Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số biện pháp quản lý của Phó Hiệu Trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài:
Trước tốc độ phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin dẫn đến nền kinh tế trên thế giới cũng phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển trên đà hội nhập kính tế quốc tế với rất nhiều thời cơ và thách thức. Muốn phát triển kinh tế nhanh, bền vững và giữ gìn được bản sắc văn bóa dân tộc thì cần có những con người Việt Nam có trình độ văn hóa, kỹ năng lao động, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tâm thế sẵn sàng lao động vì lợi ích cá nhân, gia đình, xã hội, trình độ tổ chức, quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật để có thể hợp tác lao động có hiệu quả, thích ứng kịp thời với sự thay yêu cầu lao động xã hội. Do vậy, chiến lượt phát triển Giáo dục-Đào tạo đến năm 2010, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội, quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 tất cả cũng nhằm mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được những yêu cầu trên.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX - Đảng cộng sản Việt nam: “ Đổi mới PP dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”.
- Mục tiêu giáo dục đến năm 2010: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới PP dạy - học; Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.
- Chỉ thị 40 – CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo va cán bộ quản lý giáo dục:
Muốn thực hiện được mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập thì cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường, lớp, các cơ sở quản lý giáo dục, tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục là trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.
Trong đổi mới phương pháp giáo dục để đạt dựoc mục tiêu nói trên thì đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là quan trọng nhất và cấp bách nhất.
Chính vì tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới PPDH nên từ lâu và rất nhiều lần trong các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, của ngành Giáo dục đã đề cập và triển khai ở các cơ sở giáo dục, đào tào. Mặt khác, những cơ sở lý luận về PPDH phục vụ việc đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD), nâng cao chất lượng đào tạo cũng đã được nghiên cứu hình thành những nền tảng cơ bản và tập huấn cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo tiếp thu, vận dụng vào công cuộc đổi mới này.
Cùng với các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, những năm qua trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai cũng đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho riêng mình qua những kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo , kiểm tra mà nhà trường đã thực hiện. Những cố gắng ấy đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của toàn trường. Đặc biệt, trong các đợt thao giảng của giáo viên dạy giỏi đã vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong các bài giảng của mình.
Tuy vậy, theo thống kê sơ kết học kỳ I năm học 2010 – 2011 có khoảng 50% giáo viên (GV) trong trường vẫn tỏ ra lúng túng khi thực hiện PPDH mới và khoảng 70% tiết dạy vẫn còn dạy học chủ yếu theo kiểu truyền thụ áp đặt theo kiểu một chiều. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường vẫn chưa đều khắp ở mọi môn học, ở mọi lớp học và ở mọi giáo viên. Nó mới chỉ dừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu của chất lượng và chưa được thường xuyên, liên tục, chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV.
Vì vây khi bước vào học kỳ II của năm học 2010 – 2011 với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý của Phó Hiệu Trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai” nhằm mục đích chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Mực đích nghiên cứu:
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới PPDH.
- Đề xuất một số việc cần làm của BGH trong quá trình đổi mới PPDH.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tế, so sánh, tìm ra nguyên nhân yếu kém để xác định một số biện pháp quản lý và đề xuất một số việc cần làm của hiệu trưởng về đổi mới PPDH sao cho mang tính khả thi và hiệu quả hơn.
1. Lý do chọn đề tài:
Trước tốc độ phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin dẫn đến nền kinh tế trên thế giới cũng phát triển rất mạnh. Trong khi đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển trên đà hội nhập kính tế quốc tế với rất nhiều thời cơ và thách thức. Muốn phát triển kinh tế nhanh, bền vững và giữ gìn được bản sắc văn bóa dân tộc thì cần có những con người Việt Nam có trình độ văn hóa, kỹ năng lao động, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tâm thế sẵn sàng lao động vì lợi ích cá nhân, gia đình, xã hội, trình độ tổ chức, quản lý, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật để có thể hợp tác lao động có hiệu quả, thích ứng kịp thời với sự thay yêu cầu lao động xã hội. Do vậy, chiến lượt phát triển Giáo dục-Đào tạo đến năm 2010, chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội, quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 tất cả cũng nhằm mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được những yêu cầu trên.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX - Đảng cộng sản Việt nam: “ Đổi mới PP dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học”.
- Mục tiêu giáo dục đến năm 2010: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học và trình độ đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới PP dạy - học; Đổi mới quản lý giáo dục đào tạo, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”.
- Chỉ thị 40 – CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo va cán bộ quản lý giáo dục:
Muốn thực hiện được mục tiêu xây dưng nguồn nhân lực của quốc gia đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập thì cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường, lớp, các cơ sở quản lý giáo dục, tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục là trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.
Trong đổi mới phương pháp giáo dục để đạt dựoc mục tiêu nói trên thì đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là quan trọng nhất và cấp bách nhất.
Chính vì tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới PPDH nên từ lâu và rất nhiều lần trong các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, của ngành Giáo dục đã đề cập và triển khai ở các cơ sở giáo dục, đào tào. Mặt khác, những cơ sở lý luận về PPDH phục vụ việc đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD), nâng cao chất lượng đào tạo cũng đã được nghiên cứu hình thành những nền tảng cơ bản và tập huấn cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo tiếp thu, vận dụng vào công cuộc đổi mới này.
Cùng với các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước, những năm qua trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai cũng đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho riêng mình qua những kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo , kiểm tra mà nhà trường đã thực hiện. Những cố gắng ấy đã tạo ra những chuyển biến đáng kể trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của toàn trường. Đặc biệt, trong các đợt thao giảng của giáo viên dạy giỏi đã vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong các bài giảng của mình.
Tuy vậy, theo thống kê sơ kết học kỳ I năm học 2010 – 2011 có khoảng 50% giáo viên (GV) trong trường vẫn tỏ ra lúng túng khi thực hiện PPDH mới và khoảng 70% tiết dạy vẫn còn dạy học chủ yếu theo kiểu truyền thụ áp đặt theo kiểu một chiều. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường vẫn chưa đều khắp ở mọi môn học, ở mọi lớp học và ở mọi giáo viên. Nó mới chỉ dừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu của chất lượng và chưa được thường xuyên, liên tục, chưa trở thành nhu cầu tự thân của mỗi GV.
Vì vây khi bước vào học kỳ II của năm học 2010 – 2011 với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý của Phó Hiệu Trưởng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PTDTNT Tỉnh Đồng Nai” nhằm mục đích chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
2.1 Mực đích nghiên cứu:
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm đổi mới PPDH.
- Đề xuất một số việc cần làm của BGH trong quá trình đổi mới PPDH.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tế, so sánh, tìm ra nguyên nhân yếu kém để xác định một số biện pháp quản lý và đề xuất một số việc cần làm của hiệu trưởng về đổi mới PPDH sao cho mang tính khả thi và hiệu quả hơn.