Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MẤY VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM VŨ NHƯ TÔ VÀ TRÍCH ĐOẠN VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Khi dàn dựng vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê cho rằng, kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng.
Qua những lời nhận xét trên hẳn chúng ta đã nhận thấy tầm vóc vĩ đại của vở kịch Vũ Như Tô và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng trong nền kịch Việt Nam.
2. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kịch Vũ Như Tô được tác giả hoàn thành năm 1941, đến năm 1943 mới xuất hiện lần đầu trên tạp chí Tri Tân. Nửa thế kỉ sau, năm 1995, vở kịch mới ra mắt công chúng lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Thời gian càng lùi xa, giới nghiên cứu văn học cũng như đông đảo công chúng mới phát hiện chiều sâu ý nghĩa và những phẩm chất nghệ thuật ưu tú của vở kịch.
3. Năm 2005, Vũ Như Tô được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, với trích đoạn mang tên Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Với một vở kịch hàm súc, nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm thụ được giá trị tác phẩm, quả thật, không đơn giản.
Vì vậy, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này, với mong muốn lí giải rõ hơn MẤY VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM VŨ NHƯ TÔ VÀ TRÍCH ĐOẠN VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
4. Năm 2012, kỉ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Huy Tưởng, bài viết này xin như một nén nhang dâng lên hương hồn nhà văn lớn của dân tộc.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Khi dàn dựng vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam. Nhà nghiên cứu văn học Phong Lê cho rằng, kịch Vũ Như Tô có vóc dáng vạm vỡ của một tượng đài. Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng.
Qua những lời nhận xét trên hẳn chúng ta đã nhận thấy tầm vóc vĩ đại của vở kịch Vũ Như Tô và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng trong nền kịch Việt Nam.
2. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kịch Vũ Như Tô được tác giả hoàn thành năm 1941, đến năm 1943 mới xuất hiện lần đầu trên tạp chí Tri Tân. Nửa thế kỉ sau, năm 1995, vở kịch mới ra mắt công chúng lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Thời gian càng lùi xa, giới nghiên cứu văn học cũng như đông đảo công chúng mới phát hiện chiều sâu ý nghĩa và những phẩm chất nghệ thuật ưu tú của vở kịch.
3. Năm 2005, Vũ Như Tô được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, với trích đoạn mang tên Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Với một vở kịch hàm súc, nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm thụ được giá trị tác phẩm, quả thật, không đơn giản.
Vì vậy, chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này, với mong muốn lí giải rõ hơn MẤY VẤN ĐỀ VỀ VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM VŨ NHƯ TÔ VÀ TRÍCH ĐOẠN VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG
4. Năm 2012, kỉ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Huy Tưởng, bài viết này xin như một nén nhang dâng lên hương hồn nhà văn lớn của dân tộc.