Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học nâng cao thành tích bơi ếch trong môn Bơi lội được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế khu vực là một nhu cầu tất yếu. Trong đó, Đảng nhấn mạnh “con người” là mục tiêu, là động lực chính của sự phát triển, chỉ có con người mới làm thay đổi bộ mặt xã hội, chỉ có con người mới đủ sức “chèo lái” đưa Đất nước tiến lên vào kỷ nguyên mới sánh vai với các cường quốc năm châu. “Mỗi một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ... dân cường nước thịnh” (Trích câu nói của Hồ Chủ Tịch tháng 3/1946).
Bơi lội là môn thể thao dưới nước đã và đang phát triển rộng rãi ở nước ta, nó có nhiều tác dụng đối với rèn luyện sức khỏe toàn thân, thể lực, kĩ năng vận động cũng như giáo dục ý chí, đạo đức của con người. Bơi lội là một trong những môn thể thao mà học sinh phổ thông không những để rèn luyện sức khỏe mà còn có thể vươn tới đạt được những thành tích cao trong thi đấu ở các lứa tuổi.
Mục đích của dạy bơi trong trường học nhằm phòng tránh tại nạn đuối nước, tạo sự chuyển biến về công tác giáo dục thể chất trong trường học, thu hút đông đảo học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần giáo dục toàn diện “Đức - Trí - Thể - Mĩ”.
Vì vậy những năm học gần đây Phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy đã triển khai mạnh mẽ kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân dân huyện nhằm cụ thể hóa mục đích nói trên.
Thông qua tập luyện bơi sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bơi lội, bổ sung lực lượng vận động viên tham gia giải Thể dục thể thao - Hội khỏe Phù Đổng hàng năm của ngành giáo dục huyện nhà.
Huyện Lệ Thủy là địa phương vốn được xem là vùng rốn lũ lụt của tỉnh Quảng Bình, có hệ thống sông hồ khá chằng chịt. Thường năm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch đường bộ hay bị ngập nước, phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước. Sống chung với lũ, người dân Lệ Thủy đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm trong phòng tránh đuối nước cũng như tập luyện bơi lội.
Trong những năm qua, việc tập luyện bơi lội trong các nhà trường đã được phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo, tỉ lệ học sinh biết bơi dần dần được nâng lên đáng kể, trong đó có đơn vị của chúng tôi. Việc lựa chọn và giành nhiều thời gian huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi cấp huyện bước đầu được chú ý. Song việc huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi còn nhiều bất cập về kinh nghiệm của đội ngũ huấn luyện viên, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tâm lí thi đấu cũng như kĩ thuật bơi của học sinh chưa tốt dẫn đến thành tích bơi của học sinh còn thấp.
Qua quá trình huấn luyện đội tuyển của trường tôi nhận thấy, để nâng cao hơn nữa kết quả học bơi cần phải có biện pháp cải tiến cụ thể hơn trong việc sử dụng các phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn đặc biệt là phương pháp bài tập trong giảng dạy kỹ thuật các kiểu bơi.
Kỹ thuật bơi ếch là một kỹ thuật khó, đòi hỏi khả năng phối hợp cao. Vì vậy, để thực hiện đúng nguyên lý kỹ thuật bơi ếch nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu đòi hỏi phải có những phương pháp huấn luyện hợp lí.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu thực tế của quá trình huấn luyện, để góp phần nâng cao thành tích bơi ếch cho đội tuyển tham gia thi đấu cấp huyện, với vai trò là một huấn luyện viên đội tuyển bơi lội của trường, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học nâng cao thành tích bơi ếch trong môn Bơi lội”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp, hệ thống bài tập nhằm nâng cao thành tích kiểu bơi ếch trong huấn luyện học sinh của trường tham gia thi đấu cấp huyện. Các biện pháp phù hợp với điều kiện tự nhiện cũng như nền giáo dục huyện nhà.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài:
Áp dụng cho việc huấn luyện đội tuyển bơi lội của trường để tham gia thi cấp huyện.
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế khu vực là một nhu cầu tất yếu. Trong đó, Đảng nhấn mạnh “con người” là mục tiêu, là động lực chính của sự phát triển, chỉ có con người mới làm thay đổi bộ mặt xã hội, chỉ có con người mới đủ sức “chèo lái” đưa Đất nước tiến lên vào kỷ nguyên mới sánh vai với các cường quốc năm châu. “Mỗi một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là làm cho cả nước mạnh khoẻ... dân cường nước thịnh” (Trích câu nói của Hồ Chủ Tịch tháng 3/1946).
Bơi lội là môn thể thao dưới nước đã và đang phát triển rộng rãi ở nước ta, nó có nhiều tác dụng đối với rèn luyện sức khỏe toàn thân, thể lực, kĩ năng vận động cũng như giáo dục ý chí, đạo đức của con người. Bơi lội là một trong những môn thể thao mà học sinh phổ thông không những để rèn luyện sức khỏe mà còn có thể vươn tới đạt được những thành tích cao trong thi đấu ở các lứa tuổi.
Mục đích của dạy bơi trong trường học nhằm phòng tránh tại nạn đuối nước, tạo sự chuyển biến về công tác giáo dục thể chất trong trường học, thu hút đông đảo học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần giáo dục toàn diện “Đức - Trí - Thể - Mĩ”.
Vì vậy những năm học gần đây Phòng giáo dục và đào tạo Lệ Thủy đã triển khai mạnh mẽ kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 ban hành theo Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân dân huyện nhằm cụ thể hóa mục đích nói trên.
Thông qua tập luyện bơi sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bơi lội, bổ sung lực lượng vận động viên tham gia giải Thể dục thể thao - Hội khỏe Phù Đổng hàng năm của ngành giáo dục huyện nhà.
Huyện Lệ Thủy là địa phương vốn được xem là vùng rốn lũ lụt của tỉnh Quảng Bình, có hệ thống sông hồ khá chằng chịt. Thường năm vào tháng 7, tháng 8 âm lịch đường bộ hay bị ngập nước, phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước. Sống chung với lũ, người dân Lệ Thủy đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm trong phòng tránh đuối nước cũng như tập luyện bơi lội.
Trong những năm qua, việc tập luyện bơi lội trong các nhà trường đã được phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo, tỉ lệ học sinh biết bơi dần dần được nâng lên đáng kể, trong đó có đơn vị của chúng tôi. Việc lựa chọn và giành nhiều thời gian huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi cấp huyện bước đầu được chú ý. Song việc huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi còn nhiều bất cập về kinh nghiệm của đội ngũ huấn luyện viên, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tâm lí thi đấu cũng như kĩ thuật bơi của học sinh chưa tốt dẫn đến thành tích bơi của học sinh còn thấp.
Qua quá trình huấn luyện đội tuyển của trường tôi nhận thấy, để nâng cao hơn nữa kết quả học bơi cần phải có biện pháp cải tiến cụ thể hơn trong việc sử dụng các phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn đặc biệt là phương pháp bài tập trong giảng dạy kỹ thuật các kiểu bơi.
Kỹ thuật bơi ếch là một kỹ thuật khó, đòi hỏi khả năng phối hợp cao. Vì vậy, để thực hiện đúng nguyên lý kỹ thuật bơi ếch nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu đòi hỏi phải có những phương pháp huấn luyện hợp lí.
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu thực tế của quá trình huấn luyện, để góp phần nâng cao thành tích bơi ếch cho đội tuyển tham gia thi đấu cấp huyện, với vai trò là một huấn luyện viên đội tuyển bơi lội của trường, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học nâng cao thành tích bơi ếch trong môn Bơi lội”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp, hệ thống bài tập nhằm nâng cao thành tích kiểu bơi ếch trong huấn luyện học sinh của trường tham gia thi đấu cấp huyện. Các biện pháp phù hợp với điều kiện tự nhiện cũng như nền giáo dục huyện nhà.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài:
Áp dụng cho việc huấn luyện đội tuyển bơi lội của trường để tham gia thi cấp huyện.