- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS NĂM 2020 - 2021 được soạn dưới dạng file word gồm 37 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1.1. Lý do chọn đề tài
Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Nam là một ngôi trường có tuổi đời còn trẻ gắn liền với sự trưởng thành của quận Thanh Xuân. Tuy không phải là ngôi trường lớn, số lượng học sinh không nhiều nhưng trường đã góp phần vào bề dày thành tích của ngành giáo dục quận. Đặc biệt trường đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng bao thế hệ học sinh bởi nơi đây các em luôn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, được phát huy những năng lực bản thân từ những thầy cô giáo tận tâm với nghề.
Trường tôi là một trường giáp ranh giữa phường và xã. Học sinh trường tôi phần lớn điều là dân tỉnh lẻ chuyển về mua đất lập nghiệp tại nơi đây, hoặc là chính những người dân xung quanh đó lấn chiếm đất tạo thành “xóm liều”. Người dân vất vả, nhiều gia đình có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình phức tạp, ít sự quan tâm đến con cái. Nhưng với học sinh nhà trường là cái nôi, là ngôi nhà thứ hai cho các em mong ước được tới mỗi ngày. Là nơi để rồi các em hình thành nhân cách của con người toàn diện.
Là một giáo viên vừa làm công tác giảng dạy và vừa làm công tác chủ nhiệm lớp trong cấp trung học cơ sở tôi luôn luôn tâm đắc lời dạy của Bác Hồ trong bức thư gửi Tổng phụ trách thiếu nhi (1949) có câu: “Giáo dục thiếu nhi là một khoa học” và “Trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cần cho chúng học”. Từ đó, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, tôi nhận thấy trách nhiệm to lớn của người giáo viên chủ nhiệm là làm sao thông qua các hoạt động sinh hoạt, ngoại khoá, các phong trào thi đua để tổ chức lớp học phải là một tổ ấm vui tươi, đoàn kết, và từ đó tạo ra một bầu không khí thân ái: “Học mà vui, vui mà học”.
Trong một bài phát biểu họp trung ương Đảng lần II, khoá VIII, cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh:
Nhà trường phải chú trọng: “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Trong đó dạy người là quan trọng nhất”.
Tôi nhận thấy, lời cố Tổng bí thư Đỗ Mười nói đúng. Muốn dạy cho trẻ em chúng ta sau này thành người hữu ích thì chúng ta phải sớm bồi dưỡng cho các em bản lĩnh, lòng tự tin và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Vì thế, vai trò giáo dục của thầy cô giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng.
Song song với kiến thức giảng dạy bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi tự nhận thấy trách nhiệm to lớn của mình trong việc dạy người “Hình thành nhân cách tốt đẹp và lý tưởng sống cho học sinh".
Giờ đây, học sinh - thế hệ trẻ thân yêu của chúng ta đang cần những việc làm cụ thể, gần gũi với môi trường mà chúng đang sống và học tập, chúng rất cần tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là người được các em tin tưởng chia sẻ những vương mắc mong được các thầy cô tư vấn, giúp đỡ.
Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong xã hội thì tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức … ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đều có thể hiến kế những biện pháp thiết thực để giúp các em yêu thương nhau hơn, có cách ứng xử với nhau bằng lời nói khôn khéo hơn mà không dùng “nắm đấm”. Với những bài học đúc rút từ thực tiễn của vấn đề bạo lực học đường những người chăm lo đến thế hệ trẻ đặt mình vào những em học sinh ấy, mới phần nào hiểu được vì sao các em đánh nhau. Có khi chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng thiếu kỹ năng nhận biết và đánh giá, các em quy chụp đó là hành vi thiếu tôn trọng nhau, thế là “uýnh”. Thậm chí, có em thách thức đánh nhau, nhưng chưa đủ hiểu biết để lường trước hậu quả. Tâm lý các em đang tuổi học phổ thông là nông nổi, bồng bột, hiếu kỳ với điều lạ, cái mới, dễ bị kích động. Chúng ta phải đứng ở vị thế của các em để hiểu các em đang cần gì, và trang bị đúng những thứ mà các em đang cần. Đó chính là kỹ năng bày tỏ lòng yêu thương và cách cư xử đầy tự trọng với bạn đồng trang lứa.
Tôi mong những kinh nghiệm này giúp các thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội, các bậc phụ huynh có thêm cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường, xử lý, giáo dục các em các vụ bạo lực của học sinh một các thấu tình đạt lý giúp các em nhận thức được hành vi vi phạm đạo đức của mình. Từ đó rèn cho các em những kỹ năng sống cơ bản trong xử sự, giao tiếp giải quyết các tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống xã hội hiện đại, tránh những điều không đáng có xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, mắc vào vòng pháp luật. Giải quyết tốt bạo lực học đường, bạo lực tuổi vị thành niên là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giữ vững kỷ cương và nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường vì thế tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THCS hiện nay.
- Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường học hiện nay.
- Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 1.5.1 Phương pháp luận nghiên cứu. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.3. Các biện pháp nghiên cứu 2.3.1. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm lý lứa tuổi. 2.3.1.1. Tăng cường giáo dục sức khỏe tinh thần cho học sinh và tăng cường công tác quản lý an toàn trường học. 2.3.1.2. Xã hội hóa việc xây dựng không khí gia đình hạnh phúc. 2.3.1.3. Tham mưu đảng ủy, chính quyền địa phương. Cải thiện môi trường văn hóa xã hội. 2.3.1.4. Giáo dục ý thức cá thể: Mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân cách bản thân và phát triển năng lực xã hội. 2.3.2. Can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực. 2.3.2.1. Giáo viên nên kịp thời quan sát và phát hiện ra những trường hợp có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực và có các biện pháp can thiệp tâm lý. 2.3.2.2. Phụ huynh cũng phải đề cao cảnh giác và kịp thời phối hợp với nhà trường khi phát hiện ra con cái mình có những biểu hiện không bình thường. 2.3.2.3. Học sinh nên học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. 2.3.3. Can thiệp khi hành vi bạo lực học đường xảy ra. 2.3.4. Tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy ra hành vi bạo lực. 2.3.5. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những hình ảnh minh họa 3. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG. 3.1. Kết quả đạt được năm học 2020 - 2021. 3.2. Ứng dụng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 4.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 4.1.2. Bài học kinh nghiệm 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Về phía nhà trường. 4.2.2. Về phía gia đình. 4.2.3. Về phía xã hội. 4.2.4. Về phía giáo viên. 4.2.5. Về phía học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO | 3 3 4 5 5 5 6 6 6 6 7 7 7 9 12 12 13 13 14 14 14 15 15 16 17 17 20 29 29 29 31 31 31 31 32 32 33 33 34 34 36 |
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trường Trung học cơ sở Thanh Xuân Nam là một ngôi trường có tuổi đời còn trẻ gắn liền với sự trưởng thành của quận Thanh Xuân. Tuy không phải là ngôi trường lớn, số lượng học sinh không nhiều nhưng trường đã góp phần vào bề dày thành tích của ngành giáo dục quận. Đặc biệt trường đã để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong lòng bao thế hệ học sinh bởi nơi đây các em luôn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, được phát huy những năng lực bản thân từ những thầy cô giáo tận tâm với nghề.
Trường tôi là một trường giáp ranh giữa phường và xã. Học sinh trường tôi phần lớn điều là dân tỉnh lẻ chuyển về mua đất lập nghiệp tại nơi đây, hoặc là chính những người dân xung quanh đó lấn chiếm đất tạo thành “xóm liều”. Người dân vất vả, nhiều gia đình có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình phức tạp, ít sự quan tâm đến con cái. Nhưng với học sinh nhà trường là cái nôi, là ngôi nhà thứ hai cho các em mong ước được tới mỗi ngày. Là nơi để rồi các em hình thành nhân cách của con người toàn diện.
Là một giáo viên vừa làm công tác giảng dạy và vừa làm công tác chủ nhiệm lớp trong cấp trung học cơ sở tôi luôn luôn tâm đắc lời dạy của Bác Hồ trong bức thư gửi Tổng phụ trách thiếu nhi (1949) có câu: “Giáo dục thiếu nhi là một khoa học” và “Trong lúc học cần cho chúng vui, trong lúc vui cần cho chúng học”. Từ đó, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, tôi nhận thấy trách nhiệm to lớn của người giáo viên chủ nhiệm là làm sao thông qua các hoạt động sinh hoạt, ngoại khoá, các phong trào thi đua để tổ chức lớp học phải là một tổ ấm vui tươi, đoàn kết, và từ đó tạo ra một bầu không khí thân ái: “Học mà vui, vui mà học”.
Trong một bài phát biểu họp trung ương Đảng lần II, khoá VIII, cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh:
Nhà trường phải chú trọng: “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Trong đó dạy người là quan trọng nhất”.
Tôi nhận thấy, lời cố Tổng bí thư Đỗ Mười nói đúng. Muốn dạy cho trẻ em chúng ta sau này thành người hữu ích thì chúng ta phải sớm bồi dưỡng cho các em bản lĩnh, lòng tự tin và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Vì thế, vai trò giáo dục của thầy cô giáo và giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng.
Song song với kiến thức giảng dạy bộ môn, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi tự nhận thấy trách nhiệm to lớn của mình trong việc dạy người “Hình thành nhân cách tốt đẹp và lý tưởng sống cho học sinh".
Giờ đây, học sinh - thế hệ trẻ thân yêu của chúng ta đang cần những việc làm cụ thể, gần gũi với môi trường mà chúng đang sống và học tập, chúng rất cần tình thương, trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo; đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là người được các em tin tưởng chia sẻ những vương mắc mong được các thầy cô tư vấn, giúp đỡ.
Để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn trong xã hội thì tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức … ai quan tâm đến thế hệ trẻ, đều có thể hiến kế những biện pháp thiết thực để giúp các em yêu thương nhau hơn, có cách ứng xử với nhau bằng lời nói khôn khéo hơn mà không dùng “nắm đấm”. Với những bài học đúc rút từ thực tiễn của vấn đề bạo lực học đường những người chăm lo đến thế hệ trẻ đặt mình vào những em học sinh ấy, mới phần nào hiểu được vì sao các em đánh nhau. Có khi chỉ là một lỗi nhỏ, nhưng thiếu kỹ năng nhận biết và đánh giá, các em quy chụp đó là hành vi thiếu tôn trọng nhau, thế là “uýnh”. Thậm chí, có em thách thức đánh nhau, nhưng chưa đủ hiểu biết để lường trước hậu quả. Tâm lý các em đang tuổi học phổ thông là nông nổi, bồng bột, hiếu kỳ với điều lạ, cái mới, dễ bị kích động. Chúng ta phải đứng ở vị thế của các em để hiểu các em đang cần gì, và trang bị đúng những thứ mà các em đang cần. Đó chính là kỹ năng bày tỏ lòng yêu thương và cách cư xử đầy tự trọng với bạn đồng trang lứa.
Tôi mong những kinh nghiệm này giúp các thầy giáo, cô giáo, những người làm công tác giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội, các bậc phụ huynh có thêm cho mình những hiểu biết, kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường, xử lý, giáo dục các em các vụ bạo lực của học sinh một các thấu tình đạt lý giúp các em nhận thức được hành vi vi phạm đạo đức của mình. Từ đó rèn cho các em những kỹ năng sống cơ bản trong xử sự, giao tiếp giải quyết các tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống xã hội hiện đại, tránh những điều không đáng có xảy ra gây thiệt hại cho bản thân và người khác, mắc vào vòng pháp luật. Giải quyết tốt bạo lực học đường, bạo lực tuổi vị thành niên là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục đạo đức học sinh, giữ vững kỷ cương và nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường vì thế tôi quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường đối với học sinh THCS”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THCS hiện nay.
- Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường học hiện nay.
- Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình
THẦY CÔ TẢI NHÉ!