Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Một số từ ghép có dạng LÁY Trong chương trình NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong phong cách ngôn ngữ văn bản văn học thì phần ngôn ngữ học về từ pháp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Muốn giải mã một văn bản văn học thì trước tiên phải giải mã về từ. Trong ngôn ngữ học cấu trúc thì từ ghép và từ láy lại chiếm một số lượng không nhỏ. Việc phân biệt từ ghép – từ láy và đặc biệt là từ ghép có dạng láy càng không dễ dàng. Nhiều giáo viên mới vào nghề; kể cả một số giáo viên lâu năm cũng rất lúng túng khi giải mã các từ ghép có dạng láy.
Ở chương trình Tiếng Việt cấp tiều học; học sinh được học khá kỹ các loại từ ghép – từ láy.
Ở chương trình Trung học cơ sở học sinh có dịp học kỹ hơn phần từ ghép – từ láy. Có cả một số ví dụ từ ghép có dạng láy.
Còn ở chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ban cơ bản ( lớp 10 -104 tiết; lớp 11 – 122 tiết; lớp 12 – 105 tiết) phần Tiếng Việt chỉ chú trọng phần tu từ và phong cách ngôn ngữ văn bản. Các văn bản được học ở phần văn học trung đại – cận và hiện đại có vốn từ phong phú; trong đó từ ghép có dạng láy lại xuất hiện với tần số khá cao. Mà việc giải mã các từ này không dễ dàng.
Với kinh nghiệm 27 năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lý; tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Với đặc điểm đơn tiết, phân tích tính, tiếng Việt có nhiều hiện tượng độc đáo về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chỉ xét riêng hai bình diện ngữ âm và từ vựng, từ láy tiếng Việt là một sản phẩm đặc biệt thể hiện ở sự lặp lại về phát âm và khả năng biểu đạt sinh động, giàu hình ảnh, thú vị.
- Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận diện, phân định từ láy lại rất phức tạp. Trong các biểu hiện về sự nhầm lẫn, lộn xộn nói trên; có một trường hợp rất đáng lưu ý, đó là một số không ít từ ghép bị xem là từ láy.
Đề tài Một số từ ghép có dạng láy này sẽ góp phần phân định từ láy qua việc chỉ ra một số từ lâu nay vốn được xem là từ láy nhưng thực chất lại là từ ghép đích thực. Đây chính là đóng góp của đề tài mà tôi tâm huyết trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn THPT.
Đây là vấn đề rất khó trong học thuật mà lại thường gặp trong thực tế. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp. Mục đích chính là giúp các em học sinh hiểu đúng các từ ghép có dạng láy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong phong cách ngôn ngữ văn bản văn học thì phần ngôn ngữ học về từ pháp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Muốn giải mã một văn bản văn học thì trước tiên phải giải mã về từ. Trong ngôn ngữ học cấu trúc thì từ ghép và từ láy lại chiếm một số lượng không nhỏ. Việc phân biệt từ ghép – từ láy và đặc biệt là từ ghép có dạng láy càng không dễ dàng. Nhiều giáo viên mới vào nghề; kể cả một số giáo viên lâu năm cũng rất lúng túng khi giải mã các từ ghép có dạng láy.
Ở chương trình Tiếng Việt cấp tiều học; học sinh được học khá kỹ các loại từ ghép – từ láy.
Ở chương trình Trung học cơ sở học sinh có dịp học kỹ hơn phần từ ghép – từ láy. Có cả một số ví dụ từ ghép có dạng láy.
Còn ở chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ban cơ bản ( lớp 10 -104 tiết; lớp 11 – 122 tiết; lớp 12 – 105 tiết) phần Tiếng Việt chỉ chú trọng phần tu từ và phong cách ngôn ngữ văn bản. Các văn bản được học ở phần văn học trung đại – cận và hiện đại có vốn từ phong phú; trong đó từ ghép có dạng láy lại xuất hiện với tần số khá cao. Mà việc giải mã các từ này không dễ dàng.
Với kinh nghiệm 27 năm trực tiếp giảng dạy và làm công tác quản lý; tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Với đặc điểm đơn tiết, phân tích tính, tiếng Việt có nhiều hiện tượng độc đáo về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chỉ xét riêng hai bình diện ngữ âm và từ vựng, từ láy tiếng Việt là một sản phẩm đặc biệt thể hiện ở sự lặp lại về phát âm và khả năng biểu đạt sinh động, giàu hình ảnh, thú vị.
- Tuy nhiên, trên thực tế, việc nhận diện, phân định từ láy lại rất phức tạp. Trong các biểu hiện về sự nhầm lẫn, lộn xộn nói trên; có một trường hợp rất đáng lưu ý, đó là một số không ít từ ghép bị xem là từ láy.
Đề tài Một số từ ghép có dạng láy này sẽ góp phần phân định từ láy qua việc chỉ ra một số từ lâu nay vốn được xem là từ láy nhưng thực chất lại là từ ghép đích thực. Đây chính là đóng góp của đề tài mà tôi tâm huyết trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn THPT.
Đây là vấn đề rất khó trong học thuật mà lại thường gặp trong thực tế. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp. Mục đích chính là giúp các em học sinh hiểu đúng các từ ghép có dạng láy trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông.