Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số kinh nghiệm áp dụng các trò chơi, một số bài học của sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11 và 12. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn .
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập.
Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.
Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
Dân gian có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”; có lẽ lời dạy này thật sự cần thiết hằng ngày và trong mỗi bài giảng của giáo viên chúng ta nói chung và giáo viên bộ môn tiếng Anh nói riêng. Vì vậy, trong bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm áp dụng các trò chơi (xin được thay bằng từ chuyên ngành Game) một số bài học của sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11 và 12.
Vì những lí do nêu trên. Tôi xin trình bày dưới đây những trò chơi ngôn ngữ mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và thực tế đã là như vậy.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh).
- Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
- Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có được một khoảng thời gian tham gia giảng dạy ở trường cũng như ở trung tâm.
- Bản thân giáo viên có được kinh nghiệm thông qua tài liệu tham khảo về các workshop.
- Sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn .
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích, định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu giảng dạy. Thông thường con người học chỉ nhớ: 10% những gì họ ĐỌC, 20% những gì họ NGHE, 30% những gì họ THẤY, 50% những gì họ NGHE VÀ THẤY, 80% những gì họ NÓI, 90% những gì họ NÓI VÀ LÀM, tức là khi họ KHÁM PHÁ CHO CHÍNH HỌ. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường Trung học . Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Là một giáo viên hẳn bạn rất khó chịu khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng của mình. Có thể từ nguyên nhân khách quan như khí hậu, thời tiết theo mùa cũng có thể do chủ quan như do bài giảng không sinh động, giáo viên giảng không hay, học sinh chán học thích nói chuyện… hay đơn giản chỉ là cơn đói đang đến. Vì vậy một số trò chơi Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của bạn đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe doạ. Người giáo viên sẽ khéo léo thực hiện chúng vào đầu buổi học hoặc vào thời gian cuối buổi học để tạo sự hứng khởi cho việc học tập.
Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ (Language games) trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú khi được học tập môn Tiếng Anh thông qua các trò chơi ngôn ngữ này.
Học Ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú (enjoyable) các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Học sinh sẽ học ngoại ngữ rất tốt thông qua các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc.
Dân gian có câu “Đầu xuôi đuôi lọt”; có lẽ lời dạy này thật sự cần thiết hằng ngày và trong mỗi bài giảng của giáo viên chúng ta nói chung và giáo viên bộ môn tiếng Anh nói riêng. Vì vậy, trong bài viết này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm áp dụng các trò chơi (xin được thay bằng từ chuyên ngành Game) một số bài học của sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11 và 12.
Vì những lí do nêu trên. Tôi xin trình bày dưới đây những trò chơi ngôn ngữ mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản nhưng lại rất hiệu quả và thực tế đã là như vậy.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Phụ huynh và học sinh đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học Ngoại ngữ (nhất là học Tiếng Anh).
- Một số em tỏ ra đặc biệt thích thú với môn học và có ý thức học tập tốt.
- Được Ban Giám Hiệu quan tâm, các thầy cô và bạn đồng nghiệp giúp đỡ tận tình về mọi mặt.
- Bản thân giáo viên luôn phấn đấu, học hỏi trau dồi chuyên môn và đã có được một khoảng thời gian tham gia giảng dạy ở trường cũng như ở trung tâm.
- Bản thân giáo viên có được kinh nghiệm thông qua tài liệu tham khảo về các workshop.
- Sự phát triển của ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt trong việc giảng dạy Tiếng Anh.