Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề được được tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt vấn đề này càng được ngành giáo dục Việt Nam hết sức chú trọng trong các năm học gần đây và đã đưa vào nội dung của cuộc vận động “Hai không” để triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn ngành. Thật xót xa làm sao khi mà hằng ngày, hàng giờ, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về không ít học sinh đang “ngồi nhầm lớp”, thậm chí có em đã lên học cấp THCS mà vẫn chưa đọc thông, viết thạo, … Để học sinh yếu kém, “ngồi nhầm lớp” thực sự là một cái “Tội” – Tội của thầy và tội cho cả học sinh.
Thực tế cho thấy, bên cạnh số học sinh khá - giỏi, trong một lớp học bao giờ cũng có vài em học sinh yếu kém. Điều đó đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của các em và nhất là đối với học sinh yếu kém thì học tập quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó, khiến các em khó vượt qua để theo kịp với các bạn trong lớp.
Qua 15 trực tiếp giảng dạy, tôi đã gặp không ít học sinh yếu kém, các em yếu kém ở nhiều dạng khác nhau, điều đó đã gây không ít khó khăn cho công tác chủ nhiệm của tôi. Vậy làm cách nào để tạo động cơ học tập cho học sinh yếu kém ? Đó chính là vấn đề mà tôi và tất cả các đồng nghiệp luôn trăn trở và cần có hướng giải quyết ngay từ khi vừa nhận lớp.
Từ các lí do trên, sau nhiều năm vận dụng và chọn lọc, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Bác Hồ đã từng căn dặn học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em….”
Muốn thực hiện tốt lời căn dặn đó của Người, đòi hỏi mỗi học sinh Tiểu học phải đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp mình đang học. Thế nhưng, trong một lớp học, bao giờ cũng có vài em chưa thực sự đạt đến chuẩn đó, khiến cho giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức để kèm cặp mà hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Vì vậy, không giáo viên nào muốn lớp mình phụ trách có học sinh yếu kém. Nhưng, sự xuất hiện của những học sinh này lại là điều khó tránh khỏi. Năm học này có vài em, năm học sau lại xuất hiện vài em. Và cũng không ít giáo viên đã xếp các em học sinh yếu kém vào diện học sinh cá biệt. Đây quả là một sai lầm đáng tiếc, bởi lẽ, một học sinh yếu kém vẫn có thể là một học sinh ngoan, chuyên cần, lễ phép, … Còn một học sinh được xem là cá biệt chỉ khi học sinh đó có vấn đề gì đó chưa ổn về đạo đức, lối sống,…
Thực tế cho thấy, không có học sinh dốt mà chỉ có học sinh không biết cách học hoặc không được giáo dục đúng cách. Nhìn chung, học sinh yếu kém có một số đặc điểm chung là:
- Tâm lí không được ổn định, thiếu sự tự tin trong học tập.
- Một số em ngôn ngữ tiếng Việt còn bị hạn chế (nhất là những học sinh dân tộc Tày ở khu vực ấp 6, ấp 7 của xã Tà Lài).
- Khả năng tư duy, ghi nhớ, năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa cũng hạn chế dẫn tâm lý ngại đến lớp, ngại học bài và làm bài.
- Khả năng tập trung chú ý không bền.
- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Do bị mất căn bản mà không được phụ đạo kịp thời, dễ chán nản khi thấy việc học quá sức của mình.
- Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, lơ là, chểnh mảng trong học tập, đến trường cho có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng là học tập sa sút, đi dần đến yếu kém.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề được được tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt vấn đề này càng được ngành giáo dục Việt Nam hết sức chú trọng trong các năm học gần đây và đã đưa vào nội dung của cuộc vận động “Hai không” để triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn ngành. Thật xót xa làm sao khi mà hằng ngày, hàng giờ, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về không ít học sinh đang “ngồi nhầm lớp”, thậm chí có em đã lên học cấp THCS mà vẫn chưa đọc thông, viết thạo, … Để học sinh yếu kém, “ngồi nhầm lớp” thực sự là một cái “Tội” – Tội của thầy và tội cho cả học sinh.
Thực tế cho thấy, bên cạnh số học sinh khá - giỏi, trong một lớp học bao giờ cũng có vài em học sinh yếu kém. Điều đó đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của các em và nhất là đối với học sinh yếu kém thì học tập quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó, khiến các em khó vượt qua để theo kịp với các bạn trong lớp.
Qua 15 trực tiếp giảng dạy, tôi đã gặp không ít học sinh yếu kém, các em yếu kém ở nhiều dạng khác nhau, điều đó đã gây không ít khó khăn cho công tác chủ nhiệm của tôi. Vậy làm cách nào để tạo động cơ học tập cho học sinh yếu kém ? Đó chính là vấn đề mà tôi và tất cả các đồng nghiệp luôn trăn trở và cần có hướng giải quyết ngay từ khi vừa nhận lớp.
Từ các lí do trên, sau nhiều năm vận dụng và chọn lọc, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Bác Hồ đã từng căn dặn học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em….”
Muốn thực hiện tốt lời căn dặn đó của Người, đòi hỏi mỗi học sinh Tiểu học phải đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp mình đang học. Thế nhưng, trong một lớp học, bao giờ cũng có vài em chưa thực sự đạt đến chuẩn đó, khiến cho giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức để kèm cặp mà hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Vì vậy, không giáo viên nào muốn lớp mình phụ trách có học sinh yếu kém. Nhưng, sự xuất hiện của những học sinh này lại là điều khó tránh khỏi. Năm học này có vài em, năm học sau lại xuất hiện vài em. Và cũng không ít giáo viên đã xếp các em học sinh yếu kém vào diện học sinh cá biệt. Đây quả là một sai lầm đáng tiếc, bởi lẽ, một học sinh yếu kém vẫn có thể là một học sinh ngoan, chuyên cần, lễ phép, … Còn một học sinh được xem là cá biệt chỉ khi học sinh đó có vấn đề gì đó chưa ổn về đạo đức, lối sống,…
Thực tế cho thấy, không có học sinh dốt mà chỉ có học sinh không biết cách học hoặc không được giáo dục đúng cách. Nhìn chung, học sinh yếu kém có một số đặc điểm chung là:
- Tâm lí không được ổn định, thiếu sự tự tin trong học tập.
- Một số em ngôn ngữ tiếng Việt còn bị hạn chế (nhất là những học sinh dân tộc Tày ở khu vực ấp 6, ấp 7 của xã Tà Lài).
- Khả năng tư duy, ghi nhớ, năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa cũng hạn chế dẫn tâm lý ngại đến lớp, ngại học bài và làm bài.
- Khả năng tập trung chú ý không bền.
- Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng.
- Do bị mất căn bản mà không được phụ đạo kịp thời, dễ chán nản khi thấy việc học quá sức của mình.
- Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, lơ là, chểnh mảng trong học tập, đến trường cho có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng là học tập sa sút, đi dần đến yếu kém.