Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH, BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay từ ngày mới lập nước Người đã rất quan tâm đến giáo dục. Người nói:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm: “Xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt sự nghiệp hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại, phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp,có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên
Vì vậy việc đào tạo con người Việt Nam nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Song song với giáo dục văn hóa và các phẩm chất năng lực kỹ năng khác thì việc giáo dục đạo đức rất quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nhà trường xã hội chủ nghĩa phải là nơi giáo dục đạo đức cho học sinh một cách đầy đủ và toàn diện nhất
Trong môi trường xã hội chúng ta đang sống, công tác giáo dục đạo đức ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Kinh tế thị trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khoa học công nghệ thế kỷ 21 tiến nhanh như vũ bão.
Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, không có lý tưởng rõ ràng. Mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tích làm cho một số nơi nặng về dạy chữ hơn là dạy người, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị xấu đi, truyền thống tôn sư trọng đạo bị ít nhiều mai một dần.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma túy đã và đang xâm nhập học đường và có xu hướng gia tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh đã làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “ đen”… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ trong lứa tuổi học sinh… mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này.
Đặc biệt vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sóng ngầm, bởi thỉnh thoảng đâu đó trong môi trường sư phạm lại dấy lên vụ học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau, thế nhưng những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm.
Những vụ học sinh đánh nhau và tính chất vụ việc ngày càng nặng tính "côn đồ" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của học sinh. Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm nhưng quan trọng nhất có lẽ do việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thanh niên hiện nay chưa đi đúng hướng, chưa phát huy hết tác dụng của nó.
Trong thời gian qua, các trường THPT trong khu vực thành phố Biên Hòa đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định về việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề trở nên hết sức cần thiết.
Là một phó Hiệu trưởng nhiều năm liền gắn bó với công tác giáo dục đức dục học sinh, trước sự phát triển của đất nước trong thời đại mới và thực trạng đạo đức học sinh ở nhà trường, tôi xin mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngay từ ngày mới lập nước Người đã rất quan tâm đến giáo dục. Người nói:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm: “Xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt sự nghiệp hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của nhân loại, phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp,có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên
Vì vậy việc đào tạo con người Việt Nam nói chung, giáo dục đạo đức học sinh nói riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Song song với giáo dục văn hóa và các phẩm chất năng lực kỹ năng khác thì việc giáo dục đạo đức rất quan trọng. Bác Hồ đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nhà trường xã hội chủ nghĩa phải là nơi giáo dục đạo đức cho học sinh một cách đầy đủ và toàn diện nhất
Trong môi trường xã hội chúng ta đang sống, công tác giáo dục đạo đức ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Kinh tế thị trường, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, khoa học công nghệ thế kỷ 21 tiến nhanh như vũ bão.
Ở nước ta, từ ngày chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhưng bên cạnh đó những tiêu cực của cơ chế thị trường đã tác động đến một bộ phận thanh niên như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, không có lý tưởng rõ ràng. Mặt khác những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, do chạy theo bệnh thành tích làm cho một số nơi nặng về dạy chữ hơn là dạy người, những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại làm cho mối quan hệ thầy trò đôi khi bị xấu đi, truyền thống tôn sư trọng đạo bị ít nhiều mai một dần.
Bên cạnh đó, những tệ nạn xã hội và ma túy đã và đang xâm nhập học đường và có xu hướng gia tăng. Tệ nạn sử dụng ma túy trong học sinh đã làm hủy hoại thể lực, trí tuệ, đạo đức của thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Sự du nhập văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh, các trang web “ đen”… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu, tình dục và cách nghĩ trong lứa tuổi học sinh… mà nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về những vấn đề này.
Đặc biệt vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như những cơn sóng ngầm, bởi thỉnh thoảng đâu đó trong môi trường sư phạm lại dấy lên vụ học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau, thế nhưng những xô xát tưởng chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng nguy hiểm.
Những vụ học sinh đánh nhau và tính chất vụ việc ngày càng nặng tính "côn đồ" đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của học sinh. Vấn nạn bạo lực học đường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của môi trường xã hội, do các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm nhưng quan trọng nhất có lẽ do việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thanh niên hiện nay chưa đi đúng hướng, chưa phát huy hết tác dụng của nó.
Trong thời gian qua, các trường THPT trong khu vực thành phố Biên Hòa đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích nhất định về việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhưng do ảnh hưởng của xu hướng hội nhập cùng với những tiêu cực nảy sinh từ nền kinh tế thị trường đã có những tác động mạnh mẽ đến tâm lý, đời sống của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề trở nên hết sức cần thiết.
Là một phó Hiệu trưởng nhiều năm liền gắn bó với công tác giáo dục đức dục học sinh, trước sự phát triển của đất nước trong thời đại mới và thực trạng đạo đức học sinh ở nhà trường, tôi xin mạnh dạn nêu ra suy nghĩ của mình “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hòa, Đồng Nai” với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT.