Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Khiếm thính học tốt tu từ so sánh được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ Lý do chọn đề tài:
a, Cơ sở lí luận.
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam và cũng là ngôn ngữ chính để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật Thính giác ở Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng, đời sống của mỗi con người và đời sống của người Khiếm thính. Những thay đổi quan trọng trong cuộc sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học và sự hòa nhập của những người Khuyết tật đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt.
b, Cơ sở thực tiễn.
Trong môn Tiếng Việt lớp 3, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về từ, câu và dấu câu. Học sinh được lĩnh hội kiến thức trên thông qua một hệ thống bài tập. Trong đó bài tập về tu từ so sánh chiếm số lượng khá lớn. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động. So sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm:
Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên, tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín.
Như vậy, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm, so sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em học sinh Khiếm thính nắm bắt được kiến thức theo yêu cầu của phân môn, của từng bài học, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Khiếm thính học tốt tu từ so sánh” để nghiên cứu. Đó chính là mục đích của đề tài này.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, học tập trong các lớp tập huấn và tham khảo phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp tôi chắt lọc, chú trọng các phương pháp phù hợp với khả năng, tâm sinh lí của các em. Đặc biệt tôi luôn sử dụng triệt để ngôn ngữ kí hiệu giúp các em nắm bài nhanh và chắc chắn hơn.
I/ Lý do chọn đề tài:
a, Cơ sở lí luận.
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam và cũng là ngôn ngữ chính để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho người khuyết tật Thính giác ở Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng, đời sống của mỗi con người và đời sống của người Khiếm thính. Những thay đổi quan trọng trong cuộc sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học và sự hòa nhập của những người Khuyết tật đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt.
b, Cơ sở thực tiễn.
Trong môn Tiếng Việt lớp 3, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức sơ giản về từ, câu và dấu câu. Học sinh được lĩnh hội kiến thức trên thông qua một hệ thống bài tập. Trong đó bài tập về tu từ so sánh chiếm số lượng khá lớn. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động. So sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên, tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín.
Như vậy, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm, so sánh tu từ giúp các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, giúp các em học sinh Khiếm thính nắm bắt được kiến thức theo yêu cầu của phân môn, của từng bài học, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác. Từ thực tế giảng dạy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Khiếm thính học tốt tu từ so sánh” để nghiên cứu. Đó chính là mục đích của đề tài này.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, học tập trong các lớp tập huấn và tham khảo phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp tôi chắt lọc, chú trọng các phương pháp phù hợp với khả năng, tâm sinh lí của các em. Đặc biệt tôi luôn sử dụng triệt để ngôn ngữ kí hiệu giúp các em nắm bài nhanh và chắc chắn hơn.