Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường làng nghề trong môn Giáo dục công dân. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
Hiện nay cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại đang diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào mà ở khắp nơi cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí,…Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta 70% các dòng sông, 45% vùng ngập mặn, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động, thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc huỷ hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cũng vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung học phổ thông cũng như các bậc học khác. Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như: trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường lớp, tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ, giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng như: điện, nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác,…
Cùng với lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, ở nông thôn cũng xuất hiện và hình thành nhiều làng nghề khác nhau, đến nay trên cả nước có khoảng 3500 làng nghề, thu hút khoảng 30 triệu lao động. Trường Trung học phổ thông Thống Nhất B thuộc huyện Thống Nhất có đa số học sinh thuộc các xã Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3,…Trên địa phận các xã này dần hình thành và tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm. Việc phát triển chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng nó cũng làm cho môi trường sống của địa phương và các vùng lân cận bị ô nhiễm. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh làm thế nào để vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống của bản thân, gia đình đảm bảo phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo dục trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là vấn đề tôi luôn băn khoăn, vì vậy tôi xin có ý kiến về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường làng nghề trong môn Giáo dục công dân.
I. Lí do chọn đề tài
Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
Hiện nay cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại đang diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào mà ở khắp nơi cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước và không khí,…Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta 70% các dòng sông, 45% vùng ngập mặn, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động, thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc huỷ hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá. Cũng vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung học phổ thông cũng như các bậc học khác. Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kỹ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động nhỏ nhất như: trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường lớp, tổ chức các diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ, giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng như: điện, nước, khuyến khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác,…
Cùng với lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi trường.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước, ở nông thôn cũng xuất hiện và hình thành nhiều làng nghề khác nhau, đến nay trên cả nước có khoảng 3500 làng nghề, thu hút khoảng 30 triệu lao động. Trường Trung học phổ thông Thống Nhất B thuộc huyện Thống Nhất có đa số học sinh thuộc các xã Quang Trung, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3,…Trên địa phận các xã này dần hình thành và tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm. Việc phát triển chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đời sống nhân dân được cải thiện nhưng nó cũng làm cho môi trường sống của địa phương và các vùng lân cận bị ô nhiễm. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh làm thế nào để vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống của bản thân, gia đình đảm bảo phát triển bền vững là nhiệm vụ hết sức quan trọng của giáo dục trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường. Đó là vấn đề tôi luôn băn khoăn, vì vậy tôi xin có ý kiến về việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường làng nghề trong môn Giáo dục công dân.