Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Đồng chí Lênin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”.
2. Lý do chủ quan:
Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng trong những năm qua được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động sư phạm nói riêng để rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trong năm học 2010 – 2011 và những năm học tới, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài:
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện nhiệm vụ:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do khách quan:
Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc – hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Đồng chí Lênin đã nói: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo”.
Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó Hiệu trưởng có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo mối tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà trường. Đây là một công cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”.
2. Lý do chủ quan:
Công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh nói riêng trong những năm qua được Hiệu trưởng nhà trường quan tâm. Từ đó, chất lượng giáo dục nhà trường được nâng dần lên hàng năm. Qua phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra hoạt động sư phạm nói riêng để rút ra kinh nghiệm trong công tác quản lý, tìm ra giải pháp cải tiến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trong năm học 2010 – 2011 và những năm học tới, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài:
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện nhiệm vụ:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục;
- Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục;
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;