Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã được thực hiện từ nhiều năm qua, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc cải cách hành chính trong Ngành Giáo dục Đồng Nai nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách hành chính ở một số trường còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp. Trật tự, kỷ cương chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới,…vì vậy phần nào làm giảm hiệu quả phục vụ nhân dân và hiệu lực quản lý nhà nước.
Trường THPT Long Thành trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường và được sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1. Cải cách hành chính là gì?
Cải cách hành chính là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hành chánh trên thế giới đưa ra dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của mõi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét phân tích dưới nhiều góc độ có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm thống nhất sau:
- Cải cách hành chánh là một sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi đi vào cuộc sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội của một quốc gia.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã được thực hiện từ nhiều năm qua, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc cải cách hành chính trong Ngành Giáo dục Đồng Nai nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc cải cách hành chính ở một số trường còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp. Trật tự, kỷ cương chưa nghiêm, đội ngũ cán bộ còn yếu về chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới,…vì vậy phần nào làm giảm hiệu quả phục vụ nhân dân và hiệu lực quản lý nhà nước.
Trường THPT Long Thành trong nhiều năm qua đã từng bước thực hiện cải cách hành chính ở một số lĩnh vực mang lại hiệu quả thiết thực cho nhà trường và được sự ủng hộ của phụ huynh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn nêu ra với mong muốn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, sao cho việc cải cách hành chính ở các trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của địa phương và của đất nước.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1. Cải cách hành chính là gì?
Cải cách hành chính là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hành chánh trên thế giới đưa ra dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của mõi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét phân tích dưới nhiều góc độ có thể thấy các khái niệm về cải cách hành chính được nêu ra có một số điểm thống nhất sau:
- Cải cách hành chánh là một sự thay đổi có kế hoạch theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi đi vào cuộc sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế xã hội của một quốc gia.