Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng. Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực con người. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình đào tạo.... ”
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học... ”
Quán triệt nhiệm vụ đó, là một giáo viên, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để làm thế nào cho học sinh có hứng thú trong học tập nhất là bộ môn Giáo dục công dân.
Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhưng trong thực tế hiện nay, học sinh không hứng thú với môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, các em còn mang tính ỷ lại trong học tập và học theo cách đối phó. Thậm chí sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gian vào học các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa có nhận thức đúng vị trí của môn Giáo dục công dân thậm chí chỉ coi là môn bổ trợ, môn phụ vì không phải thi tốt nghiệp, đại học. Giáo viên dạy bộ môn này có thể thiếu tự tin, thiếu nhạy cảm, sáng tạo, thậm chí mặc cảm trong việc giảng dạy bộ môn và sẽ dẫn đến tình trạng coi lên lớp là một nghĩa vụ, không thực hiện đầy đủ chương trình, không quán triệt “học đi đôi với hành”. Từ đó dẫn đến hậu quả là: Nhiệm vụ của bộ môn không thể được thực hiện tốt, không bảo vệ, phát triển được chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới. Nhất là hiện nay chúng ta đứng trước một tình trạng: Nền kinh tế phát triển nhưng những giá trị đạo đức chân chính lại bị coi thường...
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng. Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực con người. Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình đào tạo.... ”
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học... ”
Quán triệt nhiệm vụ đó, là một giáo viên, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để làm thế nào cho học sinh có hứng thú trong học tập nhất là bộ môn Giáo dục công dân.
Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nhưng trong thực tế hiện nay, học sinh không hứng thú với môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, các em còn mang tính ỷ lại trong học tập và học theo cách đối phó. Thậm chí sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gian vào học các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa có nhận thức đúng vị trí của môn Giáo dục công dân thậm chí chỉ coi là môn bổ trợ, môn phụ vì không phải thi tốt nghiệp, đại học. Giáo viên dạy bộ môn này có thể thiếu tự tin, thiếu nhạy cảm, sáng tạo, thậm chí mặc cảm trong việc giảng dạy bộ môn và sẽ dẫn đến tình trạng coi lên lớp là một nghĩa vụ, không thực hiện đầy đủ chương trình, không quán triệt “học đi đôi với hành”. Từ đó dẫn đến hậu quả là: Nhiệm vụ của bộ môn không thể được thực hiện tốt, không bảo vệ, phát triển được chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới. Nhất là hiện nay chúng ta đứng trước một tình trạng: Nền kinh tế phát triển nhưng những giá trị đạo đức chân chính lại bị coi thường...