Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
LỒNG GHÉP KĨ NĂNG SỐNG TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế , xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
Đặc biệt là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh đang bị xuống cấp, các vụ bạo hành xảy ra đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THPT Long Phước. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh có nhân cách ...; Đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Lồng ghép kĩ năng sống trong giảng dạy ngữ văn”
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
THUẬN LỢI
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.
Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn văn.
Mác – xim Gor- ki nói “ Văn học là nhân học”. Dạy văn cũng là dạy các em HS làm người, con người có khả năng thích ứng , hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Đây là những điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đề tài.
KHÓ KHĂN
Thời gian dạy 1 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy GV khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo.
Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào môn văn.
Đa số HS yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy GV phải dẫn dắt để các em hiểu.
Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Tôi đã cho HS một số câu hỏi điều tra sơ bộ kĩ năng sống của ba lớp dạy (127 HS) và đã thu nhận được kết quả như sau:
Câu 1:Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua một số giờ dạy hướng nghiệp của thầy cô, em hiểu thế nào là kĩ năng sống?
Không hiểu gì : 40 em
Hiểu sơ sài : 60 em
Hiểu gần đúng : 11 em
Hiểu đúng : 6 em
Câu 2 : Trong xã hội hiện nay,việc lồng ghép dạy kĩ năng sống cho HS qua các môn học trong đó có môn văn là cần thiết, em đồng ý với ý kiến nào ?
A Đồng ý hoàn toàn :55 em C Đồng ý một nửa : 47 em
B Không đồng ý : 10 em D Không có ý kiến gì 15 em
Dựa trên số liệu thống kê, tôi nhận thấy các em HS có nhu cầu mong muốn thầy cô giáo dục, dạy các em kĩ năng sống, song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan các em còn hiểu không đầy đủ về khái niệm này.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện nay với sự phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực kinh tế , xã hội, sự hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
Đặc biệt là thời gian qua tình trạng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả học sinh đang bị xuống cấp, các vụ bạo hành xảy ra đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Thực trạng trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh của trường THPT Long Phước. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh bị lôi kéo vào vấn đề này chính là do các em còn yếu về kĩ năng sống.
Trước thực trạng trên, trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng không ngoài mục tiêu đổi mới trên.
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh có nhân cách ...; Đây là lí do tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Lồng ghép kĩ năng sống trong giảng dạy ngữ văn”
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
THUẬN LỢI
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.
Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn văn.
Mác – xim Gor- ki nói “ Văn học là nhân học”. Dạy văn cũng là dạy các em HS làm người, con người có khả năng thích ứng , hội nhập tốt với xã hội hiện đại. Đây là những điều kiện thuận lợi để GV thực hiện đề tài.
KHÓ KHĂN
Thời gian dạy 1 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, vậy GV khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo.
Học sinh có tình trạng học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào môn văn.
Đa số HS yếu về cảm thụ văn học nên khó có khả năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy GV phải dẫn dắt để các em hiểu.
Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hện đại của các em còn yếu.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Tôi đã cho HS một số câu hỏi điều tra sơ bộ kĩ năng sống của ba lớp dạy (127 HS) và đã thu nhận được kết quả như sau:
Câu 1:Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua một số giờ dạy hướng nghiệp của thầy cô, em hiểu thế nào là kĩ năng sống?
Không hiểu gì : 40 em
Hiểu sơ sài : 60 em
Hiểu gần đúng : 11 em
Hiểu đúng : 6 em
Câu 2 : Trong xã hội hiện nay,việc lồng ghép dạy kĩ năng sống cho HS qua các môn học trong đó có môn văn là cần thiết, em đồng ý với ý kiến nào ?
A Đồng ý hoàn toàn :55 em C Đồng ý một nửa : 47 em
B Không đồng ý : 10 em D Không có ý kiến gì 15 em
Dựa trên số liệu thống kê, tôi nhận thấy các em HS có nhu cầu mong muốn thầy cô giáo dục, dạy các em kĩ năng sống, song do nhiều điều kiện chủ quan và khách quan các em còn hiểu không đầy đủ về khái niệm này.