnh nào cũng gồm nhiều bộ phận. Trong các bộ phận ấy, có khi có những đồ vật như giường tủ ở trong nhà, bàn ghế trong lớp học…có khi có cây cối (như cây bàng, cây phượng trên sân trường, cây gạo trên đường đi...) có các con vật (con bướm bên bờ sông, con bò gặm cỏ trên cánh đồng...) có con người và các hoạt động của họ. Bài tả cảnh cần tả các bộ phận đó nhưng không coi chúng là chủ yếu. Nổi bật trong bài phải là cảnh cần tả: cảnh thiên nhiên hay nhân tạo, cảnh thiên nhiên thường gồm, trời mây, nước, địa hình, cây cối… của một khu vực, một cánh đồng, một bãi biển, một dòng sông.

(Tham khảo bài: dòng sông mặc áo của nguyễn trọng tạo – tiếng việt 4 – tập 2 trang 118 – 119)

2. Nội dung miêu tả:

Cảnh miêu tả rất đa dạng. Mỗi cảnh lại có phần trọng tâm, có miêu tả được phần đó mới làm nổi bật lên cảnh cần tả: Tả một ngọn núi thì phải tả núi kỹ hơn, tả một ngôi nhà thì phải chú ý tả kỹ các chi tiết của ngôi nhà như cửa, mái ngói… không nên xa vào các cảnh phụ thứ yếu.

Khi miêu tả không nên theo lối liệt kê, tả cho đủ các bộ phận, cần chọn những nét đặc sắc nhất, nổi bật nhất về màu sắc âm thanh, hương vị, đường nết cây cối con người... có trong cảnh.

(Tham khảo bài: rừng hồi xứ lạng – tiếng việt 3 – tập 1)

Đối cảnh sinh tình, cảnh vật thường gợi nhiều xúc cảm trong lòng người quan sát. Ngược lại chính tình cảm gửi gắm vào cảnh vật làm cho bài miêu tả trở nên gần gũi, hấp đẫn người đọc. Quy luật trên đòi hỏi khi tả cảnh phải lồng cảm xúc. Cảm xúc ấy có khi man mác trong suốt bài ẩn đằng sau các chi tiết, cách chọn từ ngữ, hình ảnh, có khi được bộc lộ thành những lời bộc bạch trực tiếp. Ai không cảm thấy yêu quê hương, làng xóm đằng sau những hình ảnh chùm khế ngọt, hương cau, con đò, cánh diều biếc…

(Tham khảo bài: quê hương của đỗ trung quân – tiếng việt 3)

Khi tả cảnh có thể đi từ tả bao quát chung toàn cảnh đến tả một số bộ phận của cảnh. Có thể tả cảnh từ trái sang phải, từ giữa ra xung quanh hoặc ngược lại

3.Ngôn ngữ miêu tả:

Ở bài tả cảnh, các tính từ chỉ màu sắc hình khối, tính chất… các từ tượng thanh và tượng hình, các phép so sánh, nhân hoá ẩn dụ… đều được huy động. Chúng phối hợp với nhau, đan cài vào nhau tạo nên bức tranh phong cảnh bằng ngôn ngữ từ nhiều màu sắc, có góc cạnh. Bất kỳ đoạn miêu tả nào cũng có phần lớn các tính từ, có nhiều hình ảnh tạo nên từ phép so sánh, ẩn dụ… chỉ vài dòng tả rừng hồi xứ lạng cũng có thể nhặt ra vô số tính từ

(ngào ngạt, xanh thẳm, xôn xao, thơm, thơm ngát...). Chỉ một đoạn văn ngắn tả con thuyền đè sóng ra khơi, Bùi Hiển đã dùng phép nhân hoá và một loạt động từ (chồm lên, hụp xuống, nô giỡn, đập vào, giơ ức, chịu đấm, lao mình...) làm cho đoạn miêu tả thêm linh hoạt, sinh động.

Tả người:

1. Yêu cầu miêu tả:


Mỗi người sống trong một không gian, thời gian cụ thể có một đặc điểm riêng về hình dáng, tầm vóc, tuổi tác... lại khác nhau về tính tình, hứng thú sở thích… Tả người chính là tả những nét riêng đó. Ở tiểu học các tả những người mà các em thường xuyên có quan hệ gần gũi như: bố, mẹ, ông, bà, thầy cô giáo, bạn thận…. Nếu đó là người ít gặp thì phải để lại ấn tượng mạnh, nhiều tình cảm sâu sắc đối với em. Những mối quan hệ, các dịp tiếp xúc đó tạo cho học sinh điều kiện thu thập các chi tiết cần thiết để làm bài miêu tả. Có khi bài miêu tả phải tả nhiều người. Lúc ấy cần tả bao quát đám đông, rồi tả chấm phá mỗi nhân vật vài nét tiêu biểu nếu số nhân vật không nhiều, hoặc tách riêng từng người để tả (tham khảo bài: Ông bác sỹ già của Lê Vân). Trong bài văn đó có 3 nhân vật, bé Vân và mẹ không được tác giả tả mà chỉ được nhắc đến. Ông bác sỹ được tả kỹ qua cái nhìn của bé Vân, bởi ông là trung tâm của bức tranh.

2. Nội dung miêu tả:

Tả người bao gồm tả ngoại hình và tả nội tâm. Ở tiểu học, hai nội dung trên mới chỉ dừng lại ở mức độ: Tả hình dáng, và tính tình, hoạt động trong đó yêu cầu cao nhất là tính tình.

Tả hình dáng một người là tả những nét riêng biệt về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, làn da, cặp mắt, hàm răng, đôi môi... Là tả cách ăn mặc, dáng đi, giọng nói, cười… Hình dáng con người ít nhiều chịu ảnh hưởng của tuổi tác, của nghề nghiệp, của hoàn cảnh sống.

Tả một thanh niên nông dân miền núi khoẻ mạnh, nhà văn Ma Văn Kháng làm nổi rõ bộ ngực và đôi bắp tay, bắp chân lực lưỡng: ‘A tráng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời chồng...”

(Tham khảo bài: Hạng A Tráng- Tiếng việt 5 – tập 1- trang 119)

Khi miêu tả hình dáng, người viết có thể lướt qua hoặc bỏ qua nhiều chi tiết không có gì đáng chú ý, đồng thời tập trung tả những đặc điểm tiêu biểu nhất. Đó có thể là những nét độc đáo, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, có thể liên quan mật thiết đến hoạt động tính tình của người được tả.

Miêu tả tính tình một người là yêu cầu cao nhất ở tiểu học khi tả người. Tính tình của con người khi miêu tả có thể được gắn liền với những yếu tố ngoại hình ngoại cảnh. Trong cách miêu tả đó, người viết chỉ đưa vào những suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của con người.

Tả người dù là tả ngoại hình hay nội tâm, người viết cần bộc lộ suy nghĩ, đánh giá của mình đối với đối tượng. Có lúc người viết bộc lộ trực tiếp, thông qua cách miêu tả như cách chọn chi tiết, cách sắp xếp ý…

Ở lớp 5, học sinh làm các bài tả người gắn với tuổi tác (Tả một em bé đang tập đi), tả người gắn với nghề nghiệp (tả thầy cô giáo). Để giúp các em làm bài tốt, cần hướng dẫn các em tìm ra đặc điểm riêng về tuổi tác, nghề nghiệp, công việc… gắn với đối tượng miêu tả do đầu bài nêu ra, những đặc điểm khác có thể loại bỏ.

* Tả người gắn với độ tuổi: chú ý tả tầm vóc, đặc điểm bên ngoài (má, mắt, miệng…), dáng đi đứng (khi tả ngoại hình), chú ý tả quan hệ với những người xung quanh (khi tả tính nết)

* Tả người gắn với nghề nghiệp: chú ý tả các đặc điểm bên ngoài gắn với nghề nghiệp (bàn tay, nước da, quần áo…) chú ý tả tính nết gắn với nghề nghiệp (với thầy cô giáo khi giảng dạy học sinh, với bác sỹ khi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân).

* Tả người gắn với hoạt động: chú ý tả các thao tác nghề nghiệp (cách khám bệnh của bác sỹ, cách làm việc của người nông dân gặt lúa...)

3. Ngôn ngữ miêu tả:

Có thể chia ngôn ngữ miêu tả làm hai loại: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người viết. Ngôn ngữ nhân vật gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong. Ngôn ngữ nhân vật đòi hỏi sự cá thể hoá cao. Trong cuộc sống có nhiều hạng người, nhiều loại người, mỗi loại người có cách ăn nói riêng, trong từng hạng người, mỗi cá nhân lại có sắc thái ngôn ngữ riêng: Kẻ từ tốn, người đanh đá, kẻ hiền lành, người chua ngoa... Vì vậy cần tạo ra cho mỗi nhân vật một ngôn ngữ riêng cho phù hợp với thành phần xã hội, hoàn cảnh sống, cá tính, để qua lời nói người đọc có thể nhận ra con người đó.

Ngoài ngôn ngữ nhân vật, phần còn lại trong bài văn miêu tả là ngôn ngữ người viết. Ngôn ngữ người viết thường sử dụng nhiều động từ, tính từ để tả hoạt động, cách nói năng, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật.

Tả cảnh sinh hoạt:

1.Yêu cầu miêu tả:


Đối tượng miêu tả của thể loại này là cảnh sinh hoạt. Các cảnh sinh hoạt thường gồm nhiều người, nhiều hoạt động cùng xảy ra trong một thời điểm: cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi, cảnh chào cờ đầu tuần...

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiểu bài này. Trước tiên phải phân biệt cảnh sinh hoạt với tường thuật. Bài tả cảnh sinh hoạt lấy đối tượng miêu tả là các hoạt động của nhiều người trong một không gian dài. Các hoạt động này tập trung lại trong một trường hợp cụ thể. ngược lại, bài tường thuật lại chú ý đến các hoạt động tường thuật của nhiều người diễn ra trong một thời gian dài, có nhiều diễn biến khác nhau (ví dụ các hoạt động của em trong ngày chủ nhật, hoặc tham quan cắm trại). Tiếp đến, cần giúp học sinh phân biệt tả cảnh sinh hoạt với tả cảnh. Bài tả cảnh sinh hoạt tả hoạt động của người là chính. Bài tả cảnh thiên về tả cảnh vật tự nhiên hoặc nhân tạo, ít chú ý đến hoạt động con người.

Học sinh lớp 5 thường tả các cảnh sinh hoạt có quy mô không lớn, hoạt động của con người không phức tạp. Đó là cảnh gia đình xum họp, cảnh lao động tập thể, những cảnh đó gần gũi với em.

Hoạt động là thành phần chính tạo nên cảnh sinh hoạt, vì vậy, khi miêu tả cảnh sinh hoạt nội dung chính là tả cảnh hoạt động của con người. Trong văn tả người, miêu tả các hoạt động là nổi rõ tính cách, tính nết của con người, còn trong văn tả cảnh sinh hoạt các hoạt động của con người được tả không nhằm mục đích như trên mà nhằm làm nổi rõ cảnh chung một cách sinh động, đa dạng. Tả học sinh vui chơi trong giờ ra chơi không phải nhằm làm nổi lên tính nết của mỗi em mà nhằm làm rõ bức tranh sân trường vào lúc đó với nhiều hoạt động khác nhau: em nhảy dây, em đá cầu, … do vậy các hoạt động được tả phải hướng vào làm nổi bật yêu cầu chung củ

a cảnh. Nếu hoạt động của từng người lại được miêu tả rời rạc, riêng lẻ, bài văn không còn là cảnh sinh hoạt.

Các cảnh sinh hoạt thường diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể. Vì thế khi tả cảnh sinh hoạt, người viết cần nêu rõ ý kiến đánh giá, nhận xét bình phẩm, tình cảm, cảm xúc của mình với cảnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

3.Ngôn ngữ miêu tả:

Bài tả cảnh sinh hoạt tổng hợp các thể văn miêu tả đã học. Trong bài tả cảnh sinh hoạt có tả vật, cây cối con người… Do đó ngôn ngữ của bài văn tả cảnh cũng mang tính đa dạng, nhiều hình nhiều vẻ. Xét chung trong toàn bài, ngôn ngữ bài tả cảnh sinh hoạt có số lượng lớn các động từ, tính từ tả hoạt động được sử dụng. điều đó được phù hợp với nội dung của bài văn.

7.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, chất lượng các bài văn miêu tản của các em học sinh trường Tiểu học Ngọc Mỹ được nâng lên rõ rệt. Vì vậy sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi, giúp các đồng chí giáo viên mới ra trường có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy.

8. Những thông tin cần được bảo mật:

Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Mỗi giáo viên cần nắm vững các thể loại văn miêu tả trong chương trình tiểu học.

- Nắm vững phương pháp dạy phân môn tập làm văn ở tiểu học.

- Khi dạy loại bài miêu tả nào cần dạy chắc phần đó giúp học sinh biết quan sát, lựa chọn chi tiết và ngôn ngữ miêu tả cho phù hợp.

- Cần thường xuyên bồi dưỡng khả năng tưởng tượng, liên tưởng … cho học sinh.

- Tích cực hóa vốn từ miêu tả cho học sinh trong tất cả các giờ học của môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác như Tự nhiên xã hội, khoa học…

- Dạy miêu tả một cách linh hoạt tuyệt đối không khuôn mẫu sẽ làm mất khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.

10. Đánh giá lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến:

10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng có hiệu quả ở trường Tiểu học Ngọc Mỹ. Giúp cho giáo viên có cái nhìn sâu sắc về vấn đề, tạo ra chuyển biến tích cực trong tư duy, nhận thức cho giáo viên. Tập thể giáo viên trường Tiểu học Ngọc Mỹ đã đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp dạy văn miêu tả cho học sinh. Chất lượng các bài văn miêu tả của học sinh trong trường được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, các em học sinh có năng khiếu về văn học được tạo dựng môi trường để phát huy hết khả năng của mình. Các em hào hứng hơn với môn học không còn sợ văn như trước đây.

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Để đo lường được kết quả sáng kiến đã áp dụng, tôi xin minh chứng qua bảng số liệu so sánh kết quả bài kiểm tra tập làm văn của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế:

*Trước khi áp dụng sáng kiến:

Điểm của bài kiểm tra ngẫu nhiên.

Lớp​
Sĩ số​
Điểm
9- 10​
Điểm
7- 8​
Điểm
5 -6​
Điểm dưới 5​
TB trở lên​
TS%TS%TS%TS%TS%
379810,11721,53949,51518,96481,1
467710,41319,43653,81116,45683,6
557610,516282238,71322,84477,2








*Sau khi áp dụng sáng kiến:

Điểm của bài kiểm tra ngẫu nhiên.

Lớp​
Sĩ số​
Điểm
9- 10​
Điểm
7- 8​
Điểm
5 -6​
Điểm dưới 5​
TB trở lên​
TS%TS%TS%TS%TS%
3791518,92734,137470079100
4671826,82841,82131,40067100
5571628,12238,61933,30057100


Tầm quan trọng của tập làm văn được xác lập mối quan hệ dọc, quan hệ ngang của nó trong chương trình tiếng việt của các khối lớp bậc tiểu học. Không nhìn ra rõ chùm quan hệ của tập làm văn thì dù có cố gắng mấy đi nữa thì việc dạy tập làm văn cũng không khỏi thiếu sót. Do vậy, ở trên tôi đã trình bày những tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả nói chung và các kiểu bài văn miêu tả nói riêng. Các tri thức đó bao gồm các hiểu biết về ba mặt: Yêu cầu miêu tả, nội dung miêu tả, ngôn ngữ miêu tả. Ở mỗi kiểu bài, tôi cố gắng nêu ra một số hiểu biết có tính chất đặc thù mong muốn các đồng nghiệp cùng tham khảo và hướng dẫn học sinh có hiểu biết kỹ hơn về phương pháp và nghệ thuật miêu tả, để kết quả dạy tập làm văn ở bậc tiểu học ngày càng đạt kết quả tốt hơn.







11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu :



Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1​
Giáo viên và học sinh khối lớp 3,4,5​
Trường Tiểu học Ngọc Mỹ - Lập Thạch – Vĩnh Phúc.Trường Tiểu học Ngọc Mỹ- Lập Thạch – Vĩnh Phúc.

Ngọc Mỹ, ngày 10 tháng 6 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị.
Ngọc Mỹ, ngày 15 tháng 9 năm 2021
Tác giả sáng kiến




Nguyễn Thị Tám



























DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Sách giáo khoa tiếng việt các lớp 3,4,5 ( chương trình mới)

2. Tạp chí giáo dục tiểu học số 5/ 2003

3. Tạp chí giáo dục tiểu học tập 23/ 2006

4. Một số phương pháp dạy tập làm văn ở tiểu học – NXB Giáo dục- 2005 ( Tác giả: Lê Hữu Thỉnh và Trần Mạnh Hưởng)​

1692459463656.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--- sang kien van mieu ta tieu hoc.zip
    122 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bìa sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bố cục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học các sáng kiến kinh nghiệm tiểu học kế hoạch chấm sáng kiến kinh nghiệm trường tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học kho sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học mẫu sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất mô tả sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet phiếu chấm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm 2021 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm an toàn giao thông tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bậc tiểu học mon the duc sáng kiến kinh nghiệm bật xa tiểu học sáng kiến kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cán bộ quản lý tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm của phó hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm dạy tiếng anh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm giáo viên tiểu học sáng kiến kinh nghiệm gvcn giỏi tiểu học sáng kiến kinh nghiệm hiệu trưởng tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm kế toán trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học cực hay sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn nhảy dây tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phổ cập giáo dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phó hiệu trưởng trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý chuyên môn tiểu học sáng kiến kinh nghiệm quản lý tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm the duc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm the dục tiểu học năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm thiết bị tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thư viện violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học bằng tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học là gì sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn mĩ thuật sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tiếng anh sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn tin học sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn toán lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học quản lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học theo mẫu mới sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm tiểu học về công tác đội sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học 2019 sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học hay nhất sáng kiến kinh nghiệm tin học tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt violet sáng kiến kinh nghiệm tổng phụ trách đội tiểu học sáng kiến kinh nghiệm về tâm lý học sinh tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế học đường trường tiểu học sáng kiến kinh nghiệm y tế trường tiểu học skkn tiểu học violet tài liệu tham khảo sáng kiến kinh nghiệm tiểu học đề cương sáng kiến kinh nghiệm tiểu học violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,486
    Thành viên mới nhất
    huỳnh thi

    Thành viên Online

    Top