Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CÁCH TIẾP CẬN MỘT THI PHẨM MỚI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lí do chọn đề tài:
- Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học văn, dạy văn.
- Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ.
- Vì thế, tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, với thơ ca lại càng khó hơn.“Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ đó trước nhà thơ đó, vẫn như là còn bị phong kín”( Nguyễn Tuân). Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình tượng, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng khác nhau. Điều quan trọng là người đọc phải gọi ra được những cảm xúc, suy nghĩ, ước mong của người viết được thể hiện một cách kín đáo, ý vị trong tác phẩm của mình.
- Có thể nói, làm thế nào để tiếp nhận thơ ca một cách sâu sắc, đúng đắn mãi là nỗi day dứt, niềm trăn trở của những người yêu thơ. Và sáng kiến kinh nghiệm này cũng xuất phát chính từ điều đó.
- Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã nổi tiếng với các tập thơ viết về chiến tranh như Dấu chân qua trảng cỏ, Những người đi tới biển….
- Sau năm 1975, ông là một trong những nhà thơ có nhiều tìm tòi khám phá để đem đến cho thơ ca cách biểu hiện mới mẻ, độc đáo. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975.
- Điều mới mẻ và bất ngờ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 lần này là bên cạnh những bài thơ đã trở thành kinh điển của những nhà thơ viết trong thời chống Pháp, chống Mĩ, đã vô cùng quen thuộc gần gũi với người dạy, người học văn bao thế hệ lại có những bài thơ viết sau 1975 với một lối viết , lối cảm rất mới mẻ và hiện đại.
- Bên cạnh Việt Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là Đò Lèn của Nguyễn Duy và đặc biệt là Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo.
- Bài thơ như một đoá hoa có vẻ đẹp và hương thơm rất lạ khiến không ít người học và người dạy văn có chút ngỡ ngàng, hoang mang.
- Được tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhiều trường trong tỉnh, tôi đã được nghe nhiều ý kiến băn khoăn, những câu hỏi thắc mắc xung quanh việc tiếp cận, tìm hiểu bài thơ này. Đã từng giảng dạy nhiều bài thơ quen thuộc, cách hiểu, cách cảm những thi phẩm ấy dường như đã trở thành một đường mòn, nay phải làm việc với một bài thơ mới đã thấy là khó thế mà bài thơ mới ấy lại không hề dễ cảm nhận thì những băn khoăn, thắc mắc thậm chí cả sự hoang mang là điều dễ hiểu.
- Bản thân tôi cũng không tránh khỏi tâm trạng ấy khi mới tiếp cận bài thơ. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua những ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp gần xa, qua việc đọc những bài viết về tác giả tác phẩm và những bài viết, những lời tâm sự của chính Thanh Thảo, tôi thấy mình phần nào đã cảm nhận được bài thơ.
- Viết sáng kiến này, tôi chỉ có mong muốn thật giản dị là chia sẻ với đồng nghiệp cách hiểu, cách cảm, cách tiếp cận tác phẩm này không ngoài mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT.
I. Lí do chọn đề tài:
- Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học văn, dạy văn.
- Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn học, người đọc, người học và người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ.
- Vì thế, tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, với thơ ca lại càng khó hơn.“Thơ là mở ra một cái gì mà trước câu thơ đó trước nhà thơ đó, vẫn như là còn bị phong kín”( Nguyễn Tuân). Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình tượng, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng khác nhau. Điều quan trọng là người đọc phải gọi ra được những cảm xúc, suy nghĩ, ước mong của người viết được thể hiện một cách kín đáo, ý vị trong tác phẩm của mình.
- Có thể nói, làm thế nào để tiếp nhận thơ ca một cách sâu sắc, đúng đắn mãi là nỗi day dứt, niềm trăn trở của những người yêu thơ. Và sáng kiến kinh nghiệm này cũng xuất phát chính từ điều đó.
- Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã nổi tiếng với các tập thơ viết về chiến tranh như Dấu chân qua trảng cỏ, Những người đi tới biển….
- Sau năm 1975, ông là một trong những nhà thơ có nhiều tìm tòi khám phá để đem đến cho thơ ca cách biểu hiện mới mẻ, độc đáo. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975.
- Điều mới mẻ và bất ngờ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 lần này là bên cạnh những bài thơ đã trở thành kinh điển của những nhà thơ viết trong thời chống Pháp, chống Mĩ, đã vô cùng quen thuộc gần gũi với người dạy, người học văn bao thế hệ lại có những bài thơ viết sau 1975 với một lối viết , lối cảm rất mới mẻ và hiện đại.
- Bên cạnh Việt Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là Đò Lèn của Nguyễn Duy và đặc biệt là Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo.
- Bài thơ như một đoá hoa có vẻ đẹp và hương thơm rất lạ khiến không ít người học và người dạy văn có chút ngỡ ngàng, hoang mang.
- Được tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhiều trường trong tỉnh, tôi đã được nghe nhiều ý kiến băn khoăn, những câu hỏi thắc mắc xung quanh việc tiếp cận, tìm hiểu bài thơ này. Đã từng giảng dạy nhiều bài thơ quen thuộc, cách hiểu, cách cảm những thi phẩm ấy dường như đã trở thành một đường mòn, nay phải làm việc với một bài thơ mới đã thấy là khó thế mà bài thơ mới ấy lại không hề dễ cảm nhận thì những băn khoăn, thắc mắc thậm chí cả sự hoang mang là điều dễ hiểu.
- Bản thân tôi cũng không tránh khỏi tâm trạng ấy khi mới tiếp cận bài thơ. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua những ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp gần xa, qua việc đọc những bài viết về tác giả tác phẩm và những bài viết, những lời tâm sự của chính Thanh Thảo, tôi thấy mình phần nào đã cảm nhận được bài thơ.
- Viết sáng kiến này, tôi chỉ có mong muốn thật giản dị là chia sẻ với đồng nghiệp cách hiểu, cách cảm, cách tiếp cận tác phẩm này không ngoài mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT.