Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC Ở TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua gần ba mươi năm công tác trong ngành giáo dục, với vai trò là người lãnh đạo, quản lý nhà trường, tôi luôn trăn trở về tình trạng bỏ học khá phổ biến của học sinh những năm gần đây ở trường THPT Ngô Sĩ Liên. Từ thực tiễn ấy, đòi hỏi người quản lý phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, từng bước tiến tới đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.
Có thể khẳng định rằng, giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ đó mà các quốc gia trên thế giới luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của thời đại và bắt kịp sự tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng đặt ra yêu cầu cao đối với giáo dục, đào tạo, đặt ra trách nhiệm cao đối với các nhà quản lý giáo dục.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của nước ta, Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình cải cách giáo dục sâu rộng ở các cấp học. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những bài học kinh nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tiễn từ các nền giáo dục của các nước khác trên thế giới là điều cần thiết phải làm. Đổi mới phương pháp quản lý là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay bị sa thải của nhà quản lý.
Việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, hình thành, xây dựng và phát triển các năng lực, phẩm chất của người lao động mới, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện chủ yếu trong nhà trường, nhất là các nhà trường phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó việc duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học để thực hiện nhiệm vụ giáo dục là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với từng nhà trường, nhất là đối với trường THPT Ngô Sĩ Liên nhiệm vụ này được đặt ra và là bài toán cần phải giải quyết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng khẳng định: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm ra những giải pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ, niềm tin và quyết tâm cao trong học tập và lao động sáng tạo được đặt lên vai các nhà trường, nhất là các nhà trường phổ thông.
Hiện nay, tuy nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh thiếu niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, không có lý tưởng rõ ràng. Một bộ phận dân cư đã không nhận thức được vai trò của tri thức trong nền kinh tế thị trường, trong nền sản xuất công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từ đó có sự dễ rãi đối với việc bỏ học từ bậc học phổ thông của con em mình.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma túy, bạo lực học đường đã và đang xâm nhập vào các nhà trường và có xu hướng gia tăng. Lối sống hưởng thụ, buông thả, lười lao động lười học tập đang tác động không nhỏ đến học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả.
Trong thực tế, tình hình học sinh bỏ học những năm qua của trường THPT Ngô Sĩ Liên là đáng báo động. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trở nên hết sức cần thiết. Do đó nghiên cứu: “Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên” được thực hiện với mong muốn góp phần quản lý, giáo dục học sinh ở trường THPT Ngô Sĩ Liên những năm tiếp theo đạt hiệu quả.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua gần ba mươi năm công tác trong ngành giáo dục, với vai trò là người lãnh đạo, quản lý nhà trường, tôi luôn trăn trở về tình trạng bỏ học khá phổ biến của học sinh những năm gần đây ở trường THPT Ngô Sĩ Liên. Từ thực tiễn ấy, đòi hỏi người quản lý phải nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, từng bước tiến tới đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015.
Có thể khẳng định rằng, giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ đó mà các quốc gia trên thế giới luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, các chính sách phù hợp và hiệu quả nhằm xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của thời đại và bắt kịp sự tiến bộ của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng đặt ra yêu cầu cao đối với giáo dục, đào tạo, đặt ra trách nhiệm cao đối với các nhà quản lý giáo dục.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của nước ta, Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình cải cách giáo dục sâu rộng ở các cấp học. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi những bài học kinh nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tiễn từ các nền giáo dục của các nước khác trên thế giới là điều cần thiết phải làm. Đổi mới phương pháp quản lý là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay bị sa thải của nhà quản lý.
Việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, hình thành, xây dựng và phát triển các năng lực, phẩm chất của người lao động mới, năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện chủ yếu trong nhà trường, nhất là các nhà trường phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Do đó việc duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học để thực hiện nhiệm vụ giáo dục là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với từng nhà trường, nhất là đối với trường THPT Ngô Sĩ Liên nhiệm vụ này được đặt ra và là bài toán cần phải giải quyết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng khẳng định: “Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”. Vì vậy, nhiệm vụ của nhà trường là phải làm sao tìm ra những giải pháp có hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. Trọng trách giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ, niềm tin và quyết tâm cao trong học tập và lao động sáng tạo được đặt lên vai các nhà trường, nhất là các nhà trường phổ thông.
Hiện nay, tuy nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh thiếu niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, không có lý tưởng rõ ràng. Một bộ phận dân cư đã không nhận thức được vai trò của tri thức trong nền kinh tế thị trường, trong nền sản xuất công nghiệp hóa – hiện đại hóa, từ đó có sự dễ rãi đối với việc bỏ học từ bậc học phổ thông của con em mình.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma túy, bạo lực học đường đã và đang xâm nhập vào các nhà trường và có xu hướng gia tăng. Lối sống hưởng thụ, buông thả, lười lao động lười học tập đang tác động không nhỏ đến học sinh, nhất là những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả.
Trong thực tế, tình hình học sinh bỏ học những năm qua của trường THPT Ngô Sĩ Liên là đáng báo động. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trở nên hết sức cần thiết. Do đó nghiên cứu: “Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học ở trường THPT Ngô Sĩ Liên” được thực hiện với mong muốn góp phần quản lý, giáo dục học sinh ở trường THPT Ngô Sĩ Liên những năm tiếp theo đạt hiệu quả.