- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Việc chỉ đạo bồi dưỡng các câu lạc bộ nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Ban giám hiệu trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng các câu lạc bộ. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc này, ban giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng các câu lạc bộ như: giáo viên, học sinh có năng khiếu, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu
…sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng câu lạc bộ của trường đạt kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng các câu lạc bộ đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học.
Với đề tài này, tôi đã trải nghiệm trong 3 năm học: 2018 - 2019; 2019-2020; 2020-2021và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân Phú huyện Thọ Xuân. Mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, giảng dạy,…
Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Phân tích, thống kê,…
Cho đến nay, các CLB trong trường học đã không còn là điều mới mẻ với nhiều người. CLB học tập, CLB thể thao, CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã là nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai.
Tổ chức CLB trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, CLB sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội - cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện.
CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho HS. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành. Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, HS có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tích cực xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, CLB có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.
View attachment 293552
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em tham gia vào việc học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ có các nội dung giáo dục toàn diện mà các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năng. Nếu cha mẹ, bạn bè và đặc biệt là thầy, cô giáo cảm nhận, phát hiện, nâng đỡ, bồi dưỡng năng khiếu, kích thích niềm say mê học tập thì biểu hiện của năng khiếu ngày càng rõ hơn. Năng khiếu được bồi dưỡng sẽ phát triển và ngược lại năng khiếu không được phát hiện, bồi dưỡng thì sẽ mất dần. Tổ chức bồi dưỡng các Câu lạc bộ ở trường tiểu học là để phát huy hết “Khả năng phát triển tiềm tàng” ở trẻ, là tạo nguồn học sinh giỏi cho các cấp học tiếp theo, thực hiện chiến lược “ Bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mặt khác, kết quả học sinh tham gia giao lưu các cấp là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường Tiểu học. Thành tích của học sinh khẳng định uy tín của nhà trường. Mỗi học sinh là niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và của cả cộng đồng.Việc chỉ đạo bồi dưỡng các câu lạc bộ nhằm phát hiện ra học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng. Động viên khích lệ học sinh học tập, khích lệ giáo viên dạy giỏi góp phần nâng cao chất lượng của quá trình dạy – học. Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước.
Ban giám hiệu trường Tiểu học là người chịu trách nhiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng các câu lạc bộ. Vì vậy, cả nhận thức đầy đủ cơ sở khoa học của việc này, ban giám hiệu phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng các câu lạc bộ như: giáo viên, học sinh có năng khiếu, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu
…sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng câu lạc bộ của trường đạt kết quả cao nhất.
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy để công tác bồi dưỡng các câu lạc bộ đạt kết quả cao cần có sự phối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí chuyên môn với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi xin được nêu ra: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học.
Với đề tài này, tôi đã trải nghiệm trong 3 năm học: 2018 - 2019; 2019-2020; 2020-2021và chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân Phú huyện Thọ Xuân. Mong nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp.
Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng bồi dưỡng các câu lạc bộ cũng như nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.Đối tượng nghiên cứu:
- Các câu lạc bộ trường Tiểu học.Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyếtNhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, giảng dạy,…
Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Phân tích, thống kê,…
NỘI DUNG
Cở sở lý luận:
Khái niệm: Câu lạc bộ (CLB) trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cũng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân.Cho đến nay, các CLB trong trường học đã không còn là điều mới mẻ với nhiều người. CLB học tập, CLB thể thao, CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã là nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai.
Tổ chức CLB trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, CLB sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội - cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện.
CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho HS. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành. Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, HS có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tích cực xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, CLB có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động và vui chơi cho học sinh. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.
Thực trạng tổ chức các câu lạc bộ ở trường Tiểu học Xuân Phú.
Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tổ chức các CLB. Kế hoạch, nội dung tổ chức các CLB được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách tổ chức các CLB ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho tổ chức các CLB. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu, lập tủ sách dùng cho các CLB học tập của nhà trường.View attachment 293552
THẦY CÔ TẢI NHÉ!