Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP CHỦ NHIỆM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước tình hình đổi mới của đất nước, vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Hồ Chủ Tịch đã nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Thật vậy, song song với việc dạy chữ cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc dạy người. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Vâng, ‘Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt, nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm rất lớn của người thầy làm công tác chủ nhiệm .
Ở trường, các em được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, thầy quản sinh, hội Phụ huynh học sinh, cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn có chuyên môn vững, không chỉ nhiệt tình trong giảng dạy mà còn uốn nắn các em thành người tốt. Các thầy cô chủ nhiệm luôn được tập huấn về công tác chủ nhiệm do trường, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức; đó cũng là mặt thuận lợi để giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với các em ở trường ít, khu vực quanh trường phức tạp, các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng; thêm vào đó nhiều gia đình bố mẹ đi làm suốt ngày, không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ; từ đó các em dễ sa ngã, lêu lổng và mau chóng vi phạm nội qui nhà trường và trở thành học sinh chưa ngoan.
Bản thân là một giáo viên có thâm niên trong ngành, tôi cũng có nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan; cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực, đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn thầy cô giáo cũ nhiều hơn.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh chưa ngoan, thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này? Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bởi lẽ đó, trong phạm vi bài viết này tôi xin thể hiện: “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm” để phần nào giảm bớt khó khăn trong giáo dục đạo đức của nhà trường và giảm bớt tệ nạn ngoài xã hội.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Muốn giáo dục thành công một học sinh cho là chưa ngoan, trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải biết được: Thế nào là học sinh chưa ngoan? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh chưa ngoan? Bên cạnh đó yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực, phẩm chất nhất định; phải thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn, ban quản sinh, gia đình các em; biết rõ tâm sinh lý học sinh, các mối quan hệ của các em với bạn bè, tìm hiểu năng lực, sở thích của các em; đặc biệt có kỹ năng quan sát tốt để giải quyết tình huống kịp thời.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước tình hình đổi mới của đất nước, vấn đề phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Hồ Chủ Tịch đã nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Thật vậy, song song với việc dạy chữ cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc dạy người. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của toàn Đảng, toàn dân mà trong đó ngành sư phạm giữ vai trò then chốt. Vâng, ‘Tiên học lễ – hậu học văn” chân lí đó được tồn tại từ bao đời nay và không bao giờ phai nhạt, nên vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm rất lớn của người thầy làm công tác chủ nhiệm .
Ở trường, các em được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, thầy quản sinh, hội Phụ huynh học sinh, cùng các thầy cô giảng dạy bộ môn có chuyên môn vững, không chỉ nhiệt tình trong giảng dạy mà còn uốn nắn các em thành người tốt. Các thầy cô chủ nhiệm luôn được tập huấn về công tác chủ nhiệm do trường, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức; đó cũng là mặt thuận lợi để giáo dục học sinh.
Tuy nhiên, thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với các em ở trường ít, khu vực quanh trường phức tạp, các em dễ bị kẻ xấu lợi dụng; thêm vào đó nhiều gia đình bố mẹ đi làm suốt ngày, không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ; từ đó các em dễ sa ngã, lêu lổng và mau chóng vi phạm nội qui nhà trường và trở thành học sinh chưa ngoan.
Bản thân là một giáo viên có thâm niên trong ngành, tôi cũng có nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan; cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực, đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn thầy cô giáo cũ nhiều hơn.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh chưa ngoan, thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này? Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bởi lẽ đó, trong phạm vi bài viết này tôi xin thể hiện: “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp chủ nhiệm” để phần nào giảm bớt khó khăn trong giáo dục đạo đức của nhà trường và giảm bớt tệ nạn ngoài xã hội.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Muốn giáo dục thành công một học sinh cho là chưa ngoan, trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải biết được: Thế nào là học sinh chưa ngoan? Nguyên nhân nào dẫn đến học sinh chưa ngoan? Bên cạnh đó yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực, phẩm chất nhất định; phải thường xuyên liên lạc với các giáo viên bộ môn, ban quản sinh, gia đình các em; biết rõ tâm sinh lý học sinh, các mối quan hệ của các em với bạn bè, tìm hiểu năng lực, sở thích của các em; đặc biệt có kỹ năng quan sát tốt để giải quyết tình huống kịp thời.