Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 4-5, khi học dạng bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
2. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
2.1. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực người học là: “Mỗi người GV cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, vận dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến để phát huy hết năng lực của người học, nâng tầm nhận thức cho người học, giúp họ vững tin trên con đường làm chủ tri thức, hướng tới trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.”
Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách.
Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4-5 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lý, khả năng tập trung chú ý quan sát của học sinh tiểu học chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, ... hoặc không biết cách diễn
đạt điều muốn tả.
Văn miêu tả giúp học sinh phát triển cách diễn đạt, bộc lộ khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống và là nền tảng của mọi thể loại làm văn khác trong nhà trường, là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác đã hình thành. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của việc dạy văn miêu tả lớp 4-5, nhằm đáp ứng nhu cầu: Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Chúng tôi quyết định chọn sáng kiến: “ Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 4-5, khi học dạng bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn”.
2.1.1.Giải pháp cũ thường làm
2.1.1.1. Nội dung giải pháp cũ
Dạy khái niệm văn miêu tả, cấu tạo của bài văn miêu tả
Hướng dẫn học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả và cấu tạo bài văn miêu tả gôm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài và nội dung của từng phần
Dạy học sinh cách quan sát:
Hướng dẫn cho học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của đồ vật, cây cối, con vật, cảnh, người để quan sát. Lựa chọn trình tự quan sát: từ xa đến gần; từ cụ thể đến bao quát; theo thời gian trong ngày; thời kỳ phát triển của cây cối, con vật.
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả:
Sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp các chi tiết thành một dàn bài chi tiết.
Hướng dẫn xây dựng đoạn văn, viết mở bài, viết kết bài và viết bài văn hoàn chỉnh:
Giúp HS nắm được có hai cách mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp, hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng sau đó cho các em luyện tấp viết mở bài và kết bài theo hai cách. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài văn. Hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự sáng tạo nhất, yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn văn, bài văn.
Ở bước này, lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
Các bài tập được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ phận( xác định yêu cầu nói, viết và tìm ý, sắp xếp ý thành bài đến viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài,…). Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi
viết một bài văn hoàn chỉnh.
Khi học sinh thực hiện viết bài văn miêu tả cần có thời gian suy nghĩ tìm cách
diễn đạt. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu tả sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục bài văn chặt chẽ, hợp lí trong từng đoạn, trong toàn bài để tạo ra một “chỉnh thể”.
Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài:
Đây là một việc làm giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả:
GV cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng.
GV yêu cầu học sinh đặt câu đúng, câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
2. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
2.1. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Việc dạy học định hướng phát triển năng lực người học là: “Mỗi người GV cần nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, vận dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến để phát huy hết năng lực của người học, nâng tầm nhận thức cho người học, giúp họ vững tin trên con đường làm chủ tri thức, hướng tới trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.”
Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách.
Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4-5 thường rất khó khăn. Do đặc điểm tâm lý, khả năng tập trung chú ý quan sát của học sinh tiểu học chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, ... hoặc không biết cách diễn
đạt điều muốn tả.
Văn miêu tả giúp học sinh phát triển cách diễn đạt, bộc lộ khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống và là nền tảng của mọi thể loại làm văn khác trong nhà trường, là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt và các môn học khác đã hình thành. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của việc dạy văn miêu tả lớp 4-5, nhằm đáp ứng nhu cầu: Làm thế nào để các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn hay. Giúp các em tự tin, phấn khởi và yêu thích phân môn Tập làm văn. Chúng tôi quyết định chọn sáng kiến: “ Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh lớp 4-5, khi học dạng bài văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn”.
2.1.1.Giải pháp cũ thường làm
2.1.1.1. Nội dung giải pháp cũ
Dạy khái niệm văn miêu tả, cấu tạo của bài văn miêu tả
Hướng dẫn học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả và cấu tạo bài văn miêu tả gôm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài và nội dung của từng phần
Dạy học sinh cách quan sát:
Hướng dẫn cho học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của đồ vật, cây cối, con vật, cảnh, người để quan sát. Lựa chọn trình tự quan sát: từ xa đến gần; từ cụ thể đến bao quát; theo thời gian trong ngày; thời kỳ phát triển của cây cối, con vật.
Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả:
Sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp các chi tiết thành một dàn bài chi tiết.
Hướng dẫn xây dựng đoạn văn, viết mở bài, viết kết bài và viết bài văn hoàn chỉnh:
Giúp HS nắm được có hai cách mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp, hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng sau đó cho các em luyện tấp viết mở bài và kết bài theo hai cách. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài văn. Hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự sáng tạo nhất, yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết, cảm xúc về cuộc sống, về các đối tượng được tả và các kĩ năng ngôn ngữ đã được hình thành trước đó để tạo lập được đoạn văn, bài văn.
Ở bước này, lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
Các bài tập được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ phận( xác định yêu cầu nói, viết và tìm ý, sắp xếp ý thành bài đến viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài,…). Kĩ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi
viết một bài văn hoàn chỉnh.
Khi học sinh thực hiện viết bài văn miêu tả cần có thời gian suy nghĩ tìm cách
diễn đạt. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu tả sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục bài văn chặt chẽ, hợp lí trong từng đoạn, trong toàn bài để tạo ra một “chỉnh thể”.
Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài:
Đây là một việc làm giúp học sinh định hướng được công việc mình sẽ làm: Đó là xác định được bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng miêu tả là gì?... Từ đó giúp các em không đi lạc yêu cầu của đề. Sau khi nêu xong đề bài, ghi lên bảng rồi yêu cầu 2 học sinh đọc lại.
Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả:
GV cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo các chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng.
GV yêu cầu học sinh đặt câu đúng, câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm.
(Bảng kết quả điều tra viết văn thu được -Phụ lục 1)