Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ THĂM LỚP Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan:
Khi nói đến trường học người ta nghĩ ngay đến hoạt động dạy và học. Như vậy hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng và là yếu tố cốt lõi của một nhà trường. Chính vì vậy bất cứ cấp quản lý nào cũng đều hết sức quan tâm đến công tác giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Việc dự giờ thăm lớp là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam.
Trong suốt nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta không ngừng phát triển và giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục đã góp một phần quan trọng trong những thành tựu đó. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành giáo dục cần phải có sự đổi mới một cách tích cực về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo... Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của ngành giáo dục. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của các mục tiêu trên chính là chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông.
Xác định được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với ngành:
- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 15/6/2004 đã thể hiện quan điểm hết sức coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hiệu quả những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nghị quyết Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nghị quyết TW2 ngày14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:" Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…".
- Theo quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng mỗi năm phải dự mỗi giáo viên một giờ.
- Năm học 2011-2012 là năm tiếp theo thực hiện thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đặc biệt cả nước đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên đối với ngành giáo dục việc nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm thiết thực và đúng với nội dung của cuộc vận động.
2. Lý do chủ quan:
Trường THPT Trần Phú được thành lập từ năm học 2006-2007, đóng chân trên địa bàn xã Suối Tre - một xã vùng ven của Thị xã Long Khánh. Dân cư địa phương chủ yếu là công nhân cao su và nông dân làm rẫy, mật độ dân cư khá thưa thớt. Mặc dù nằm ngay trên Quốc lộ 1A nhưng vị trí của trường không thuận lợi cho việc giao thông, trên tuyến đường này thường xuyên xảy ra các tai nạn giao thông.
Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất, phòng ốc khá thoáng mát và tương đối đầy đủ về các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học. Tuy nhiên một điều khó khăn là chất lượng học sinh đầu vào thấp; đội ngũ giáo viên thiếu và không đồng bộ. Đặc biệt tỷ lệ giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề trẻ còn rất cao. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy - học, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho nhà trường? Trong rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học thì cái nào làm trước, cái nào làm sau, cái nào trước mắt, cái nào lâu dài... Đây là một thách thức không nhỏ đối với người làm công tác quản lý chuyên môn của nhà trường.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khách quan:
Khi nói đến trường học người ta nghĩ ngay đến hoạt động dạy và học. Như vậy hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng và là yếu tố cốt lõi của một nhà trường. Chính vì vậy bất cứ cấp quản lý nào cũng đều hết sức quan tâm đến công tác giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Việc dự giờ thăm lớp là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam.
Trong suốt nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta không ngừng phát triển và giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục đã góp một phần quan trọng trong những thành tựu đó. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới thì ngành giáo dục cần phải có sự đổi mới một cách tích cực về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo... Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của ngành giáo dục. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của các mục tiêu trên chính là chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông.
Xác định được vai trò quan trọng của ngành Giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn luôn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với ngành:
- Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày 15/6/2004 đã thể hiện quan điểm hết sức coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện hiệu quả những yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, đáp ứng sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Nghị quyết Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Nghị quyết TW2 ngày14 tháng 09 năm 2005, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu:" Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…".
- Theo quy định về trách nhiệm của hiệu trưởng mỗi năm phải dự mỗi giáo viên một giờ.
- Năm học 2011-2012 là năm tiếp theo thực hiện thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đặc biệt cả nước đang tích cực hưởng ứng cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên đối với ngành giáo dục việc nâng cao chất lượng giáo dục là một việc làm thiết thực và đúng với nội dung của cuộc vận động.
2. Lý do chủ quan:
Trường THPT Trần Phú được thành lập từ năm học 2006-2007, đóng chân trên địa bàn xã Suối Tre - một xã vùng ven của Thị xã Long Khánh. Dân cư địa phương chủ yếu là công nhân cao su và nông dân làm rẫy, mật độ dân cư khá thưa thớt. Mặc dù nằm ngay trên Quốc lộ 1A nhưng vị trí của trường không thuận lợi cho việc giao thông, trên tuyến đường này thường xuyên xảy ra các tai nạn giao thông.
Trường mới thành lập nên cơ sở vật chất, phòng ốc khá thoáng mát và tương đối đầy đủ về các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy - học. Tuy nhiên một điều khó khăn là chất lượng học sinh đầu vào thấp; đội ngũ giáo viên thiếu và không đồng bộ. Đặc biệt tỷ lệ giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề trẻ còn rất cao. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy - học, tạo dựng uy tín, thương hiệu cho nhà trường? Trong rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học thì cái nào làm trước, cái nào làm sau, cái nào trước mắt, cái nào lâu dài... Đây là một thách thức không nhỏ đối với người làm công tác quản lý chuyên môn của nhà trường.