Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn ma túy, shisha, thuốc lá điện tử xâm nhập học đường được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 57 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Tệ nạn ma túy, shisha, thuốc lá điện tử là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Bọn tội phạm ma túy tìm mọi cách nhằm đưa ma túy, shisha, thuốc lá điện tử đến tay người sử dụng. Khách hàng chủ yếu của bọn chúng là học sinh, sinh viên. Thủ đoạn của bọn tội phạm ma túy là bắt đầu với những loại ma túy có hàm lượng ma túy rất nhẹ trong thuốc lá hoặc các loại nước uống… với nhiều hình thức chào mời, dụ dỗ, doạ nạt, bắt ép... đưa các em đến ma túy một cách không trực tiếp.
Trường THCS Trường Yên nằm trên địa kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển có ẩn chứa nguy cơ ảnh hưởng của ma tuý đối với học sinh. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của ma tuý đối với học sinh, vì vậy mà nhà trường chưa có học sinh nào nghiện hút. Nhưng trong thực tế vẫn tiềm ẩn nguy cơ “Ma tuý xâm nhập học đường”.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn ma túy, shisha, thuốc lá điện tử xâm nhập học đường”.
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong những năm gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Hoa Lư, Huyện Ủy Hoa Lư, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoa Lư, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Hoa Lư, trường THCS Trường Yên đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
- Tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền về giáo dục phòng chống ma túy: Thi tìm hiểu về “Tác hại của ma túy”. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ma tuý (ngày 26/6). Lồng ghép nội dung phòng chống ma tuý trong tiết học.
- Trong đó tập trung các bài giảng theo quy định: Những kiến thức cơ bản về chất ma túy, tác hại của ma túy, những dấu hiệu nhận biết, các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy…
- Phân công phối hợp các bộ phận trong phạm vi nhà trường:
+ Giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức và quản lý chặt chẽ về nền nếp kỷ cương nhà trường như giờ ra vào lớp, giờ chơi, giờ học và các giờ sinh hoạt ngoại khóa.
+ Giáo viên bộ môn: Ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, giáo viên còn quản lý việc học tập, theo dõi thái độ, những biểu hiện bất thường của học sinh trong từng tiết dạy để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời giáo viên lồng ghép vào nội dung giảng dạy những tác hại của ma túy.
+ Đoàn thanh niên: Xây dựng hòm thư góp ý, kịp thời tố giác, phát hiện những biểu hiện liên quan đến ma túy; Tổ chức các chiến dịch truyền thông như: mít tinh, ký cam kết và phát động ra quân phòng chống ma tuý với sự tham gia của đông đảo thanh niên, học sinh; Chỉ đạo đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, tọa đàm, tuyên truyền cổ động, hội trại, hội thi, hội diễn; tập huấn kỹ năng truyền thông phòng chống ma túy; học tập pháp lệnh, Luật Phòng chống ma túy và ký cam kết không vi phạm tệ nạn ma túy.
+ Cha mẹ học sinh: Vai trò của gia đình với việc phòng, chống ma túy rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường bàn bạc với ban đại diện Cha mẹ học sinh đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào kế hoạch và nghị quyết của Ban đại diện Cha mẹ học sinh; Nhà trường và cha mẹ học sinh cùng hợp đồng trách nhiệm trong việc giáo dục con em không giữ, không thử, không dùng ma túy. Đồng thời có những quy ước với cha mẹ học sinh việc quản lý các em ngoài giờ học, qua sổ liên lạc điện tử, giáo viên thông báo cho cha mẹ học sinh lịch hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa …
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Tệ nạn ma túy, shisha, thuốc lá điện tử là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Bọn tội phạm ma túy tìm mọi cách nhằm đưa ma túy, shisha, thuốc lá điện tử đến tay người sử dụng. Khách hàng chủ yếu của bọn chúng là học sinh, sinh viên. Thủ đoạn của bọn tội phạm ma túy là bắt đầu với những loại ma túy có hàm lượng ma túy rất nhẹ trong thuốc lá hoặc các loại nước uống… với nhiều hình thức chào mời, dụ dỗ, doạ nạt, bắt ép... đưa các em đến ma túy một cách không trực tiếp.
Trường THCS Trường Yên nằm trên địa kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển có ẩn chứa nguy cơ ảnh hưởng của ma tuý đối với học sinh. Trong những năm qua nhà trường đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của ma tuý đối với học sinh, vì vậy mà nhà trường chưa có học sinh nào nghiện hút. Nhưng trong thực tế vẫn tiềm ẩn nguy cơ “Ma tuý xâm nhập học đường”.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn ma túy, shisha, thuốc lá điện tử xâm nhập học đường”.
1. Giải pháp cũ thường làm
Trong những năm gần đây, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Hoa Lư, Huyện Ủy Hoa Lư, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoa Lư, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Hoa Lư, trường THCS Trường Yên đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:
- Tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền về giáo dục phòng chống ma túy: Thi tìm hiểu về “Tác hại của ma túy”. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày thế giới phòng chống ma tuý (ngày 26/6). Lồng ghép nội dung phòng chống ma tuý trong tiết học.
- Trong đó tập trung các bài giảng theo quy định: Những kiến thức cơ bản về chất ma túy, tác hại của ma túy, những dấu hiệu nhận biết, các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy…
- Phân công phối hợp các bộ phận trong phạm vi nhà trường:
+ Giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức và quản lý chặt chẽ về nền nếp kỷ cương nhà trường như giờ ra vào lớp, giờ chơi, giờ học và các giờ sinh hoạt ngoại khóa.
+ Giáo viên bộ môn: Ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, giáo viên còn quản lý việc học tập, theo dõi thái độ, những biểu hiện bất thường của học sinh trong từng tiết dạy để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời giáo viên lồng ghép vào nội dung giảng dạy những tác hại của ma túy.
+ Đoàn thanh niên: Xây dựng hòm thư góp ý, kịp thời tố giác, phát hiện những biểu hiện liên quan đến ma túy; Tổ chức các chiến dịch truyền thông như: mít tinh, ký cam kết và phát động ra quân phòng chống ma tuý với sự tham gia của đông đảo thanh niên, học sinh; Chỉ đạo đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT, tọa đàm, tuyên truyền cổ động, hội trại, hội thi, hội diễn; tập huấn kỹ năng truyền thông phòng chống ma túy; học tập pháp lệnh, Luật Phòng chống ma túy và ký cam kết không vi phạm tệ nạn ma túy.
+ Cha mẹ học sinh: Vai trò của gia đình với việc phòng, chống ma túy rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường bàn bạc với ban đại diện Cha mẹ học sinh đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào kế hoạch và nghị quyết của Ban đại diện Cha mẹ học sinh; Nhà trường và cha mẹ học sinh cùng hợp đồng trách nhiệm trong việc giáo dục con em không giữ, không thử, không dùng ma túy. Đồng thời có những quy ước với cha mẹ học sinh việc quản lý các em ngoài giờ học, qua sổ liên lạc điện tử, giáo viên thông báo cho cha mẹ học sinh lịch hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa …