Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện, giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
Người giáo viên chính là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới. Bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, họ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh phấn đấu trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tác phong. Do vậy, trình độ tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
Nhưng thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Điều đó cho thấy rằng, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc giống như bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những tâm huyết bấy lâu với “nghề” chủ nhiệm, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
II . CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Cơ sở lí luận
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
Lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế trường trung học phổ thông là lứa tuổi đang có những biến động lớn về tâm sinh lí. Tức là đang trong quá trình phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Do đó, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của họ trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển mạnh nhưng sự nhận thức của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy chưa đạt tới đỉnh cao. Do vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào nền nếp, dần dần trở thành người sống có ích trong xã hội. Mà người có thể làm tốt điều này không ai khác đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người". Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện, giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Đối với giáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nền nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước.
Người giáo viên chính là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới. Bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, họ còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh phấn đấu trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tác phong. Do vậy, trình độ tổ chức, điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng.
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đoàn vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
Nhưng thực trạng hiện nay, công tác chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao về nền nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác. Điều đó cho thấy rằng, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: vừa là thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc giống như bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những tâm huyết bấy lâu với “nghề” chủ nhiệm, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
II . CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1. Cơ sở lí luận
Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học.
Lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế trường trung học phổ thông là lứa tuổi đang có những biến động lớn về tâm sinh lí. Tức là đang trong quá trình phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Do đó, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của họ trong công tác chủ nhiệm lớp. Song với lứa tuổi học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển mạnh nhưng sự nhận thức của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy chưa đạt tới đỉnh cao. Do vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào nền nếp, dần dần trở thành người sống có ích trong xã hội. Mà người có thể làm tốt điều này không ai khác đó chính là giáo viên chủ nhiệm lớp.