Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH THPT TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 68 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ XXI trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, với nhiều hy vọng về tương lai tốt đẹp cùng với nhiều thách thức, vai trò nguồn nhân lực được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Con người được xem như một tài nguyên, một nguồn lực. Phát triển con người hay phát triển nguồn lực giữ một vai trò trung tâm trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực, hay nói cách khác, phát triển con người quyết định sự phát triển của các vốn khác. Con người trong thời đại mới với những đòi hỏi mới phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO nêu lên bốn trụ cột của cải cách giáo dục : người ta học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.
Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong thời đại mới nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải xây dựng một nền giáo dục đào tạo tốt nhất để tuổi trẻ hôm nay được tiếp cận với tri thức khoa học tiến bộ và năng lực thực tiễn, chăm lo tổ chức học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người nhằm xây dựng nước ta thành xã hội học tập. Giáo dục có chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong đó lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH .
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có được thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội”.
Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp…..
Trước yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải hoàn thiện hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục và đặc biệt là giáo dục cho học sinh trung học những định hướng nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với năng lực của bản thân nhằm phát huy cao nhất tiềm lực của mỗi con người.
Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện, đặc biệt coi trọng hoạt động hướng nghiệp. Nâng cao tỷ lệ người học có ngành nghề phù hợp và tránh tình trạng tỉ lệ thất nghiệp cao.
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: công nghiệp xây dựng chiếm 57,3% - dịch vụ chiếm 35,2% - nông, lâm ngư nghiệp chiếm 7,5%. Trong chỉ tiêu Nghị quyết 01-NQ/TU năm 2011 là cố gắng đạt tỷ lệ lao động đào tạo nghề lên 43,5% cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai còn thấp.
Nhơn Trạch là một huyện có dân số đông, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao do đối tượng trong độ tuổi lao động không có tay nghề. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tương lai của huyện là trở thành thành phố công nghiệp hiện đại của tỉnh Đồng Nai với cơ cấu kinh tế hiện nay chủ yếu là công nghiệp chiếm 54% - dịch vụ chiếm 36% và nông nghiệp chiếm 10%. Trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp lớn nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, cần rất nhiều đội ngũ lao động lành nghề, và cần giải quyết một số lượng lớn lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sau trung học phổ thông tiếp tục học nghề, hoặc vào các trường đại học cao đẳng của huyện Nhơn Trạch đạt tỷ lệ thấp . Đa số học sinh chọn con đường đi làm lao động phổ thông tại các khu công nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội, cũng như góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của huyện nhà. Đặc biệt là vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT vẫn chưa thực sự được chú ý.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là mức độ đầu tư và chất lượng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu hay không?
Bản thân là giáo viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT, với các kiến thức vừa được học theo chuyên ngành Giáo dục học của trường ĐH SPKT Tp.HCM, người nghiên cứu rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp, mong muốn góp một phần nhỏ cùng các trường THPT giải quyết vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp học sinh trung học phổ thông tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.” nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT và tạo được nguồn lao động phong phú cho huyện nhà.
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ XXI trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, với nhiều hy vọng về tương lai tốt đẹp cùng với nhiều thách thức, vai trò nguồn nhân lực được nhận thức như một yếu tố năng động nhất. Con người được xem như một tài nguyên, một nguồn lực. Phát triển con người hay phát triển nguồn lực giữ một vai trò trung tâm trong hệ thống phát triển các loại nguồn lực, hay nói cách khác, phát triển con người quyết định sự phát triển của các vốn khác. Con người trong thời đại mới với những đòi hỏi mới phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Ngay từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức UNESCO nêu lên bốn trụ cột của cải cách giáo dục : người ta học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người.
Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong thời đại mới nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải xây dựng một nền giáo dục đào tạo tốt nhất để tuổi trẻ hôm nay được tiếp cận với tri thức khoa học tiến bộ và năng lực thực tiễn, chăm lo tổ chức học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người nhằm xây dựng nước ta thành xã hội học tập. Giáo dục có chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trong đó lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH .
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có được thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Đảng ta tiếp tục khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội”.
Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp…..
Trước yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải hoàn thiện hệ thống giáo dục, chất lượng giáo dục và đặc biệt là giáo dục cho học sinh trung học những định hướng nghề nghiệp cho tương lai phù hợp với năng lực của bản thân nhằm phát huy cao nhất tiềm lực của mỗi con người.
Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 của ngành Giáo dục và đào tạo tỉnh đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện, đặc biệt coi trọng hoạt động hướng nghiệp. Nâng cao tỷ lệ người học có ngành nghề phù hợp và tránh tình trạng tỉ lệ thất nghiệp cao.
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp với cơ cấu kinh tế: công nghiệp xây dựng chiếm 57,3% - dịch vụ chiếm 35,2% - nông, lâm ngư nghiệp chiếm 7,5%. Trong chỉ tiêu Nghị quyết 01-NQ/TU năm 2011 là cố gắng đạt tỷ lệ lao động đào tạo nghề lên 43,5% cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai còn thấp.
Nhơn Trạch là một huyện có dân số đông, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao do đối tượng trong độ tuổi lao động không có tay nghề. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tương lai của huyện là trở thành thành phố công nghiệp hiện đại của tỉnh Đồng Nai với cơ cấu kinh tế hiện nay chủ yếu là công nghiệp chiếm 54% - dịch vụ chiếm 36% và nông nghiệp chiếm 10%. Trên địa bàn huyện có nhiều khu công nghiệp lớn nên rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, cần rất nhiều đội ngũ lao động lành nghề, và cần giải quyết một số lượng lớn lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sau trung học phổ thông tiếp tục học nghề, hoặc vào các trường đại học cao đẳng của huyện Nhơn Trạch đạt tỷ lệ thấp . Đa số học sinh chọn con đường đi làm lao động phổ thông tại các khu công nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo của huyện vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội, cũng như góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của huyện nhà. Đặc biệt là vấn đề hướng nghiệp cho học sinh THPT vẫn chưa thực sự được chú ý.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là mức độ đầu tư và chất lượng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông như thế nào, có đáp ứng được yêu cầu hay không?
Bản thân là giáo viên tham gia trực tiếp vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT, với các kiến thức vừa được học theo chuyên ngành Giáo dục học của trường ĐH SPKT Tp.HCM, người nghiên cứu rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp, mong muốn góp một phần nhỏ cùng các trường THPT giải quyết vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng hoạt động hướng nghiệp học sinh trung học phổ thông tại huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.” nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT và tạo được nguồn lao động phong phú cho huyện nhà.