Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
NGÂN HÀNG Đề cương ôn tập toán tiếng việt lớp 3, CÔNG NGHỆ, TIN HỌC LỚP 3 CÓ ĐÁP ÁN CHÂN TRỜI SÁNG TẠO MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word, pdf gồm 10 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN TIN HỌC LỚP 3

Sách CTST


Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng!

*CHỦ ĐỀ C:

1. “Có mấy cách sắp xếp”?


A. Một cách B. Hai cách C. Ba cách D. Bốn cách

2. Sắp xếp hợp lí để làm gì?

A. Để giúp em tìm được nhanh hơn. B. Để giúp em tìm được chậm hơn.

C. Để giúp em tìm được ít hơn. D. Để giúp em tìm được nhiều hơn.

3. Có thể biểu diễn cách xắp xếp phân loại bằng một sơ đồ hình gì?

A. Hình nón B. Hình vuông C. Hình cây D. Hình tròn

4. Em hãy quan sát hình và cho biết: Sách, vở ở hình nào dễ tìm hơn?



Hình 1 Hình 2


  • Hình 1
  • Hình 2
  • Cả hai hình
  • Không hình nào
5. Trong máy tính có các loại tệp nào?

A. Văn bản, hình ảnh, chuột, video.

B. Hình ảnh, hình ảnh, âm thanh, bàn phím.

C. Video, màn hình, âm thanh, hình ảnh.

D. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.

6. Theo em, thư mục có dấu hiệu gì để ta nhận ra chúng?

A. Thư mục thường có màu tím

B. Thư mục thường có màu xanh

C. Thư mục thường có màu vàng

D. Thư mục thường có màu đỏ

7. Em hãy cho biết biểu tượng nào sau đây biểu thị tệp văn bản? SGK trang 42

A B C D

8. Em hãy cho biết biểu tượng nào sau đây biểu thị tệp video? SGK trang 42

A B C D

9. Em hãy cho biết biểu tượng nào sau đây biểu thị ổ đĩa? SGK trang 42

A B C D



10. Em hãy cho biết lựa chọn nào sau đây là đúng. Thông tin trong máy tính được lưu trữ thành: SGK trang 43

  • Các thư mục.
  • Các tệp.
C. Các thư mục và tệp.

  • Các sơ đồ.
  • 11. Em hãy nêu cách tạo một thư mục mới? SGK trang 45
Bước 1: Chọn thư mục sẽ tạo thư mục con bên trong đó

Bước 2: Nháy chuột vào lệnh New Folder

Bước 3: Gõ tên thư mục cần tạo, chẳng hạn Mai Anh, rồi gõ phím Enter

12. Để tạo thư mục em nháy chuột vào lệnh nào sau đây?


  • New Folder
  • Rename
  • Delete
  • Move
13. Để đổi tên thư mục em nháy chuột vào lệnh nào sau đây?

  • New Folder
  • Rename
  • Delete
  • Move
14. Để xóa thư mục em nháy chuột vào lệnh nào sau đây?

  • New Folder
  • Rename
  • Delete
  • Move
* CHỦ ĐỀ D:

15. Những thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cá nhân và gia đình em? SBT D1 tr 43


A. Số điện thoại của các thành viên trong gia đình.

B. Ảnh, video lưu lại những kỉ niệm riêng của gia đình.

C. Những thông tin liên quan đến việc mua bán, trả phí của gia đình.

D. Địa chỉ của những nơi gia đình đi tham quan.

16. Thông tin nào dưới đây của một người mà nếu bị lộ, kẻ xấu sẽ không sử dụng trực tiếp để gửi tin nhắn cho người thân hay bạn bè của người đó để hỏi vay, mượn tiền? SBT – D4 tr 47

A. Ảnh chụp phong cảnh để kỉ niệm những nơi tham quan.

B. Họ tên và số điện thoại

C. Số tài khoản đăng nhập Zalo.

D. Số tài khoản đăng nhập Facebook.

17. Khi sử dụng Internet, mật khẩu đăng nhập vào loại tài khoản nào sau đâycủa một người mà nếu bị lộ, kẻ xấu sẽ sử dụng để rút tiền trong tài khoản ngân hàng của người đó?

A. Thư điện tử.

B. Mua bán trực tuyến.

C. Diễn đàn trực tuyến.

D. Họp trực tuyến.

* CHỦ ĐỀ E1:

18. Để kích hoạt phần mềm trình chiếu PowerPoint trên màn hình nền, em cần thực hiện thao tác nào sau đây?

A. Nháy chuột vào phần mềm PowerPoint.

B. Nháy đúp chuột vào phần mềm PowerPoint.

C. Nháy chuột phải vào phần mềm PowerPoint.

D. Nháy đúp chuột phải vào phần mềm PowerPoint.

19. Để tạo mới tệp trình chiếu, nút lệnh nào sau đây cần được chọn trên bảng chọn File?

A. Open.

B. New.

C. Save.

D. Close.

20. Để lưu tệp trình chiếu, nút lệnh nào sau đây cần được chọn trên bảng chọn File?

A. Open.

B. New.

C. Save.

D. Close.

21. Nút lệnh nào sau dây dùng để thêm một trang trình chiếu mới?

A. Open.

B. New.

C. New Slide.

D. Close.

22. Để mở tệp trình chiếu đã có, nút lệnh nào sau đây cần được chọn trên bảng chọn File?

A. Open. B. New. C. Save. D. Close.

23. Thao tác nào sau đây giúp em thêm ảnh vào bài trình chiếu?

A. Insert / Pictures B. Home / Pictures

C. View / Pictures D. Review / Pictures

* CHỦ ĐỀ E2:

24. Để bắt đầu luyện tập với phần mềm Mouse Skills, em cần làm gì?


A. Kích hoạt phần mềm và nhấn phím A.

B. Kích hoạt phần mềm và nhấn phím B.

C. Kích hoạt phần mềm và nhấn phím N.

D. Kích hoạt phần mềm và nhấn phím S.

25. Để thoát khỏi phần mềm Mouse Skills, em cần gõ phím nào sau đây trên bàn phím?

A. Phím N. B. Phím Q. C. Phím Esc. D. Phím A.

26. Trong phần mềm Mouse Skills, nút cuộn dùng để làm gì?

A. Lựa chọn một đối tượng.

B. Di chuyển lên và xuống màn hình làm việc.

C. Mở một bảng chọn tùy biến.

D. Kích hoạt một phần mềm ứng dụng.

27. Có mấy mức luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills?

A. 2 mức. B. 3 mức. C. 4 mức. D. 5 mức.

28. Trong phần mềm Mouse Skills, em luyện tập thao tác nháy đúp chuột ở mức mấy?

A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4

29. Trên Internet em nên khám phá và tìm kiếm các thông tin nào sau đây?

A. Thông tin giúp ích cho học tập.

B. Thông tin để mở rộng hiểu biết về thế giới.

C. Thông tin giúp giải trí lành mạnh.

D. Tất cả 3 phương án trên.

30. Khi làm việc với máy tính, cần ngồi đúng tư thế để làm gì?

A. Để phòng chống cháy nổ.

B. Để tránh bị điện giật.

C. Để bảo vệ mắt và cột sống.

D. Để được cộng điểm thi đua.

31. Phần mềm nào sau đây dùng để soạn thảo văn bản?

A. Word B. Power Point C. Excel D. Paint

32. Phần mềm nào sau đây dùng để thiết kế bài trình chiếu?

A. Word B. Power Point C. Excel D. Paint

33. “Nhấn nhanh nút chuột trái hai lần rồi thả ngón tay ra” là thao tác sử dụng chuột nào sau đây?

A. Nháy chuột B. Nháy đúp chuột C. Di chuyển chuột D. Kéo thả chuột

34. Em cần làm gì sau khi đã sử dụng xong máy tính?

A. Vệ sinh máy tính. B. Rút điện máy tính.

C. Khởi động máy tính. D. Tắt máy tính đúng cách.

35. Muốn tắt máy tính đúng cách em làm như thế nào?

A. Nháy chuột vào Start => Nháy chuột vào Power => Nháy chuột vào Sleep.

B. Nháy chuột vào Start => Nháy chuột vào Power => Nháy chuột vào Close.

C. Nháy chuột vào Start => Nháy chuột vào Power => Nháy chuột vào Restart.

D. Nháy chuột vào Start => Nháy chuột vào Power => Nháy chuột vào Shut down.






MA TRẬN ĐỀ KTĐK CUỐI KÌ II IMÔN TOÁN - LỚP 3.
Năm học 2022 – 2023

Mạch
kiến
thức​
Yêu cầu cần đạt

Câu
Hình thức
Mức​
Điểm
Ghi chú
TN​
TL​
1​
2​
3​














Số và phép tính
70 %​
Đọc, viết số có năm chữ số trong phạm vi 100. 000
1a
0,5​
0,5​
0,5

So sánh các số trong phạm vi 100. 000

1b​
0,5
0,5​

0,5

Thực hiện các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi
100 000


5


2,0


2,0


2,0

Tính giá trị của biểu thức

6​
1,0

1,0

1,0
Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
4a​
0,5​
0,5


1,0
4b​
0,5
0,5​
Giải bài toán có 2 bước tính.
8​
2,0
2,0
2,0


Hình học và đo lường 20%​
Đổi đơn vị đo độ dài, thời
gian; dung tích; khối lượng.

7​
1,0
1,0

1,0
Góc vuông, góc không vuông, chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
3a​
0,5
0,5​
1,0
3b​
0,5
0,5​
Một số yếu tố thống kê xác suất; 5%Nhận biết số liệu thống kê (tình huống
đơn giản.
2
0,5​
0,5​
0,5
Hoạt động thực hành và trải nghiệm 5%Thực hành ứng dụng các
kiến thức toán vào thực tiễn.

9
0,5​
0,5​
0,5

Tổng điểm
3​
7​
5​
3​
2​
10

Tỉ lệ điểm theo mức độ nhận thức
- Mức 1:5 điểm- Tỉ lệ:50%
- Mức 2:3 điểm- Tỉ lệ:30%
- Mức 3:2 điểm- Tỉ lệ:20%
Tỉ lệ điểm trắc nghiệm/tự luận
- Trắc nghiệm:3 điểm- Tỉ lệ:30%
- Tự luận:7 điểm- Tỉ lệ:70%
Tỉ lệ điểm các mạch kiến thức
- Số và phép tính:7,0 điểm- Tỉ lệ:70%
- Hình học và đo lường:2,0điểm- Tỉ lệ:20%
Thống kê xác suất0,5 điểm - Tỉ lệ:5%
Hoạt động thực hành và trải nghiệm0,5 điểm - Tỉ lệ:5%


















































Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

Họ tên: .............................................................

Học sinh lớp: .............................................
KTĐK CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TOÁN – LỚP BA
Ngày: ………………
Thời gian: 40 phút
Giám thị
Giám thị​
Số thứ tự
Điểm​
Nhận xét​
Giám khảo​
Giám khảo

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1, câu 2a).
Câu 1:.../1đ
















Câu 2:.../1đ













Câu 3:…/1đ
1a. Lan đang tham quan bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng hồ lúc này chỉ mấy giờ?
12 giờ 45 phút

11 giờ

C. 9 giờ

1b. Hình dưới đây đã khoanh tròn vào một phần mấy số ngôi sao?
1
A.
3
1
B.
4
1
C.
5

2a. Bạn An chia đều 80 hạt giống cho 4 tổ để trồng cây. Số hạt giống mỗi tổ nhận được là:
A. 10 hạt B. 20 hạt C. 30 hạt
2b. Điền vào chỗ chấm.
Nơi lạnh nhất trong 4 địa điểm dưới đây là……………………………………………


Sa Pa Thành phố Đà Lạt Huế
Hồ Chí Minh

3. Quan sát hình bên. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào .
Hình tròn tâm O có bán kính là OA, OB Hình tròn tâm O có đường kính là MN Đường kính dài gấp 2 lần bán kính
O là trung điểm của đoạn thẳng AB

Câu 4:…/1đ



Câu 5: .../1đ






Câu 6: …/1đ






Câu 7: …/2đ










Câu 8: …/1đ









Câu 9:........... /1đ
4. Tính nhẩm.
600 : 3 = ……………. 200 x 4 = ………………..
5. Đặt tính rồi tính.
105 x 6 523 : 7
………………………. ……………………….
………………………. ……………………….
………………………. ……………………….
………………………. ……………………….
6. Điền số thích hợp vào … :



- 80 + 19
…. ..... 35
7. Để trang trí “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại trường em, khối Hai chuẩn bị được 129 tranh vẽ, bài viết về Bác Hồ. Khối Ba chuẩn bị được gấp đôi số sản phẩm của khối Hai. Hỏi cả hai khối chuẩn bị được tất cả bao nhiêu sản phẩm?
Giải​
…………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………..……
…………………………………………………………………………………..……
8a. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Trong tuần này, Nam đi đến cửa hàng tiện lợi 3 lần, mỗi lần Nam mua 5 chai nước suối và 4 chai sữa. Biểu thức nào sau đây giúp Nam tính số chai nước và chai sữa đã mua:
A. 3 x 5 x 4 B. (5 + 4) x 3 C. 5 x 3 + 4

8b. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Nam đã mua tất cả................. chai nước và chai sữa.
9. Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

Nam cùng mẹ chuẩn bị đặt bánh pizza cho buổi tiệc sinh nhật của mình dự kiến tổ chức tại lớp vào thứ Sáu tuần này.
Có 34 bạn đến dự tiệc sinh nhật Nam. Cứ 3 bạn thì ăn hết 1 cái bánh. Nam cần đặt ít nhất …… cái bánh cho buổi tiệc.

Buổi tiệc bắt đầu lúc 16 giờ kém 15 phút và kéo dài 45 phút. Buổi tiệc sẽ kết thúc vào lúc ………giờ..... phút.


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN LỚP 3 KTĐK CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2022 – 2023

Câu 1: 1 điểm
Học sinh khoanh đúng 1 câu được 0,5 điểm (0.5 x 2 = 1đ)
1a. C
1b. B

Câu 2: 1 điểm
Học sinh thực hiện đúng 1 câu được 0,5 điểm (0.5 x 2 = 1đ)
2a. B
2b. Sa Pa

Câu 3: Quan sát hình bên. Đúng ghi Đ, sai ghi S (1 điểm)
Học sinh điền đúng 2 ý được 0,5 đ (0.5 x 2 = 1đ), Hs điền sai 3 ý được 0 điểm.


Đ​
S​
Đ​
Đ​
Hình tròn tâm O có bán kính là OA, OB Hình tròn tâm O có đường kính là MN Đường kính dài gấp 2 lần bán kính
O là trung điểm của đoạn thẳng AB

Câu 4: Tính nhẩm (1 điểm)
Học sinh thực hiện đúng 1 phép tính được 0,5 điểm (0.5 x 2 = 1đ)
600 : 3 = 200 200 x 4 = 800

Câu 5: Đặt tính rồi tính (1 điểm)
Học sinh thực hiện đúng 1 phép tính được 0,5 điểm (0.5 x 2 = 1đ)
105 x 6 523 : 7
x
523​
7
3 3​
74
5​
105
x 6 6 3 0​

Câu 6: Điền số thích hợp và.o. :

Học sinh viết đúng kết quả vào 1 ô trống được 0,5 điểm (0.5 x 2 = 1đ)












Câu 7: (2 điểm )

Mỗi lời giải đúng: 0,5 điểm

Phép tính đúng, kết quả đúng của mỗi phép tính: 0,5 điểm.

Nếu lời giải và phép tính trên sai thì trừ hết điểm toàn bài.

Sai đơn vị hoặc thiếu đáp số trừ: 0,5 điểm



Bài giải

Số sản phẩm Khối Ba chuẩn bị được là:

129 x 2 = 258 (sản phẩm)

Số sản phẩm cả hai Khối chuẩn bị được là: 129 + 258 = 387 (sản phẩm)

Đáp số: 387 sản phẩm



Câu 8: (1 điểm)

Học sinh thực hiện đúng 1 câu được 0,5 điểm ( 0,5 x2 =1 đ)

8a. B

8b. 27



Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm)

Học sinh điền số đúng vào chỗ chấm được 0,5 điểm ( 0,5 x2 =1 đ) 9a. 12

9b . 16 giờ 30 phút

CHÍNH TẢ

1. Có những mùa đông

Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.



2. Mùa thu trong trẻo

Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…



3. Sông nước Cà Mau

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy , thuyền chài , thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng...



4. Hương làng

Ở làng tôi, chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn...Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.



5. Ong Thợ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười.



6. Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…



7. Quê hương

Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi.



8. Ở lại với chiến khu

Bỗng một em cất tiếng hát, cả đội đồng thanh hát vang:

“Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi

Ra đi, ra đi thà chết không lui....”

Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên.


9. Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

10. Vườn dừa của ngoại

Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan rượi. Vườn dừa là chỗ mấy đứa con trai, con gái, trong xóm ra chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa.



TẬP LÀM VĂN



1.Thuật lại 1 ngày hội đã chứng kiến hoặc tham gia.

2.Nêu tình cảm, cảm xúc với 1 nghệ sĩ hoặc 1 nhân vật hoạt hình.

3.Thuật lại 1 trận thi đấu hoặc 1 buổi luyện tập thể thao mà em được chứng kiến hoặc tham gia.

4.Tả đồ vật thường dùng hoặc mang theo khi đi học hoặc đi tham tham quan, du lịch.

5.Thuật lại một hoạt động góp phần bảo vệ môi trường ở trường hoặc nơi em ở.

6.Nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của quê hương hoặc nơi em ở.







ĐỌC THÀNH TIẾNG


Bài1: Đọc: Độc đáo lễ hội đèn Trung Thu trang 20, 21

Câu 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Phố phường Tuyên Quang lại bừng lên lộng lẫy với đủ màu sắc và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn khổng lồ

Câu 2 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?

Trả lời:

- Người lớn vui vẻ đẩy xe đèn, trẻ em hớn hở ngồi trên xe thích thú ngắm nhìn phố phường ngày hội

Câu 3 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc

Câu 4 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?

Trả lời:

- Vì Lễ hội Trung thu là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu.

Câu 5 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về một loại đèn Trung thu em thích

Trả lời:

- Em thích nhất là chiếc đèn lồng, đèn có hình tròn phía trong có thể thắp nến cho sáng, một số loại đèn còn có sẵn đèn điện và nhạc phát ra



Bài 2:Tiếng đàn

Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Thủy làm những gì trước khi vào phòng thi?

Trả lời:

Thủy nhận cây đàn vi ô lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.

Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tiếng đàn của Thủy được tả bằng hình ảnh nào?

Trả lời:

Tiếng đàn của Thủy được tả bằng hình ảnh “Khi ắc sê vừa chạm khẽ vào những sợi dây dàn thì như có phép la, những âm thanh trong trẻo vút bay lên…”

Câu 3 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm câu văn cho thấy Thủy rất tập trung khi kéo đàn.

Trả lời:

Vầng tràn cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

Câu 4 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khung cảnh bên ngoài gian phòng có gì đẹp?

Trả lời:

Khung cảnh bên ngoài gian phòng có những điều đẹp:

- Cánh ngọc lan êm ái rụng

- Lũ trẻ thả thuyền giấy trên vũng nước mưa.

- Dân chài tung lưới bắt cá.

- Hoa mười giờ nở đỏ quanh lối đi ven hồ

- Bóng chim bồ câu lướt nhanh

Câu 5 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, bức tranh thiên nhiên đẹp hơn nhờ điều gì? Vì sao?

Trả lời:

Theo em bức tranh thiên nhiên đẹp hơn vì có tiếng đàn vi ô lông của Thủy vì âm nhạc có sức lan tỏa và lay động cảnh vật, khiến cuộc sống vui tươi hơn

Bài 3: Cuộc chạy đua trong rừng

Câu 1 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Ngựa con làm gì trước khi tham gia cuộc thi chạy.

Trả lời:

Trước khi tham gia cuộc thi chạy, ngựa con sửa soạn và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo.

Câu 2 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ngựa cha nói gì với con?

Trả lời:

Ngựa cha nói với con nên đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Câu 3 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những vận động viên nào tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con.

Trả lời:

Những vận động viên tham gia cuộc thi chạy cùng ngựa con: chị em nhà hươu, thỏ trắng, thỏ xám, bác quạ, ngựa con.

Câu 4 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao ngựa con thua cuộc?

Trả lời:

Ngựa con thua cuộc vì móng bị lung lay rồi rời hẳn ra, gai nhọn đâm vào chân làm ngựa con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại.

Câu 5 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói gì với cha? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, sau cuộc đua, ngựa con sẽ nói với cha:

- Con xin lỗi vì đã không nghe lời cha sửa lại bộ móng để thua cuộc!

Vì ngựa con đã thua cuộc khi không nghe lời dặn dò của cha.





Bài 4 :Giọt sương



Câu 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Giọt sương thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó?

Trả lời:

Khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó giọt sương vẫn nằm im, lập lánh.

Câu 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.

Trả lời:

Giọt sương trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào nó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông.

Câu 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhờ đâu mà chị vành khuyên hiểu được khát vọng thầm kín của giọt sương.

Trả lời:

Nhờ câu nói thì thầm “Chị đến thật đúng lúc” của giọt sương.

Câu 4 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vàng khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.

Trả lời:

Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh thiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.

Câu 5 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất nhân vật chim vàng khuyên vì hành động ý nghĩa hóa giọt sương vào giọng hát líu lo của mình.



Bài 5 : Mùa xuân đã về

Nội dung chính:
Quang cảnh tươi đẹp khi mùa xuân về.

* Câu hỏi, bài tập:

Câu 1 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả cảnh bầu trời mùa xuân?

Trả lời:

Tác giả dùng hình ảnh để tả bầu trời mùa xuân: Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi khiến bầu trời quang đãng, mặt trời chói lọi mọc lên.

Câu 2 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2.

Trả lời:

- Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất.

- Chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng ngựa.

- Đàn ong bay lượn quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi.

- Đồng cỏ nhung tơ và ruộng rạ phủ băng.

Câu 3 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

- Chim sơn ca cất tiếng hót thánh thót.

- Đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay, cất tiếng kêu mừng xuân.

Câu 4 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đám trẻ nhỏ, tốp phụ nữ và bác nông dân làm gì khi mùa xuân đến?

Trả lời:

-
Đám trẻ nhỏ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ.

- Tốp phụ nữ nói cười vui vẻ bên bờ đầm và giặt vải.

- Bác nông dân đang dùng rìu chữa lại cày bừa trong sân nhà.

Câu 5 trang 67 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao mọi người, mọi vật đều vui mừng, hớn hở?

Trả lời:

Vì mùa xuân đang về, bắt đầu một khởi đầu mới với mùa màng và cuộc sống.



Bài 6:Nắng phương Nam

Câu 1 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Uyên và các bạn đi chợ hoa vào dịp nào?

Trả lời:

Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày hai mươi tám Tết.

Câu 2 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong thư, Vân kể những điều gì về Hà Nội những ngày giáp Tết?

Trả lời:

Trong thư Vân kể về Hà Nội ngày giáp Tết trời cuối đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa.

Câu 3 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao Huệ ước gửi cho Vân được ít nắng phương Nam?

Trả lời:

Vì trong thư Vân nói rằng ở Hà Nội rất lạnh.

Câu 4 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3: Các bạn quyết định chọn món quà gì gửi cho Vân? Vì sao?

Trả lời:

Các bạn quyết định chọn gửi Vân một cành mai vì cành mai là đặc trưng của ngày Tết miền Nam đầy nắng ấm, cành mai như chở nắng phương Nam gửi tới Vân.

Câu 5 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, Vân cảm thấy thế nào khi nhận được món quà của các bạn?

Trả lời:

Theo em, Vân sẽ cảm thấy rất vui khi nhận được món quà ý nghĩa chứa đựng tình cảm của các bạn.



Bài 7 :Hai bà Trưng

Câu 1 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác với nhân dân ta?

Trả lời:

Chúng thắng tay giết hại dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng.

Câu 2 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm chi tiết cho thấy tài và chí của Hai Bà Trưng.

Trả lời:

Câu 3 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Vì sao Trưng Trắc quyết định mặc áo giáp phục thật đẹp để ra trận?

Trả lời:

Để cùng cố tinh thần dân chúng và làm kinh hồn giặc.

Câu 4 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa?

Trả lời:

Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiển của Hai Bà.

Câu 5 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng?

Trả lời:

Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng, lấy tên đặt cho trường học và các con phố.



Bài 8 :Mênh mông mùa nước nổi

Câu 1 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3:
Mùa nước nổi bắt đầu vào thời điểm nào?

Trả lời:

Mùa nước nổi bắt đầu vào tháng Bảy.

Câu 2 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những hình ảnh nào báo hiệu mùa nước nổi đã về?

Trả lời:

Những con nước lớn đổ về, nước sông dâng lên long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Câu 3 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mỗi sự vật dưới đây được tả bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

-
Những chiếc xuồng con bắt đầu tỏa ra đồng giăng câu, thả lưới.

- Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng câu đi qua.

- Mặt trời bồng bềnh như quả bóng màu vàng cam.

Câu 4 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh mặt nước có gì đẹp?

Trả lời:

Khi những con nước đổ về nước sông long lanh như một tấm gương khổng lồ.

Khi mặt trời lặn xuống cánh đồng chiều để trời và nước soi vào nhau, hòa làm một

Khi những chuyến đồ ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng.

Câu 5 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mùa nước nổi qua đi để lại những gì cho những vụ mùa sau?

Trả lời:

Khi những mùa nước nổi đi qua để lại những lớp phù sa nồng nàn cho những vụ mùa sau bội thu trở lại.







ĐỌC HIỂU

Bài 1: Đọc thầm bài Ai đáng khen nhiều hơn?

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?

Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)​

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1:
Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ?

A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương

B. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

C. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.

Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ?

A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.

B. Hái những bông hoa đẹp nhất.

C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.

Câu 3
: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em?

A. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

B. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.

C. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.

Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn?

A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.

B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.

C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.

Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh?

Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..............................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

(Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh.)

Câu 6:
Câu văn nào sau đây không sử dụng từ trái nghĩa?

A. Đôi đũa của anh thì cao còn của em thì thấp

B. Trời hôm nay nóng quá

C. Ngoài vườn, những quả xoài đã chín còn quả bưởi thì còn xanh.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu cảm?

A. Em nhờ Dũng giảng lại bài toán khó vào giờ ra chơi.

B. Ôi, bạn thông minh thế!

C. Cô giáo khen Hạnh rất chăm chỉ.

Câu 8: Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: Nhờ chị rót hộ cốc nước.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 9: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây

“ Vì thương dân, Chử Đồng Tử và Tiên Dung đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.”

A. Chử Đồng Tử và Tiên Dung

B. Vì thương dân

C. Đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Câu 10: Câu “Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp của đất nước.” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Câu khiến

B. Câu cảm

C. Câu hỏi





Bài 2: Đọc thầm bài Ông Yết Kiêu

ÔNG YẾT KIÊU

Ngày xưa, ở làng Hạ Bì, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương có một người làm nghề đánh cá tên là Yết Kiêu. Yết Kiêu có sức khoẻ hơn người, đặc biệt là ông có tài bơi lội và lặn sâu. Ông lặn xuống nước bắt cá dễ như người ta đi trên mặt đất.

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang một trăm thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi rao trong thiên hạ xem ai đánh lui giặc sẽ được ban thưởng. Yết Kiêu đến xin vua đi đánh giặc cứu nước.

Vua hỏi:

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

Nhà vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái đục và một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, Thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế quân giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa. Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu và phong ông làm Đại vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ông ở cửa biển Vạn Ninh, nơi ông đánh giặc và ở nhiều cửa biển khác.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1.
Ông Yết Kiêu có tài gì đặc biệt?

a. Bơi lội và lặn sâu.

b. Bơi thuyền lớn.

c. Bắt cá.

Câu 2. Ông Yết Kiêu cần bao nhiêu người để đánh giặc?

a. Cần một đoàn quân.

b. Chỉ cần một mình ông.

c. Cần một đội thợ lặn.

Câu 3. Ông Yết Kiêu làm thế nào để phá tan thuyền giặc?

a. Ông cùng đội quân mang khoan và đục lặn xuống đáy biển, làm đắm thuyền giặc.

b. Ông mang khoan và búa tiến đến đáy thuyền giặc, vừa khoan làm đắm thuyền giặc. vừa đục.

c. Ông mang khoan, đục và một cái búa tìm đúng đáy thuyền giặc, vừa khoan vừa đục, làm đắm thuyền giặc.

Câu 4. Nhân dân đã làm gì để nhớ ơn ông Yết Kiêu:


.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

(Về sau, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ ông ở nơi ông đánh giặc và nhiều cửa biển khác.)

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu cảm?

A. Em và Hồng là bạn thân.

B. Tớ nhớ cậu xiết bao!

C. Cậu nhớ viết thư cho tớ nhé!

D. Bạn Hồng là học sinh xuất sắc của lớp.

Câu 6: Câu nào sau đây nói về hoạt động nghệ thuật?

A. Ca sĩ đang hát say sưa.

B. Diễn viên múa đang hăng say tập luyện.

C. Người quay phim đang vất vả để quay được những cảnh phim đẹp.

D. Cả A, B, C

Câu 7:
Từ ngữ nào trong câu dưới đây chỉ tên của lễ hội?

“Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức Hội đua thuyền.”

A. Ngày 16 tháng Giêng

B. Hội đua thuyền

C. Quê em

D. Tổ chức

Câu 8: Nhóm từ nào sau đây chỉ tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất?

A. San hô, cá, tôm, các loại tảo

B. Than đá, dầu mỏ, khoáng sản

C. Cây xanh, hoa cỏ, động vật, thực vật

D. San hô, cá, tôm, dầu mỏ, khoáng sản

Câu 9: Em hãy chọn dấu câu phù hợp với chỗ trống sau: “Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi ”

A. Dấu hỏi

B. Dấu hai chấm

C. Dấu phẩy

D. Dấu chấm

Câu 10: Viết những từ ngữ có nghĩa trái ngược với các từ “cao, nóng, tươi, rộng” là?


.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

( thấp, lạnh, héo, hẹp – chật)





Bài 3: Đọc thầm bài
Rừng và biển

RỪNG VÀ BIỂN

Cuối cùng ba tôi cũng mượn được chiếc xe tải nhỏ để dọn nhà về thành phố. Cái xe bị lèn kín từ sàn tới nóc, mang lên thành phố từ thành củi tới cái tủ gỗ lát ba buồng. Lèn vừa xong đồ lên xe thì bé Boong nói:

- Ba nhớ dành chỗ cho mấy con cá của con.

- Trời đất! Còn chỗ nào nữa? Con đã phải ngồi trong lòng má con. Thôi, đổ hết đi!

- Lên thành phố thì con biết chơi với ai? Ba đã có bạn còn con thì chưa. – Bé Boong bắt đầu khóc. – Với lại cá con đang có bầu.

Ba mủi lòng:

- Thôi được! Có mấy cái nồi còn trống đó, bỏ vào đấy, đổ nước vào rồi để cá vào đó. Rõ khổ! Đã bao nhiêu là thứ lại còn chất thêm cả cái nhà bảo sanh cá.

- Ba nhớ cho má hay trên xe có nhà bảo sanh kẻo lên thành phố, má đặt nồi lên bếp, cá của con thành cá kho.

Ba bật cười về loài cá kiểng kho. Tôi thừa dịp “tấn công”.

- Còn chỗ cho hai dò phong lan của con nữa. Phong lan thì không bỏ vô nồi được.

- Thì bỏ vô rừng! Nhà bằng cái hộp quẹt mà còn rước về những rừng với biển!

Nhưng rồi rừng và biển vẫn được lên xe tải về thành phố của chúng tôi.

(Theo Trần Quốc Toàn)​

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1.
Gia đình của Boong đi đâu?

a. Đi du lịch.

b. Lên thành phố chơi.

c. Chuyển về thành phố.

Câu 2.
Boong muốn mang theo thứ gì?

a. Chiếc tủ gỗ lát có ba buồng.

b. Cá cảnh và dò phong lan.

c. Những chiếc nồi nấu ăn.

Câu 3. Mong muốn mang theo “rừng và biển” về thành phố nói lên điều gì về Boong?

a. Boong là một bạn trân trọng, yêu thiên nhiên, từ những con cá nhỏ bé đến dò phong lan.

b. Boong muốn mang chúng lên thành phố để bán kiếm tiền mua đồ chơi.

c. Boong muốn tặng chúng cho các bạn ở trường mới để làm quen.

Câu 4. Boong nói gì để bố đồng ý cho mang theo thứ mình muốn?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

(Lên thành phố thì con biết chơi với ai? Ba đã có bạn còn con thì chưa.)

Câu 5:
Câu nào dưới đây là câu khiến?

A. Con sang nhà bạn Đức chơi được không ạ?

B. Mẹ nấu rất nhiều món ăn ngon cho cả nhà.

C. Trời lạnh lắm, em mặc áo ấm vào đi!

Câu 6:
Những việc nên làm để bảo vệ môi trường biển là?

A. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển

B. Mang theo những đồ làm bằng nhựa khi ra biển

C. Ném hóa chất xuống biển

D. Lái xe trên bãi biển

Câu 7: Có thể thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong câu dưới đây?

“Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...”

A. Trong vườn: muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

B. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ: đào phơn phớt hồng: mào gà đỏ thắm...

C. Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm...

Câu 8:
Em hãy chọn các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau để điền vào chỗ trống sau “... rừng, ...biển”

A. Lên/xuống

B. Nắng/ mưa

C. Cao/ thấp

Câu 9: Nhóm từ nào sau đây chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật?

A. mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

B. trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

C. say mê, vui vẻ, hào hứng

D. Cả A, B, C

Câu 10: Em hãy chuyển câu kể sau thành câu cảm “Con mèo này bắt chuột giỏi.”

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................











Bài 4: Đọc thầm bài Ong Thợ

ONG THỢ

Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.

Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.

(Theo Võ Quảng)​

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1:
Tổ ong mật nằm ở đâu?

a. Trên ngọn cây.

b. Trên vòm lá.

c. Trong gốc cây.

d. Trên cành cây.

Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?

a. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.

b. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.

c. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.

d. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.

Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?

a. Để đi chơi cùng Ong Thợ.

b. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.

c. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.

d. Để kết bạn với Ong Thợ.

Câu 4: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?

a. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.

b. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.

c. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.

d. Ong Thợ bay về tổ.

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu khiến?

a. Chị và bé cùng chuẩn bị quà sinh nhật tặng bố.

b. Cuối tuần, em đi thăm viện bảo tàng.

c. Con phải rửa tay sạch trước khi ăn nhé!

d. Bạn Lan học giỏi quá!

Câu 6: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm: “ Trấn đấu hay.”

A. Trận đấu hay quá!

B. Trời ơi, trận đấu hay biết bao!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 7: Dấu hai chấm được dùng để làm gì?

A. Báo hiệu phần kết thúc câu

B. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê

C. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật

D. B và C đúng

Câu 8:
Nhóm từ nào sau đây chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật

A. mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc

B. trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ

C. say mê, vui vẻ, hào hứng

D. Cả A, B, C

Câu 9: Em hãy tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” sau đây

“Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.”

A. Hai bên bờ sông

B. Hoa phượng vĩ

C. Nở đỏ rực

D. Cả A, B, C

Câu 10: Câu “ Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp của đất nước.” thuộc kiểu câu nào sau đây?

A. Câu khiến

B. Câu cảm

C. Câu hỏi

D. Cả A, B, C



Bài 5: Đọc thầm bài
Đối đáp với vua

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Trời nắng chang chang người trói người.

Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

(Theo Quốc Chấn)​

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1:
Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?

a. Thăng Long (Hà Nội).

b. Kinh đô Huế.

c. Hoa Lư (Ninh Bình).

d. Hồ Tây.

Câu 2: Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?

a. Phải la hét, vùng vẫy.

b. Phải xưng là học trò.

c. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

d. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

Câu 3: Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

a. Gây cảnh náo động ở hồ.

b. Thu hút sự chú ý của nhà vua.

c. Trêu quân lính của nhà vua.

d. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

Câu 4: Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì?

a. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

b. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

c. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của Cao Bá Quát.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5:
Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì? trong các câu sau:

a. Học sinh phải chú ý nghe giảng để hiểu bài.

b. Học sinh phải đi đúng đường để đảm bảo an toàn giao thông.

Câu 6: Câu cảm nào sau đây nêu cảm xúc khi tham gia luyện tập thể thao?

A. Quả bóng tròn căng mịn.

B. Em được tham gia luyện tập thể thao thích quá!

C. Ôi, được tham gia luyện tập thể thao thích thật đấy!

D. Cả B, C đều đúng

Câu 7:
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho mỗi câu sau.

Tính thỏ hiền lành nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹn thông minh.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

(Tính thỏ hiền lành, nhân hậu, còn gà trống nhanh nhẹn, thông minh.)

Câu 8:
Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu dưới đây:

Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

A. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

B. Cả bầy ong cùng nhau “xây tổ”. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

C. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức “tiết kiệm” vôi vữa.

D. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức “tiết kiệm vôi vữa”.

Câu 9: Câu văn nào sau đây có sử dụng từ trái nghĩa?

A. Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.

B. Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.

C. Khăn mặt của bố thì lớn còn của con thì bé

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10:
Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau

“Anh sẽ trở về quê hương khi đất nước sạch bóng quân thù..”​

A. Anh sẽ trở về quê hương

B. Khi đất nước sạch bóng quân thù

C. Đất nước

D. Quê hương

Bài 6: Đọc thầm bài Chú dế sau lò sưởi

CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)​

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây:

Câu 1:
Buổi tối ấy, trong căn phòng yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

a. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ.

b. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh.

c. Âm thanh kéo dài lạnh lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi.

Câu 2:
Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

a. Trở thành người nhạc sĩ.

b. Trở thành người ca sĩ.

c. Trở thành người nhạc công.

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô-da trước công chúng thủ đô nước Áo?

a. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

b. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”.

c. Cả hai chi tiết nói trên.

Câu 4:
Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?

a. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi.

b. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ.

c. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da.

Câu 5: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau:

Tiếng cười nói xôn xao tiếng mái chèo khua nước ven sông người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

(Tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.)

Câu 6:
Câu cảm Ồ, bạn Nam thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì?

A. Bộc lộ cảm xúc vui mừng.

B. Bộc lộ cảm xúc thán phục.

C. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.

Câu 7: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì?

Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

A. Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên


B. Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

Câu 8: Em hãy tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu sau:

“Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng lập tức kéo về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.”

A. Nhận được tin dữ

B. Hai Bà Trưng

C. Thành Luy lâu

Câu 9: Em hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” trong câu dưới đây

“Người tứ xứ đổ về như nước chảy để xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.”

A. Người tứ xứ

B. Xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ

C. Đổ về như nước chảy

Câu 10: Em hãy chọn một câu dưới đây để bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương

A. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long thật hùng vĩ!

B. Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp.

C. Hãy bảo vệ và giữ gìn các cảnh quan thiên nhiên của chúng ta!







MẢNG SỐ HỌC



PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
: CHỌN Ý ĐÚNG :

MỨC 1:

Câu 1
: Kết quả của 12345 + 0 là :

A . 0 B. 12345 C. 12340 D. 12300

Câu 2: Kết quả của 31806 + 53736 là :

A. 85542 B. 84532 C. 84542 D. 85532

Câu 3: Kết quả của 84622 : 2 là ::

A. 42311 B. 42344 C. 48311 D. 42311

Câu 4: Một số khi nhân với 1 thì là :

A. 1 B. 0 C. chính số đó D. 10

Câu 5: Số ?

53674 - …… = 19026

A. 34645 B. 34646 C. 34647 D. 34648

Câu 6
: Số ?

2 x …… = 62428

A. 31214 B. 31213 C. 31212 D. 31211

Câu 7 : Giá trị của biểu thức 20000 : 4 x 2 là : …

A. 2500 B. 10000 C. 1000 D. 100



Câu 8 : Giá trị của biểu thức (5000 – 108) : 2 là : …

A. 40000 B. 22500 C. 2250 D. 2446

Câu 9
: Đúng ghi Đ, sai ghi S:

  • Để đo khối lượng một vật ta có thể dùng đơn vị đo là g hoặc kg. … (Đ)
  • Gam (g) là đơn vị duy nhất để đo khối lượng của một vật. … (S)
Câu 10: Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé: 87 018, 86 675, 78 998, 98 075

  • 87 018, 86 675, 78 998, 98 075 C. 98 075, 87 018, 86 679, 78 998
  • 98 075, 78 998, 86 679, 87 018 D. 78 998, 86 679, 87 018, 98 075
Câu 11: Số liền trước của số 3774 là:

4774 B. 3773 C.3784 D.3775

Câu 12: Số bốn nghìn bảy trăm sáu mươi tám viết là:

A. 6478 B. 4768 C. 7684 D. 7686

Câu 13: Giá trị của số 6 trong số 2604 là :

600 B.6000 C.60 D.604

Câu 14: Số lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là:

A. 9999 B. 9897 C. 9876 D. 9897

Câu 15: Trong các số 1335 ; 1422 ; 2000 ; 3000 ; 350 ; 4000. Số tròn nghìn nhỏ nhất là:

A. 1335 B.3000 C.2000 D. 1000



MỨC 2:

Câu 1
: Tổng của 31806 và 53736 là :

A. 85542 B. 84532 C. 84542 D. 85532

Câu 2: Hiệu của 24373 và 11654 là :

A. 11729 B. 11719 C. 12729 D. 12719

Câu 3
: Tích của 21504 và 3 là :

A. 64532 B. 63542 C. 64542 D. 64512

Câu 4
: Thương của 48080 và 4 là :

A. 12020 B. 1202 C. 8202 D. 82020

Câu 5: >, <, = ?

28360 + 5142 ….. 28361 + 5142

A. > B. < C. = D. Không so sánhđược

Câu 6: >, <, = ?

78300 : 3….. 78300 : 2

A. > B. < C. = D. Không so sánhđược

Câu 7: Giá trị của biểu thức: 10284 : 2 x 6 là : …

A. 30851 B. 30852 C. 30853 D. 30854

Câu 8: Giá trị của biểu thức: 12345 + 10203 x 7 là : …

A. 83764 B. 83765 C. 83766 D. 83767

Câu 9: Muốn tìm số bị trừ ta lấy ta lấy hiệu ….. với số trừ

A. cộng B. trừ C. nhân D. chia

Câu 10: 3600 ml = … l …. ml

3l 600 ml B. 3l 6 ml C. 3000 l 600 ml D. 6l 300ml

Câu 11: ? + 10234 = 20408. Vậy ? = …..

A. 30642 B. 10174 C. 10173 D. 10172

Câu 12:

? x 4 = 20844. Vậy ? = …..

A. 5211 B. 41688 C. 41687 D. 41686

Câu 13: Đếm các thẻ số dưới đây gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị:














A. 2 trăm, 1 chục, 2 đơn vị B. 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị

C. 3 trăm, 2 chục, 3 đơn vị D. 4 trăm, 2 chục, 4 đơn vị

Câu 14: Số tròn nghìn liền sau số 7540 là:

7000 B. 6000 C. 8000 D. 9000

Câu 15: Số tròn chục nghìn liền trước số 18 901 là:

18 000 B. 19 000 C. 20 000 D. 21 000



MỨC 3:

Câu 1
: Tổng của số lớn nhất có 4 chữ số và số bé nhất có 4 chữ số là :

A . 10999 B. 10998 C. 10997 D. 10996

Câu 2: Tổng của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 1 chữ số là :

A . 0 B. 99997 C. 99998 D. 99999

Câu 3
: Tích của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 1 chữ số là :

A. 0 B. 11111 C. 22222 D. 33333

Câu 4: Tích của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 1 chữ số lớn hơn 0 bé hơn 2 là:

A. 99999 B. 88888 C. 77777 D. 66666

Câu 5 : +, - , x, :

35652 ….. 6180 = 29472

A. + B. - C. x D. :

Câu 6 : +, - , x, :

3457 ….. 9826 = 13283

A. + B. - C. x D. :

Câu 7 : Giá trị của biểu thức 69250 + 5457 - 105 là : …

A. 74602 B. 74603 C. 74604 D. 74605



Câu 8
:
Số tròn nghìn liền trước số 7540 là:

7000 B. 6000 C. 8000 D. 9000

Câu 9 : Số tròn nghìn liền sau của số 8900 là :

A. 8000 B. 7000 C. 10 000 D. 9000

Câu 10
: Thùng dầu thứ nhất đựng 25 lít. Thùng thứ hai đựng gấp 4 lần thùng thứ nhất. Vậy cả hai thùng đựng là : …

A. 80 l dầu B. 90 l dầu C. 125 l dầu D. 120 l dầu.

Câu 11: ? x 5 = 46100. Vậy ? = …..

A. 9220 B. 92221 C. 92222 D. 92223

Câu 12: ? - 37215 = 20905. Vậy ? = ……

A. 58118 B. 58119 C. 58120 D. 58121

Câu 13: 70703 – ? = 3070. Vậy ? = ……

A. 67633 B. 67634 C. 67635 D. 67636

Câu 14: Nối

A. ? – 12302 = 618 ? = 34210



B. 68420: ? = 2 ? = 12920

Câu 15: Nối

A. ? + 17000 x 2 = 30000 ? = 15000



B. 56000 – ? x 9 = 200 ? = 6000





PHẦN II: TỰ LUẬN

MỨC 1:

Câu 1
: Điền vào chỗ chấm:

  • 1km = … m c) 1l = … ml
  • 3kg = ….g d) 3000ml = ….l
Câu 2:Tính

a)
36275 x 2 : 5 b) (67848 + 8764) : 4

Câu 3: Đặt tính rồi tính

4276 x 6 5607 : 7 7 895 + 6478

5684 + 7432 2358 2 9386 : 3

Câu 4: Viết các tổng sau thành các số:

9000 + 70 + 2 = ………..

50 000 + 6000 + 400 + 3 = …………..

(9000 + 70 + 2 = 9072

50 000 + 6000 + 400 + 3 = 56403)

Câu 5: Viết các số tròn nghìn từ 4000 đến 7000.

……………………………………………………………………………………….

(4000, 5000, 6000, 7000)

Câu 6: Viết các số tròn chục nghìn từ 20 000 đến 60 000

……………………………………………………………………………………….

(20 000, 30 000, 40 000, 50 000, 60 000)

Câu 7: Số 80 023 đọc là:

……………………………………………………………………………………….

(Tám mươi nghìn không trăm hai mươi ba.)

Câu 8: Số: “Bảy mươi sáu nghìn ba trăm năm mươi hai” viết là:

……………………………………………………………………………………….

(76 352)

Câu 9: Viết số tròn nghìn liền trước số 4630.

……………………………………………………………………………………….

(4000)

Câu 10: Viết số tròn chục nghìn liền sau số 56 012

……………………………………………………………………………………….

(50 000)

Câu 11: Đọc , viết số vào chỗ trống

Viết sốĐọc số
2008Hai nghìn không trăm linh năm
6385................................................................................................
.....................Ba nghìn không trăm mười hai
7120...................................................................................................
....................Sáu nghìn bốn trăm sáu mươi bảy












Câu 12: Điền dấu >,<,=

4422 + 2244 ....4652 3725...3000 + 700 + 20 + 5

Câu 13: Điền dấu <,>,=.

1000g........1kg 744g..........474g

7kg ......... 8000g 1000ml … 2l

Câu 14 : Cho dãy số 88 910; 88 920; 88 930; .....; ......; ...…

Ba số tiếp theo của dãy số trên là: ………………………………………………

Bài 15: Cho các số sau: 56 140, 58 299, 58 296, 56 139, 51 998.

Hãy sắp xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn

Hãy sắp xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé



MỨC 2:

Câu 1 : Tính


(4536 + 73845) : 9 B. 36275 x 2 : 5

C. 35058 : 6 + 47586 D. (67848 + 8764) : 4

Câu 2: Điền kết quả thích hợp vào

Thêm 5 đơn vị gấp 5 lần



Câu 3: Viết các số trong nghìn: 1670 < …. < 5801

……………………………………………………………………………………….

(2000, 3000, 4000, 5000)

Câu 4: Viết các số tròn nghìn nhỏ hơn 7884.

……………………………………………………………………………………….

(1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000)

Câu 5: Viết số tròn chục nghìn nhỏ nhất.

……………………………………………………………………………………….

(10 000)

Câu 6: Viết số tròn chục nghìn lớn nhất có 5 chữ số:

……………………………………………………………………………………….

(90 000)

Câu 7: Viết 4 số tròn nghìn có 4 chữ số bắt đầu bằng chữ số lẻ.

……………………………………………………………………………………….

(1000, 3000, 5000, 7000, …)

Câu 8: Viết 4 số tròn nghìn có 4 chữ số bắt đầu bằng chữ số chẵn.

……………………………………………………………………………………….

(2000, 4000, 6000, 8000)

Câu 9: Cho các số: 4500, 6000, 80 000, 13 000, 60, 30 000, 90 000. Viết lại các số tròn chục nghìn?

……………………………………………………………………………………….

(80 000, 30 000, 90 000)



Câu 10
: Viết lại các số sau để trở thành các số tròn nghìn: 300, 600, 50, 10

……………………………………………………………………………………….

(3000, 6000, 5000, 1000)

Câu 11: Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống thích hợp:

34 631 34 61373 141 85 351
83 864 81 64796 022 97 241
32 150 30 000 + 2 000 + 500 +1053 119 50 000 + 3000 + 100 + 10 + 9
Bài 12: Điền dấu >, <, =?

14 512 x 4 46 145​
16826 × 2 12849 × 3​
70 530 23 510 × 3​
31927 × 3 28499 × 2​
Bài 13: Tính giá trị biểu thức:

a/1456 + 5498 – 4498b)2015 x 3 + 7906


c) 15 840 + 1205 x 4
…………………………………………
…………………………………………​
d) (15 786 – 13 982) x 3
…………………………………………
…………………………………………​
MỨC 3:

Câu 1
: Số được thể hiện bởi: 4 thẻ 1 000, 7 thẻ 100, 5 thẻ 10 và 2 thẻ 1 đơn vị là số nào? Hãy viết số vừa tìm được thành tổng.

……………………………………………………………………………………….

( 4752 = 4000 + 700 + 50 + 2)



Câu 2: Từ số 5670 đến số 9372, ta viết được bao nhiêu số tròn nghìn? Đó là những số nào?

……………………………………………………………………………………….

( Ta viết được 5 số tròn nghìn. Đó là: 5000, 6000, 7000, 8000, 9000)

Câu 3: Tìm số tự nhiên biết rằng, khi lấy số đó nhân cho 5 thì được số tròn chục nghìn nhỏ nhất.

……………………………………………………………………………………….

(… x 5 = 10 000 è10 000 : 5 = 2000, vậy số đó là 2000)

Câu 4: Mẹ làm 1 mẻ bánh hết số gam đường là số tròn nghìn lớn nhất có 4 chữ số. Hỏi mẹ làm 1 mẻ bánh hết bao nhiêu gam đường?

……………………………………………………………………………………….

(9000 gam đường.)

Câu 5: Quãng đường từ nhà An đến trường là số tròn nghìn bé nhất, nếu tính cả đi và về thì An đi hết quãng đường là bao nhiêu ?

……………………………………………………………………………………….

(1000 x 2 = 2000 m)

Câu 6: Từ số 45890 đến số 76540, ta viết được bao nhiêu số tròn chục nghìn? Đó là những số nào?

……………………………………………………………………………………….

(Ta viết được 4 số tròn chục nghìn, đó là 40 000, 50 000, 60 000, 70 000)

Câu 7: Hãy viết số tròn chục nghìn có 5 chữ số bắt đầu là số chia hết cho 3.

……………………………………………………………………………………….

(30 000, 60 000, 90 000)

Câu 8: Tìm số điền vào chỗ trống trong biểu thức sau:



× 3 = 85920 : 2
….……………………
….……………………
….……………………​
( + 2016) : 4 = 1331 (dư 1)
….……………………
….……………………
….……………………​
Câu 9: Số?

5 cm = ………… mm2kg = ……… g
6 dm =……. cm = ….. mm4000g = ………kg
7 m = ….. dm = ….. cm = ……. mm9kg = …………..g
8dm + 1dm = ……….. …. mm2000g + 5000g = ………kg
8l = ………. ml6000ml = ……..l
3l = ………. ml1000ml + 3000ml = …….l


Câu 10
: Cho bảng số liệu sau, điền thông tin thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:


Quáng đường
Việt Nam - Anh
Việt Nam -
Cu Ba
Việt Nam - Pháp
Việt Nam - Pê - ru
Khoảng cách
10 033​
16 008​
10 125​
19 354​


Quãng đường từ Việt Nam đến ……….. ngắn nhất.

Quãng đường từ Việt Nam đến Anh ……………. quãng đường từ Việt Nam đến Pháp.

Quãng đường từ Việt Nam đến …………… dài nhất.

Quãng đường từ Việt Nam đến …………… dài hơn từ Việt Nam đến Pháp nhưng ngắn hơn từ Việt Nam đến ……….

Câu 11. Tìm thương của số lớn nhất có năm chữ số khác nhau với 5.

Trả lời:


- Số lớn nhất có năm chữ số khác nhau là: 98765

- Thương của số lớn nhất có năm chữ số khác nhau với 5 là: 98765 : 5 = 19753

Câu 12. Tìm một số biết rằng lấy 23742 trừ đi số đó thì bằng 58 cộng với 1674

Trả lời:


Ta có: 23742 – ? = 58 + 1674

23742 – ? = 1732

23742 – 1732 = 22010

Số cần tìm là: 22010

Câu 13. Tìm hiệu của số liền sau và số liền trước của số bé nhất có năm chữ số.

Trả lời :


- Số bé nhất có năm chữ số : 10000

- Số liền sau 10000 là : 10001

- Số liền trước 10000 là : 9999

- Hiệu của hai số là : 10001 – 9999 = 2

Câu 14. Tìm tổng của số lớn nhất có năm chữ số khác nhau và số bé nhất có bốn chữ số khác nhau

Trả lời :


- Số lớn nhất có năm chữ số khác nhau là : 98765

- Số bé nhất có bốn chữ số khác nhau là : 1023

- Tổng của hai số là : 98765 + 1023 = 99788

Câu 15. Tìm của số chẵn lớn nhất có năm chữ số khác nhau.

Trả lời :


- Số chẵn lớn nhất có năm chữ số khác nhau là : 98764

- của 98764 là : 98764 : 2 = 49382



MA TRẬN ĐỀ HÌNH HỌC, HỌC KÌ II KHỐI 3


1.PHẦN TRẮC NGHIỆM

MỨC 1



Câu 1. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy:

Chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với 2.

Chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).

Chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

Câu 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 6cm, chiều rộng 4cm thì chu vi hình chữ nhật đó là:

12cm b. 36cm c.16 d. 20cm

Câu 3. Một hình chữ nhật có chiều dài là 12cm, chiều rộng là 6 cm. Chu vi hình chữ nhật là.

70 cm b. 36 cm c. 74 cm d. 76 cm

Câu 4. Hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm. Chu vi hình chữ nhật đó là:

a. 26 cm b. 16 cm c. 15 cm d. 30 cm

Câu 5. Hình chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3 m. Chu vi của hình dó là:

12 m. b.7m c.14m d. 9m



Câu 6: Hình bên có …… hình chữ nhật

a.8 b.4

c.5 d.6



Câu 7: Khối hộp chữ nhật có:

4 cạnh

8 cạnh

12 cạnh



Câu 8: Góc đỉnh A, cạnh AB và cạnh AC là góc vuông.



a.Đúng B

b.Sai



A C



Câu 9: Số góc vuông ở hình dưới đây là:

a. 1 góc vuông

b. 2 góc vuông

c. 3 góc vuông

d. 4 góc vuông



Câu 10: Hình chữ nhật có

a. 2 góc vuông b. 3 góc vuông c. 4 góc vuông d. 5 góc vuông



Câu 11.Hình bên có bao nhiêu hình tam giác

  • A.2 hình tam giác
  • B.4 hình tam giác
  • C.6 hình tam giác
  • D.5 hình tam giác


Câu 12. Hình tròn có đường kính bằng ½ bán kính.

Đúng Sai

Câu 13. Một hình vuông có chu vi 200 cm. Cạnh hình vuông là:

a. 25 cm b. 40 cm c. 50 cm d. 65 cm

Câu 14. Độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác ABCD là 24 cm. Vậy chu vi hình tứ giác ABCD là:

a.69 cm b. 96 cm c.59 cm d. 32 cm



  • Câu 15. Một hình chữ nhật có chiều dài 38 cm, chiều rộng 16 cm. Chu vi hình chữ nhật là:
  • 108 cm b. 54 cm c. 120 cm d. 180 cm

    II. PHẦN BÀI TẬP

    Bài 1. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. Tính chu vi của mảnh đất đó?
    • Bài giải
    • Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
    • (35 + 20) x 2 = 110 (cm)
    • Đáp số: 110 cm
  • Bài 2. Tính chu vi của một vườn cây ăn quả hình chữ nhật có chiều dài là 100m, chiều rộng là 60m?
    • Bài giải
    • Chu vi của vườn cây ăn quả hình chữ nhật là:
    • (100 + 60) x2 = 320 (cm)
    • Đáp số: 320 cm
  • Bài 3. Tính chu vi một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68m?
    • Bài giải
    • Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
    • (125 + 68) x2 = 386 (cm)
    • Đáp số: 386 cm
  • Bài 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 45m, chiều rộng 25m. Tính chu vi mảnh đất đó?
    Bài giải
    Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
    • (45 + 25) x2 = 140 (cm)
    • Đáp số: 140 cm
  • Bài 5. Một cái ao hình chữ nhật có chiều dài 104 m , chiều rộng 52 m. Tính chu vi cái ao đó ?
    Bài giải
    Chu vi cái ao đó là:
    ( 104 + 52 ) x 2 = 312 (m)
    Đáp số: 312 m​

    Bài 6. . Tính chu vi hình vuông có cạnh là 85 cm?
    Bài giải
    Chu vi hình vuông là:​
    • 85 x 4 = 340 (cm)
    • Đáp số: 340 cm

  • Bài 7. Tính chu vi hình tam giác EFG biết độ dài mỗi cạnh của hình tam giác là 50 dm.
    Bài giải
    Chu vi hình tam giác EFG là:
    50 x 3 = 150 (dm)
    Đáp số: 150 dm​
    Bài 8. Tính chu vi hình tứ giác ABCD biết độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác là 35 cm.
    Bài giải
    Chu vi hình tứ giác ABCD là:​
    • 35 x 4 = 140 (cm)
    • Đáp số: 140 cm
    • Bài 9. Tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác là 67 dm.
  • Bài giải
    Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
    67 x 4 = 268 (dm)
    Đáp số: 268 dm​

    Bài 10. Một đám ruộng hình chữ nhật có chu vi là 1408 m. Tính nửa chu vi đám ruộng hình chữ nhật?
    Bài giải
    Nửa chu vi đám ruộng hình chữ nhật là:
    1408 : 2 = 704 (m)
    Đáp số: 704 m
    Bài 11. Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh của hình tam giác là 35 cm.
    Bài giải
    Chu vi hình tam giác ABC là:
    35 x 3 = 105 (cm)
    Đáp số: 105 cm
    Bài 12. Một thửa ruộng hình tứ giác có độ dài mỗi cạnh là 40 m. Tính chu vi thửa ruộng?
    Bài giải
    Chu vi miếng ruộng là:
    40 x 4 = 160 (m)
    Đáp số: 160​

    Bài 13. Một thửa ruộng hình vuông có độ dài mỗi cạnh là 50 m. Tính chu vi thửa ruộng?
    Bài giải
    Chu vi miếng ruộng là:
    50 x 4 = 200 (m)
    Đáp số: 200​

    Bài 14. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 108 m. Tính nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật?
    Bài giải
    Nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
    108 : 2 = 54 (m)
    Đáp số: 54 m​
    Bài 15. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi là 160 m. Tính nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật?
    Bài giải
    Nửa chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
    160 : 2 = 80 (m)
    Đáp số: 80 m

    _____________________________________________________-


    MỨC 2
    1.PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Hình bên có số góc vuông là
    A. 2 góc vuông
    B. 3 góc vuông
    C. 4 góc vuông
    D.5 góc vuông

    Câu 2: Khối hộp chữ nhật có:
    a 4 mặt
    b 8 mặt
    c.6 mặt
    12 mặt

    Câu 3: Hình vẽ bên có 3 điểm thẳng là:
    A B



    O
    a. A,O,C b. D,O,B
    c. D,A,B d. Cả a,b đều đúng



    D C

    Câu 4: Một mảnh giấy hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 8 cm. Tính chu vi mảnh giấy hình chữ nhật:
    A. 38 cm B. 40 cm C. 43 cm D. 46 cm

    Câu 5. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 6 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Diện tích hình chữ nhật đó là:
    a.18 cm2 b. 42 cm2 c. 118 cm2 d.108 cm2

    Câu 6. Một hình chữ nhật có diện tích là 56 cm, chiều dài 8 cm. Tính chu vi hình chữ nhật.
    a.49 cm b.30 cm
    c.15cm d.120 cm

    Câu 7. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 6 cm, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Diện tích hình chữ nhật đó là:
    a.18 cm2 b. 42 cm2 c. 118 cm2 d.108 cm2

    Câu 8. Một hình chữ nhật có diện tích là 56 cm, chiều dài 8 cm. Tính chu vi hình chữ nhật.
    a.49 cm b.30 cm
    c.15cm d.120 cm

    Câu 9. Một hình vuông có chu vi 160 cm. Cạnh hình vuông là:
    a. 16 cm b. 74 cm c. 40 cm d. 15 cm

    Câu 10. Một hình vuông có chu vi 20 cm. Cạnh hình vuông là:
    a. 25 cm b. 40 cm c. 5cm d. 65 cm

    Câu 11. Một hình vuông có chu vi 80 cm. Cạnh hình vuông là:
    a. 25 cm b. 40 cm c. 20 cm d. 6 cm
    • Câu 12. Đúng điền Đ- sai điền S.

    • Độ dài mỗi cạnh của hình tam giác là 17 dm. Chu vi của hình tam giác là 51 dm.


    • Độ dài mỗi cạnh của hình tam giác là 17 dm. Chu vi của hình tam giác là 41 dm.


      • Câu 13. Đúng điền Đ- sai điền S.


      • Độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác là 24 cm. Chu vi của hình tứ giác là 69 cm


      • Độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác là 24 cm. Chu vi của hình tứ giác là 96 cm


      • Câu 14. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
      Độ dài mỗi cạnh của hình tam giác ABC là 24 cm. Vậy chu vi hình tam giác ABC là…72….cm.

      Câu 15. Chu vi hình tam giác OPQ, biết OP= 29 cm, PQ=29 cm, OQ= 37 cm. Vậy chu vi hình tam giác OPQ là:
      95 cm b. 59 cm c. 79 cm d. 89 cm

      II. PHẦN BÀI TẬP


      Bài 1. Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 35 km, 34km và 29 km. Tính chu vi vùng đất đó?
      Bài giải
      Chu vi vùng đất đó là:
      35 +34 +29 = 98 (km)
      Đáp số: 98 km​

      Bài 2. Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 25 km, 24km và 26 km. Tính chu vi vùng đất đó?
      Bài giải
      Chu vi vùng đất đó là:
      25 +24 +26 = 75 (km)
      Đáp số: 75 km​
      Bài 3. Một miếng ruộng hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là 30 m, 32 m, 36 m và 47 m. Tính chu vi miếng ruộng?
      Bài giải
      Chu vi miếng ruộng là:
      30 +32 +36 +47 = 145 (m)
      Đáp số: 145 m​

      Bài 4. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 146 m, chiều rộng 57m. Tính chu vi khu đất hình chữ nhật.
      Bài giải
      Chu vi khu đất hình chữ nhật là:
      (146 + 57) x 2 = 406 (m)
      Đáp số: 406 m​

      Bài 5. Một khu đất hình vuông có cạnh 365 m. Tính chu vi khu đất đó?
      Bài giải
      Chu vi khu đất hình vuông là:
      365 x 4 = 1460 ( m)
      Đáp số : 1460 m​
      Bài 6. Một tấm kính hình vuông có cạnh 45cm. Tính chu vi tấm kính đó?
      Bài giải
      Chu vi hình vuông là:
      • 5 x 4 = 180 (cm)
      • Đáp số: 180 cm
      • Bài 7. Một miếng bìa hình vuông có cạnh 136 m. Tính chu vi miếng bìa đó.
      Bài giải​
      Chu vi miếng bìa hình vuông là :
      136 x 4 = 544 (m)
      Đáp số: 544 m
      Bài 8. Một khu vườn hình vuông có cạnh 243m. Tính chu vi khu vườn đó.
      Bài giải
      Chu vi khu vườn hình vuông là:
      243 x 4 = 972 (m)
      Đáp số : 972 m​
      Bài 9. Một hình vuông có cạnh 81 cm. Tính chu vi hình vuông.
      Bài giải
      Chu vi hình vuông là:
      81 x 4 = 324 (cm)
      Đáp số: 324 cm​
      Bài 10. Một mảnh vườn hình vuông có cạnh là 8m. Tính chu vi mảnh vườn đó ?
      Bài giải
      Chu vi mảnh vườn hình vuông là:
      8 x 4 = 32 (m)
      Đáp số: 32 m​

      Bài 11. Một khu vườn trồng cà phê hình vuông có cạnh 2342m. Tính chu vi khu vườn trồng cà phê đó.
      Bài giải​
      Chu vi khu vườn trồng cà phê hình vuông là:
      2342 x 4 = 9368( m)
      Đáp số: 9368 m

      Bài 12. Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 242 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi khu đất hình chữ nhật.
      Bài giải
      Chiều dài khu đất hình chữ nhật là:
      242 x 2 = 484 (m)
      Chu vi khu đất hình chữ nhật là:
      (484 +242) x 2 = 1452 (m)
      Đáp số: 1452 m
      Bài 13. Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 124 m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chu vi khu đất hình chữ nhật.
      Bài giải
      Chiều dài khu đất hình chữ nhật là:
      124 x 3= 372 (m)
      Chu vi khu đất hình chữ nhật là:
      (372 +124) x 2 = 992 (m)
      Đáp số: 992 m​

      Câu 14. Một hình chữ nhật có chu vi là 120m, chiều rộng 20m. Tính chiều dài hình chữ nhật đó?
      Bàigiải
      Nửa chu vi hình chữnhật là:
      120 : 2 = 60 (m)
      Chiều dài hình chữ nhật là:
      60 – 20 = 40 (m)
      Đápsố: 40 ( m)

      Bài 15. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 146m, chiều dài giảm đi một nửa thì được chiều rộng. Tính chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật?
      Bài giải
      Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
      146 : 2 = 73 (m)
      Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là:
      (146 + 73) x 2 = 438 (m)
      Đáp số: 438 m


      ………………………………………………………




      MỨC 3

      1.PHẦN TRẮC NGHIỆM

      Câu 1. Một khu vườn trồng cà phê hình vuông có chu vi 9368 m. Cạnh của khu vườn là:
      2342 m b. 2432m c. 4232m d. 2341 m

      Câu 2. Một mảnh bìa hình vuông có chu vi 2428m. Cạnh của mảnh bìa là:
      607 m b. 706 m c. 760 m d. 670 m

      Câu 3. Một đám ruộng hình vuông có chu vi 8092 m. Cạnh của khu vườn là:
      2023 m b. 2043m c. 2031m d. 2341 m



      Câu 4. Bán kính của hình bên là:
      a. 7 b.4 c.9 d.10







      Câu 5. Chu vi của hình tam giác DEG là:
      58cm38cm
      48cm56cm

      Câu 6: Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn là:
      Tâm O; bán kính OA, OC, OD; Đường kính CD
      Tâm O; bán kính OA, OD; Đường kính CD
      Tâm O; bán kính OC, OD; Đường kính OA
      Câu 7: Hình bên có:
      • 5 hình tam giác, 7 đoạn thẳng.
      • 6 hình tam giác, 10 đoạn thẳng.
        7 hình tam giác, 12 đoạn thẳng


        Câu 8. Một hình chữ nhật có chu vi hình chữ nhật 108cm. Nửa chu vi hình chữ nhật là:
        a) 108 cm b) 54 cm c) 120 cm d) 180 cm
        Câu 9. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều dài giảm đi 2 lần thì được chiều rộng. Chu vi mảnh vườn đó là :
        a. 144m b. 72cm c. 72m d. 144cm

        Câu 10. Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 242 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi khu đất hình chữ nhật.
        506 m b. 605 m c. 650 m d. 560m

        Câu 11. Một đám ruộng hình vuông có chu vi 8092 m. Cạnh của khu vườn là……..m.

        Câu 12. Một khu vườn trồng cà phê hình vuông có chu vi 9368 m. Cạnh của khu vườn là……..m.
        Bài 13: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng là số lớn nhất có một chữ số, diện tích là 189cm². Tính chu vi miếng bìa đó.
        a. 21cm b. 60cm c. 30cm d. 189cm​
        • Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 25 km, 34km và 29 km. Chu vi vùng đất là 88 km.

      • Câu 14. Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 25 km, 34km và 29 km. Chu vi vùng đất là 98 km.

        Bài 15. Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 35 km, 34km và 29 km. Chu vi vùng đất là:
        89 km b. 98 km c. 88 km d. 87 km


        II. PHẦN BÀI TẬP

        Bài 1. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 28 m, chiều rộng 8 m. Người ta đào một cái hồ hình vuông có diện tích là 66m2 .Hỏi diện tích mảnh vườn đó còn lại bao nhiêu m2 ?
        Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật :
        28 x 8 = 224 ( m2)
        Diện tích mảnh vườn còn lại là :
        224 – 66 = 158 ( m2 )
        Đáp số : 158 m2
        Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 3m. Tính cạnh hình vuông khi biết chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật.
        Bài giải
        Chu vi hình chữ nhật là:
        (5 + 3) x 2 = 16 (m)
        Cạnh hình vuông là:
        16 : 4 = 4 (m)
        Đáp số: 4 m​
        Bài 3. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 2hm 8m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó.

        Giải :
        2hm 8 m = 208 m
        Chiều rộng mảnh vườn là:
        208 : 2 = 104(m)
        Chu vi mảnh vườn đólà:
        ( 208 + 104) x 2 = 624 (m)
        Đáp số : 624 m​
        Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 9600cm, chiều rộng là số liền sau số chẵn lớn nhất có một chữ số. Tính chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật đó?
        Giải
        Đổi : 9600cm = 96 m
        Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
        96 : 2 = 48 (m)
        Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
        48 - 9 = 39 (m)
        Đáp số: 39 m​
        Bài 5: Một hình chữ nhật có chu vi là 824cm , chiều rộng là số bé nhất có 3 chữ số. Tính chiều dài hình chữ nhật.
        Giải
        Nửa chu vi hình chữ nhật là:
        824: 2 = 412(cm)
        Chiều rộng là số bé nhất có 3 chữ số :100
        Chiều dài hình chữ nhật là:
        412 – 100 = 312 (cm)
        Đáp số: 312cm​

        Bài 6: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 820mm, chiều rộng có số xăng – ti – mét là số bé nhất có 2 chữ số. Tính diện tích tấm bìa đó.
        • Giải
        • Đổi : 820 mm = 82 cm
      • Chiều rộng tấm bìa hình chữ nhật là: 10 (cm)
        Diện tích tấm bìa hình chữ nhật là:
        82 x 10 = 820 (cm2)​
        Đáp số: 820 cm2
        Bài 7: Người ta uốn một sợi dây thép thành một hình vuông có chu vi là 3dm 2cm. Tính diện tích hình vuông đó.
        Giải
        Đổi 3dm 2cm = 32 cm
        Độ dài 1 cạnh hình vuông là:
        32 : 4 = 8 (cm)
        Diện tích hình vuông là:
        8 x 8 = 64( cm2)
        Đáp số : 64 cm2​

        Bài 8: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 48m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng thửa ruộng đó.
        Giải:
        Chiều rộng thửa ruộng là:
        24 : 4 = 6 (m)
        Chiều dài thửa ruộng là:
        24 - 6 = 18 (m)
        Đáp số : 18m; 6m​
        Bài 9 : Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 2 dm, chiều rộng kém chiều dài 2 lần và 3 cm. Diện tích tấm bìa bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
        Giải
        Chiều rộng tấm bìa là:
        20 : 2 – 3= 7 (cm)
        Diện tích tấm bìa là:
        20 x 7 = 140 (cm2)
        Đáp số : 140 cm2​

        Bài 10 : Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 25m 4dm, chiều rộng là số lớn nhất có 2 chữ số. Tính chiều dài hình chữ nhật.
        Giải
        Đổi: 25m 4dm = 254 dm
        Chiều rộng hình chữ nhật là: 99 dm
        Chiều dài hình chữ nhật là:
        254 – 99 = 155 (dm )
        Đáp số: 155 dm​
        Bài 11: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 2hm 8m, chiều rộng bằng một nửa chiều dài. Tính chu vi mảnh vườn đó.
        Giải :
        2hm 8 m = 208 m
        Chiều rộng mảnh vườn là:​
        208 : 2 = 104(m)
        Chu vi mảnh vườn đólà:
        ( 208 + 104) x 2 = 624 (m)
        Đáp số : 624 m​
        Bài 12 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi bằng 9600cm, chiều rộng là số liền sau số chẵn lớn nhất có một chữ số. Tính chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật đó?
        Giải
        Đổi : 9600cm = 96 m
        Nửa chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
        96 : 2 = 48 (m)
        Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
        48 - 9 = 39 (m)
        Đáp số: 39 m​
        Bài 13 : Một hình chữ nhật có chu vi là 82dm 4cm, chiều rộng là số bé nhất có 3 chữ số. Tính chiều dài hình chữ nhật.
        Giải
        Đổi : 82 dm 4 cm = 824 cm
        Nửa chu vi hình chữ nhật là:
        824: 2 = 412(cm)
        Chiều rộng hình chữ nhật là: 100 cm
        Chiều dài hình chữ nhật là:
        412 – 100 = 312 (cm)
        Đáp số: 312cm​


        Bài 14. Một khu đất hình chữ nhật có chiều rộng 242 m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi khu đất hình chữ nhật.
        Bài giải
        Chiều dài khu đất hình chữ nhật là:
        242 x 2 = 484 (m)
        Chu vi khu đất hình chữ nhật là:
        (484 +242) x 2 = 1452 (m)
        Đáp số: 1452 m

        Bài 15. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 146m, chiều dài giảm đi một nửa thì được chiều rộng. Tính chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật?
        Bài giải
        Chiều rộng mảnh vườn hình chữ nhật là:
        146 : 2 = 73 (m)
        Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là:
        (146 + 73) x 2 = 438 (m)
        Đáp số: 438 m
        MA TRẬN ĐẠI LƯỢNG HỌC KÌ 2– LỚP 3
        Mức 1
        Câu1.
        Khoanh tròn ý đúng nhất
        Tháng 4 có ………ngày số cần điền là:
        A. 27 ngày B. 28 ngày C. 30 ngày D. 31 ngày
        Câu 2 . Tháng 1 có ………ngày số cần điền là:
        A. 27 ngày B. 28 ngày C. 31 ngày D. 31 ngày
        Câu 3 : Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
        a. 28 ngày hoặc 29 ngày b. 29 ngày c. 30 ngày d. 31 ngày
        Câu 4. Những tháng có 30 ngày là
        a. Tháng: 4, 9, 11. b. Tháng: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
        c. Tháng: 4, 6, 9, 11. d. Tháng: 4, 6, 9, 10, 11.
        Câu 5
        : Trong một năm có những tháng nào có 31 ngày?
        a. Tháng: 1, 3, 5, 6, 8, 10, 12 b. Tháng: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
        c. Tháng: 1, 3, 5, 7, 8, 11, 12 d. Tháng: 1, 3, 5, 7, 9, 10, 12

        Câu 6 . Ngày 4 tháng 5 là thứ hai thì thứ hai tuần sau là ngày…… ?
        A. 10 B. 11 C. 12 D. 13
        Câu 7 . Ngày 20 tháng 5 là thứ sáu thì thứ sáu tuần sau là ngày…… ?
        A. 10 B. 27 C. 12 D. 13
        Câu 8 . Thứ năm tuần này là ngày 22 tháng 3. thứ năm tuần sau là ngày …….. ?
        a. 29 b. 26 c. 28 d. 27
        Câu 9. Gam là một đơn vị đo dung tích. Đúng hay sai?
        a. Đúng b. Sai
        Câu 10. Mi – li - lít là một đơn vị đo dung tích. Đúng hay sai?
        a. Đúng
        b. Sai
        Câu 11 : Đúng ghi Đ, sai ghi S:
        • Đơn vị đo diện tích là cm2 …. (Đ)
        • mm là đơn vị đo độ dài lớn nhất em đã được học. … (S)

        • Câu 12. Khối lượng bình hoa cân nặng là:

      • a. 700 g
        b. 600 g
        c. 500 g

        Câu `13 : Mệnh giá tờ tiền dưới đây là bao nhiêu
        • Hai trăm nghìn đồng.
        • Năm trăm nghìn đồng
        • Mười nghìn đồng.
        • Một trăm nghìn đồng.

      • Câu 13 : Các đơn vị đo khối lượng là:
        Km, m, dm, cm, mm. B.
        Kg, g C. l, ml D. cm2
        Câu 14 : 15 cm2 đọc là
        Mười lăm xăng- ti- mét hai B. Mười lăm xăng- ti- mét
        C. Mười lăm xăng- ti- mét vuông D.Mười lăm mi li mét vuông
        Câu 15: Mệnh giá tờ tiền dưới đây là bao nhiêu
        • Hai mươi nghìn đồng.
        • Năm trăm nghìn đồng
        • Năm mươi nghìn đồng.
        • Một trăm nghìn đồng.

      • II. Tự luận

        MỨC 1
        Câu 1.
        Ngày 4 tháng 5 là thứ hai thì thứ hai tuần sau là ngày…… ?
        Đáp án: 11
        Câu
        2. Ngày 6 tháng 5 là thứ hai thì thứ hai tuần sau là ngày…… ?
        Đáp án: : 13
        Câu
        3. Ngày 8 tháng 5 là thứ hai thì thứ hai tuần sau là ngày…… ?
        Đáp án: : 15
        Câu
        4. Ngày 11 tháng 5 là thứ hai thì thứ hai tuần sau là ngày…… ?
        Đáp án: : 18
        Câu
        5. Ngày 20 tháng 5 là thứ sáu thì thứ sáu tuần sau là ngày…… ?
        Đáp án: : 27
        Câu 6. Điền vào chỗ chấm tên đơn vị đo thích hợp:
        ……… là một đơn vị đo dung tích.
        Đáp án: Mi – li - lít là một đơn vị đo dung tích.

        Câu 7. Điền vào chỗ chấm tên đơn vị đo thích hợp:
        ……… là một đơn vị đo khối lượng.
        Đáp án: Gam là một đơn vị đo khối lượng.

        Câu 8. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
        Mi – li - lít là một đơn vị đo ……………..
        Đáp án: Mi – li - lít là một đơn vị đo dung tích.
        Câu 9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
        Gam là một đơn vị đo …………...
        Đáp án: Gam là một đơn vị đo khối lượng.
        Câu 10. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
        a. 5000g = ……… kg b. 3 kg = ……..g
        Đáp án:
        a. 5000g = 5 kg b. 3 kg = 3000g
        Câu 11. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
        a. 6000g = ……… kg b. 2 kg = ……..g
        Đáp án:
        a. 6000g = 2 kg b. 2 kg = 2000g
        Câu 12. Thay ..?... bằng l hay ml?
        Mỗi ngày đi học, Nam mang theo bình chứa 1……..nước.
        Đáp án : Mỗi ngày đi học, Nam mang theo bình chứa 1 l nước.
        Câu 13. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
        a. 500 ml x 2 = ………… ml b. 200 ml x. 3 = ……….. ml
        Đáp án : a 500 ml x 2 = 1000 ml b. 200 ml x. 3 = 600 ml
        Câu 14. Viết các số sau?
        b. Một trăm tám mươi tư xăng-ti-mét vuông.
        c. Sáu trăm tám mươi lăm xăng-ti-mét vuông.
        Đáp án: a: 17 cm2 ; b: 180 cm2 ; c: 685 cm2
        Câu 15. Đọc các số sau
        a.206 cm2: b. 975 cm2 ; c.1306 cm2
        Đáp án:
        • Hai trăm linh sáu xăng-ti-mét vuông.
        • Chin trăm bảy mươi lăm xăng-ti-mét vuông.
        • Một nghìn ba trăm linh sáu xăng-ti-mét vuông.

      • Mức 2
        Câu 1.
        Đây là tờ lịch tháng 2, năm 2022 :
        Xem tờ lịch trên rồi cho biết :
        Ngày đầu tiên của tháng 2 là thứ mấy ?
        a. Thứ hai b. Thứ ba
        c. Thứ bảy d. Chủ nhật



        Câu 2 .
        Đây là tờ lịch tháng 5, năm 2020 :
        Xem tờ lịch trên rồi cho biết :
        Chủ nhật cuối cùng của tháng 5 là ngày nào ?
        a. Ngày 10 b. Ngày 17
        c. Ngày 24 d. Ngày 31





        Câu 3. Quả thanh long nặng khoảng 1 ………… Đơn vị cần điền vào chỗ chấm là:

        a. 1 g b. 1 kg c. Cả a và b đều sai

        Câu 4. Một quả dưa hấu cân nặng 2kg500g. Như vậy quả dưa hấu cân nặng là:
        a. 250 g b. 2500 g c. 1500g

        Câu 5 . Một quả đu đủ cân nặng 1kg 200g. Như vậy quả đu đủ cân nặng là:
        a. 120 g b. 2200 g c. 1200g
        Câu 6 . Mỗi hộp chứa 250ml sữa. Vậy nếu có 4 hộp như vậy có lượng sữa là:
        a. 750 ml b. 1000 ml c. 1500 ml
        Câu 7 . Mỗi cái li chứa 200ml nước. Vậy nếu có 4 cái li như vậy có lượng nước là:
        a. 800 ml
        b. 14100 ml c. 1200 ml

        Câu 8 . Chia đều 6400ml mật ong cho 8 gia đình. Mỗi gia đình nhận được lượng mật ong là:
        a. 600 ml b. 800 ml c. 80 ml
        Câu 9 : 2000 ml = … l ?
        200 l B. 2000 l C. 20 l D. 2 l

        Câu 10 : Một lít nước nặng khoảng bao nhiêu ki – lô – gam ?

        2kg B.1kg C.5kg D.10kg

        Câu 11: 3600 ml = … l …. ml
        A.3l 600 ml
        B.3l 6 ml C.3000 l 600 ml D. 6l 300ml
        Câu 12: Một thìa nhỏ (còn gọi là thìa cà phê) chứa khoảng bao nhiêu ml chất lỏng?
        10ml B. 20ml C.5ml D.1ml
        Câu 13: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
        • 4m = 400 cm … (Đ)
        • 5kg = 500 g … (S)
      • Câu 14 : 7m3cm = …
        73cm B. 730cm C. 703cm D. 7300cm
        Câu 15 : 4 kg 500 g = ......?
        540 g B. 900 g C. 4500 g D. 5004 g

        MỨC 2
        Tự luận

        Câu 1.
        Tính:
        a. 3259 g + 834 g = b. 2482 g + 6608 g =
        c. 315 g x 3 = c. 900 g : 6 =
        Đáp án : a: 4093 g, b: 9090 g c: 945 g, d: 150 g
        Câu2. Tính:
        a. 325 g + 2694 g = b. 2480 g - 1608 g =
        c. 405 g x 5 = c. 2940 g : 4 =
        Đáp án: a: 3019 g ; b: 872 g ; c: 2025 g ; d: 735 g

        Câu 3. Tính:
        a. 4725 g + 1615 g = b. 6451 g - 4603 g =
        c. 217 g x 8 = d. 4808 g : 8 =
        Đáp án a: 6340 g ; b: 1848g ; c: 1736 g d: 601 g
        Câu 4. Tính:
        a. 2725 ml + 1315 ml = b. 6752 ml - 4605 ml=
        c. 321 ml x 6 = d. 4907ml : 7 =
        Đáp án: a.4040 ml ; b. 2147ml ; c. 1926 ml ; d. 701 ml

        Câu 5. Tính:
        a. 879 ml + 1618 ml = b. 1452 ml - 724ml=
        c. 417 ml x 6 = d. 8032 ml : 8 =
        Đáp án: a. 2497 ml ; b. 728 ml ; c. 2502 ml ; d. 1004 ml

        Câu 6. Tính:
        a. 7204 ml + 1826 ml = b. 5072 ml - 3728ml=
        c. 132 ml x 7 = d. 9642 ml : 6 =
        Đáp án: a. 9030ml ; b. 1344 ml ; c. 924 ml ; d. 1607ml

        Câu 7. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

        a. 1kg200g = … g b.2100g = … kg…g
        Đáp án:
        a. 1kg200g = 1200 g b. 2100g = 2 kg100g
        Câu 8. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

        a. 7400g = … kg ….g b. 6300g = …kg…..g
        Đáp án a. 7400g = 7kg 400g b. 6300g = 6kg300g
        Câu 9. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
        a. 7kg400g = ……..g b. 5300g = …kg…..g
        Đáp án: a. 7kg400g = 7400g b. 5300g = 5kg300g
        Câu 10. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
        a. 5200 ml = ……l …….ml 5200 ml = …5.. l ..200..ml
        b. 6 l 100 ml = ….. ml 6 l 100 ml = 6100 ml
        Đáp án
        Câu 11
        . Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

        a. 8 l 300 ml = …..ml 8 l 300 ml = 8300 ml
        b. 3500 ml = ……l …….ml 3500 ml = …3…l …500….ml
        Đáp án
        Câu 12
        . Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

        a. 9 l 200 ml = …..ml b. 5600 ml = ……l …….ml
        Đáp án a. 9l 200 ml = 9200 ml b. 5600 ml = 5l 600ml
        Câu 13: Tính
        125 cm2 x 4 = b. 455 cm2 : 5 =
        Đáp án: a. 125 cm2 x 4 = 500 cm2 b. 455 cm2 : 5 = 91 cm2
        Câu 14: Tính
        143 cm2 + 375 cm2 = b. 421 cm2 – 163 cm2 =
        Đáp án: a. 143 cm2 + 375 cm2 = 515 cm2 ; b. 421 cm2 – 163 cm2 = 258 cm2
        Câu 15:. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
        a, 16cm² x 3 = …?….cm² b, 92cm² : 4 = ..?.. .cm²
        Đáp án: a, 16cm² x 3 = 48 cm² b, 92cm² : 4 = 23 .cm²

        Mức 3
        Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
        của 1 ngày = ...... giờ ?

        a. 10 b. 6 c. 24 d. 48

        Câu 2. Lượng sữa trong hộp cân nặng 410g. Vỏ hộp sữa cân nặng 52g. Cả hộp sữa cân nặng là:

        a. 442 g b. 462 g c. Cả a và b đều sai



        Câu 3. Một gói kẹo nặng 120 g, Một hộp sữa bột nặng 350 g. Hỏi 2 gói kẹo và 2 hộp sữa nặng tất cả bao nhiêu gam?

        a. 240 g b. 700 g c. 940g



        Câu 4. Một gói kẹo nặng 220 g, Một hộp sữa bột nặng 250 g. Hỏi 2 gói kẹo và 2 hộp sữa nặng tất cả bao nhiêu gam?

        a. 240 g b. 700 g c. 940g

        Câu 5. Một quả bưởi cân nặng 1kg 700g. Nếu có 4 quả bưởi như vậy cân nặng là:

        a. 6800 g b. 6700 g c. 5700g



        Câu 6. Một quả đu đủ cân nặng 1kg 200g. Nếu có 5 quả đu đủ như vậy cân nặng là:

        a. 5000 g b. 6000 g c. 7000g



        Câu 7. Ngày 1 tháng 10 của một năm nào đó là chủ nhật, thì ngày 10 tháng 10 cùng năm đó là:

        a. Thứ bảy b. Thứ năm

        c. Thứ tư d. Thứ ba

        Câu 8 Thứ hai tuần này là ngày 25, thứ hai tuần trước là ngày

        a. 19 b. 18 b. 16 d. 17

        Câu 9: Trong một năm, ngày 27 tháng 5 là ngày thứ sáu thì ngày 1 tháng 6 là

        a. Thứ ba b. Thứ sáu c. Thứ năm d. Thứ tư

        Câu 10. Thời gian từ 11 giờ trưa đến 4 giờ 15 phút chiều cùng ngày là… giờ… phút.

        a. 5 giờ 20 phút b. 5 giờ 15 phút

        c. 5 giờ 10 phút d. 5 giờ 00 phút

        Câu 11: Năm nào tháng Hai có 29 ngày?

        • Năm thường.
        • Năm chẵn.
        • Năm lẻ.
        • Năm nhuận.

        Câu 12: An được nghỉ hè 3 tháng: tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám. Vậy An được nghỉ hè bao nhiêu ngày?

        90 ngày. B. 95 ngày. C. 93 ngày. D.92 ngày

        Câu 13: Bố Nam đi công tác 3 tuần, vậy bố Nam đi công tác bao nhiêu ngày?

        21 ngày. B. 22 ngày. C. 30 ngày. D. 15 ngày.



        Câu 14: Giá tiền một kg cà chua là 17 000 đồng. Với số tiền 50 000 đồng mẹ có thể mua được nhiều nhất bao nhiêu kg cà chua?

        1kg B.2kg C.3kg D.4kg



        Câu 15: Tháng Hai có 29 ngày, bao nhiêu năm sẽ lặp lại một lần?

        2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm. C .5 năm.



        MỨC 3

        Tự luận

        Câu 1:

        2 ngày 13 giờ = ….. giờ 2 tuần 5 ngày = ….. ngày

        3 năm 4 tháng = ……tháng 5 tuần 15 ngày = ….. ngày

        Đáp án:

        a. 2 ngày 13 giờ = 61 giờ b. 2 tuần 5 ngày = 19 ngày

        c. 3 năm 4 tháng = 40tháng d. 5 tuần 15 ngày = 50 ngày

        Câu 2. Trong bình có 1 ℓ nước. Việt rót nước từ trong bình đó vào đầy một ca 500 ml và một ca 300 ml. Hỏi trong bình còn lại bao nhiêu mi-li-lít nước?

        Đáp án Bài giải

        Đổi 1 ℓ = 1000 ml​

        Số mi-li-lít nước trong bình và trong ca có là:​

        500 + 300 = 800 (ml)​

        Trong bình còn lại số mi-li-lít nước là​

        1000 – 800 = 200 (ml)​

        Đáp số: 200 ml nước​

        Câu 3. Gà con nặng 400g, gà mẹ nặng gấp 4 lần con gà con. Hỏi cả hai mẹ con gà nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

        Đáp án Bài giải

        Gà mẹ nặng số gam là:​

        400 x 4 = 1600(g)​

        Cả hai mẹ con gà cân nặng số ki-lô- gam là:​

        400 + 1600 = 2000(g)​

        Đổi 2000 g = 2 kg​

        Đáp số: 2kg​

        Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

        Trong phích có 1 ℓ nước. Rót nước ở phích sang 3 ca (như hình vẽ). Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là …… ml.


        Đáp án (200 ml.)

        Câu 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

        Trong bình có 1 ℓ 300 mℓ nước. Rót nước ở bình sang 3 ca (như hình vẽ). Sau khi rót, lượng nước còn lại trong bình là ………..mℓ.




        Đáp án: ( 300 mℓ)

        Câu 6. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

        Lượng nước trong 3 bình a,b,c có tất cả …… mℓ nước (hay … ℓ ….. mℓ nước).


        Đáp án : Lượng nước trong 3 bình a,b,c có tất cả 1700 mℓ nước (hay 1ℓ 700 mℓ nước).

        Câu 7 Một gói kẹo nặng 320 g, một hộp sữa bột nặng 450 g. Hỏi 2 gói kẹo và 1 hộp sữa nặng tất cả bao nhiêu gam?

        Đáp án Bài giải

        2 gói kẹo cân nặng số gam là:​

        320 x 2 = 640 (g)​

        Cả 2 gói kẹo và 1 hộp sữa nặng số gam là:​

        640 + 450 = 1090(g)​

        Đáp số: 1090 g​

        Câu 8. Trong bình có 1 ℓ nước. Việt rót nước từ trong bình đó vào đầy một ca 500 ml và một ca 300 ml. Hỏi trong bình còn lại bao nhiêu mi-li-lít nước?

        Đáp án Bài giải

        Đổi 1 ℓ = 10001 mℓ​

        Lượng nước đã rót vào 2 ca là:​

        500 + 300 = 800(mℓ)​

        Lượng nước trong bình còn lại là:​

        1000 – 800 = 200(mℓ)​

        Đáp số: 200 mℓ​

        Câu 9. Mẹ có 8000 mℓ dầu. Mẹ rót số dầu đó vào 3 can như nhau để biếu bà, mỗi can 1500 mℓ dầu. Hỏi mẹ còn lại bào nhiêu mi-li-lít dầu?

        Đáp án Bài giải

        Lượng dầu đã rót vào 3 can là:​

        1500 x3 = 4500 (mℓ)​

        Lượng nước trong bình còn lại là:​

        8000 – 4500 = 3500(mℓ)​

        Đáp số: 3500 mℓ​

        Câu 10. Mẹ Hoa ra chợ mua 3 hộp sữa và 1 gói bánh. Biết 1 hộp sữa cân nặng 250g và 1 gói bánh cân nặng 320 g. Hỏi mẹ Hoa mua được bao nhiêu gam bánh và sữa?

        Đáp án Bài giải

        3 hộp sữa cân nặng là:​

        250 x 3 = 7500(g)​

        Mẹ Hoa mua được số gam bánh và sữa là:​

        750 + 320 = 1070(g)​

        Đáp số: 1070 g​

        Câu 11. Mẹ Hoa ra chợ mua 4 bich muối và 1 gói bột ngọt. Biết 1 bich muối cân nặng 390g và 1 bột ngọt cân nặng 500 g. Hỏi mẹ Hoa mua được bao nhiêu gam muối và bột ngọt?

        Đáp án Bài giải

        4 bich muối cân nặng số gam là:​

        390 x 4 = 1560(g)​

        Mẹ Hoa mua được số gam muối và bột ngọt là:​

        1560+ 500 = 2060(g)​

        Đáp số: 2060 g​

        Câu 12. Mẹ Lan mua 2 chai nước mắm và 1 chai dầu. Biết mỗi chai nước mắm chứa 700 ml và 1 chai dầu chứa 500 ml dầu. Hỏi mẹ Lan đã mua bao nhiêu mi – li – lít nước mắm và dầu?

        Đáp án Bài giải

        Lượng nước mắm trong 2 chai là:​

        700 x 2 = 1400(mℓ)​

        Mẹ Lan đã mua số mi – li – lít nước mắm và dầu là:​

        1400 + 500 = 1900(mℓ)​

        Đáp số: 1900 mℓ​



        Câu 13. Ba quả bưởi cân nặng 1kg 500g. Hỏi nếu có 7 quả bưởi như vậy cân nặng bao nhiêu gam?

        Đáp án Bài giải

        Đổi 1kg 500g = 1500 g​

        1quả bưởi cân nặng số gam là:​

        1500 : 3 = 500(g)​

        7quả bưởi cân nặng số gam là:​

        500 x7 = 3500(g)​

        Đáp số: 3500g​

        Câu 14: Hình A có diện tích 64cm². Hình B có diện tích bằng 1/4 diện tích hình A. Tìm tổng diện tích của hình A và hình B. Biết Hình C có diện tích 100cm². So sánh tổng diện tích của hình A và hình B với diện tích của hình C.

        -Hình B có diện tích là:…..

        -Tổng diện tích hình A, B ………… hình C

        Đáp án

        - Hình B có diện tích là: 16 cm².

        - Tổng diện tích hình A, B …, bé hơn … hình C

        Câu 15: Một hình chữ nhật ABCD có chiều dài 9 cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính diện tích hình hình chữ nhật ABCD?



        Bài giải:

        Chiều rộng hình chữ nhật ABCD là

        9 : 3 = 3 ( cm )

        Diện tích hình chữ nhât ABCD là

        9 x 3 = 27( cm²)

        Đáp số: 27 ( cm²)



        GIẢI TOÁN

        MỨC 1

        I. Trắc nghiệm

        Câu 1. Hình tứ giác có độ dài mỗi cạnh là 37 dm, chu vi là 148 dm

        Câu 2. Một vùng đất hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 129 km, 91 km và 36 km. Chu vi vùng đất đó là .256 km

        Câu 3. Một bồn hoa hình vuông có độ dài mỗi cạnh bằng 2016cm. Chu vi của bồn hoa đó là:

        8064 cm c. 8064 m

        b. 504 cm d. 504 m



        Câu 4. Một sân chơi hình tứ giác có độ dài mỗi cạnh lần lượt bằng 210m, 115m, 226m, 334m. Chu vi của sân chơi đó là:

        a. 551 m b. 805m c. 885m d. 865m

        Câu 5. Một mảnh giấy hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 8 cm. Tính chu vi mảnh giấy hình chữ nhật:

        a. 7 cm b. 1200 cm c. 23 cm d. 46 cm

        Câu 6. Diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 15cm và chiều rộng 7cm là:

        a. 105 cm b. 22 cm² c. 44 cm² d. 105 cm²

        Câu 7. Một sợi dây dài 30 249 cm được chia thành 9 đoạn dài bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu xăng - ti – mét?

        a.272 241 cm b. 3 361 cm c. 30258 cm d. 3 360 cm

        Câu 8. Mua 5 quyển vở hết 35 000 đồng. Hỏi mua một quyển vở hết bao nhiêu tiền?

        a. 7 000 tiền b. 7 000 tiền c. 7 000 đồng d. 5 000 đồng

        Câu 9. Năm nay mẹ 36 tuổi, tuổi của con bằng tuổi của mẹ giảm đi 4 lần. Hỏi năm nay con mấy tuổi?

        a. 6 tuổi b. 40 tuổi c. 32 tuổi d. 9 tuổi

        Câu 10. Một xe chở 2345kg than. Ba xe như vậy chở được bao nhiêu ki-lô-gam than?

        a. 7035 kg b. 781 kg c. 6935 kg d. 6035 kg

        Câu 11: Lần đầu cửa hàng nhập về 345 bao gạo, lần sau nhập được ít hơn lần đầu 45 bao gạo. Hỏi cả hai lần nhập bao nhiêu bao gạo?

        a. 300 bao b. 390 bao c. 735 bao d. 456 bao

        Câu 12: Một cửa hàng có 1 242 cái áo, cửa hàng đã bán số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo?

        a. 7452 cái áo b. 207 cái áo c. 1326 cái áo d. 1248 cái áo

        Câu 13: Ngày đầu bán được 3456 kg gạo, ngày thứ hai bán gấp 2 lần số gạo của ngày đầu. Hỏi ngày thứ hai bán được bao nhiêu kg gạo?

        a. 1228 kg gạo b. 6912 kg gạo c. 3458 kg gạo d. 10 368 kg gạo

        Câu 14: Mẹ hái được 2346 bông hoa, em hái được 1256 bông hoa. Hỏi mẹ hái được nhiều hơn em bao nhiêu bông hoa?

        1090 bông hoa b. 3602 bông hoa c. 1909 bông hoa d. 6123 bông hoa

        Câu 15: Lượng sữa trong hộp cân nặng 450 g. Vỏ hộp sữa cân nặng 65 g. Hỏi cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?

        a. 385 g b. 654 g c. 515 g d. 155 g



        II. Tự luận

        Bài 1: Một cửa hàng bánh cần mua một lượng đường lớn để chuẩn bị làm bánh cho ngày lễ Giáng Sinh. Lần thứ nhất cửa hàng nhập về 3250kg đường, lần thứ hai nhập ít hơn lần thứ nhất 1028kg đường. Hỏi cả hai lần cửa hàng nhập được bao nhiêu ki-lô-gam đường?

        Bài giải:​

        Lần thứ hai cửa hàng nhập về số ki-lô-gam đường là:​

        3250 – 1028 = 2222 (kg)​

        Cả hai lần cửa hàng nhập được số ki-lô-gam đường là:​

        3250 + 2222 = 5472 (kg)​

        Đáp số: 5472 kg đường​

        Bài 2: Thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 3251kg thóc, thửa ruộng thứ hai thu hoạch được nhiều hơn thửa ruộng thứ nhất là 234kg. Cả hai thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki - lô - gam thóc?

        Bài giải:​

        Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:​

        3251 + 234 = 3485 (kg)​

        Cả hai thửa ruộng thu hoạch được số ki - lô - gam thóc là:​

        3251 + 3485 = 6736 (kg)​

        Đáp số: 6736 kg thóc​

        Bài 3: Con đường ở khu phố nhà Lan dài 28 850m, trong đó có 6 856m đường đã trải nhựa. Hỏi còn bao nhiêu mét đường chưa được trải nhựa?

        Bài giải​

        Số mét đường chưa trải nhựa là:​

        28 850 – 6 856 = 21 994 (m)​

        Đáp số: 21 994 m đường​


        Bài 4: Linh mua 2 cái bút, mỗi cái bút có giá lần lượt là: 12 000 đồng và 15 500 đồng. Hỏi hai cái bút hơn kém nhau bao nhiêu tiền?



        Bài giải​

        Hai cái bút hơn kém nhau số tiền là:​

        15 500 – 12 000 = 3 500 (đồng)​

        Đáp số: 3 500 đồng​

        Bài 5: Mùa hoa năm nay, bà Tư thu hoạch được 5194 bông hồng đỏ và 3463 bông hồng vàng. Hỏi số bông hồng đỏ bà Tư thu hoạch nhiều hơn số bông hồng vàng là bao nhiêu?

        Bài giải:​

        Số bông hồng đỏ bà Tư thu hoạch nhiều hơn số bông hồng vàng là:​

        5194 – 3463 = 1731 (bông hoa)​

        Đáp số: 1731 bông hoa​

        Bài 6: Lượng sữa trong hộp cân nặng 380g. Vỏ hộp sữa cân nặng 52g. Hỏi cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?

        Bài giải:​

        Cả hộp sữa cân nặng là:​

        380 + 52 = 432 (g)​

        Đáp số: 432 g​

        Bài 7: Một trường tiểu học có 1042 học sinh khối lớp Một, 1238 học sinh khối lớp Hai và 913 học sinh khối lớp Ba. Hỏi cả ba khối của trường tiểu học đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

        Bài giải:​

        Cả ba khối có số học sinh là:​

        1042 + 1238 + 913 = 3193 (học sinh)​

        Đáp số: 3193 học sinh​

        Bài 8: Một nông trường có 2 520 cây chanh, số cây cam gấp 3 lần số cây chanh. Hỏi nông trường đó có tất cả bao nhiêu cây chanh và cây cam?

        Bài giải:​

        Số cây cam có là:​

        2 520 x 3 =7560 (cây)​

        Số cây chanh và cây cam nông trường đó có là:​

        2520 + 7560 = 10 080 (cây)​

        Đáp số: 10 080 cây​

        Bài 9: Một cửa hàng có 9612m vải. Đã bán được số vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?

        Bài giải:​

        Số mét vải đã bán là:​

        9612 : 4 = 2403 (m)​

        Số mét vải còn lại là:​

        9612 – 2403 = 7209 (m)​

        Đáp số: 7209 m vải​



        Bài 10: Mua 9 bút chì hết 54000 đồng. Hỏi mua 6 bút chì như thế hết bao nhiêu tiền?

        Bài giải:​

        Số tiền mua 1 bút chì là:​

        54000 : 9 = 6000 (đồng)​

        Số tiền mua 6 bút chì là:​

        6000 x 6 = 36 000 (đồng)​

        Đáp số: 36 000 đồng​

        Bài 11: Có 30 học sinh được xếp thành 5 hàng đều nhau. Hỏi 126 học sinh thì xếp được bao nhiêu hàng như thế?

        Bài giải:​

        Số học sinh 1 hàng có là:​

        30 : 5 = 6 (học sinh)​

        126 học sinh thì xếp được số hàng là:​

        126 : 6 = 21 (hàng)​

        Đáp số: 21 hàng​

        Bài 12: Một sân bóng hình chữ nhật có chiều dài 105 m, chiều rộng 68 m. Tính chu vi sân bóng đó?

        Bài giải:​

        Chu vi sân bóng đó là:​

        ( 105 + 68) x 2 = 346 ( m)​

        Đáp số: 346 m​

        Bài 13: Một khung tranh hình vuông có cạnh là 50 cm. Tính chu vi khung tranh đó?

        Bài giải:​

        Chu vi khung tranh đó là:​

        50 x 4 = 200 ( cm)​

        Đáp số: 200 cm​

        Bài 14: Khu vườn nhà Lan hình chữ nhật có chiều dài 45 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích của khu vườn đó.

        Bài giải:​

        Chiều rộng khu vườn đó là:​

        45 : 9 = 5 (m)​

        Diện tích khu vườn đó là:​

        45 x 9 = 405 (m 2 )​

        Đáp số: 405 m 2​

        Bài 15: Một viên gạch hình vuông có cạnh là 6 dm. Tính diện tích viên gạch đó?

        Bài giải:​

        Diện tích viên gạch đó là:​

        6 x 6 = 36 (dm 2 )​

        Đáp số: 36 dm 2​



        MỨC 2

        I. Trắc nghiệm

        Câu 1. Một cửa hàng có 3 672 hộp bánh cần giao. Buổi sáng, đã giao được số hộp bánh. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu hộp bánh chưa giao?

        a. 1224 hộp bánhb. 4896 hộp bánhc. 2448 hộp bánhd. 11016 hộp bánh

        Câu 2. Một quyển vở giá 9000 đồng. Mẹ mua 1 chục quyển vở, mẹ phải trả cô bán hàng số tiền là:

        a. 90 000 đồng b. 900 đồng c. 9 000 đồng d. 90 000 tiền

        Câu 3. Trên bãi cỏ có 5 con bò. Hỏi trên bãi cỏ có mấy chân bò?

        a.10 chân bò b. 20 chân bò c.30 chân bò d. 40 chân bò

        Câu 4. Số chân của một đàn gà là 18. Hỏi có bao nhiêu con gà ?

        a. 9 con gà b. 10 con gà c.11 con gà d. 12 con gà

        Câu 5. Một đội công nhân làm đường đợt thứ nhất làm được 12062m đường. Đợt thứ nhất làm được gấp 2 lần đợt thứ hai. Hỏi đội công nhân đó làm được tổng cộng bao nhiêu mét đường?

        a. 24124 m b. 6031 m c. 36186 m d. 18093 m

        Câu 6. Mẹ chia đều 2l nước cho 5 người. Hỏi mỗi người được chia bao nhiêu mi – li – lít nước?

        a. 10 000 l b. 10 000 ml c. 400 ml d. 400 l

        Câu 7. Mẹ đi chợ mua 10 kg 600g gạo nếp và 3 kg 400g đậu xanh. Hỏi cả gạo và đậu nặng bao nhiêu ki – lô - gam?

        a. 14 kg b. 7 kg 200 g c. 2 kg d. 13 kg

        Câu 8. Một chai nước ngọt 500 ml, đổ 2 chai như thế vào một cốc nước lớn thì cốc chứa bao nhiêu lít nước ngọt?

        a. 250 ml b. 1000 ml c. 1 l d. 250 l









        Câu 9. Bác Hà mua 9 chục l xăng, bác đổ đầy vào các can 9l. Vậy Bác Hà cần bao nhiêu can như thế để chứa hết số xăng đó.

        a. 18 can b. 10 can c. 1 can d. 10 l

        Câu 10. Một tấm thảm hình vuông có cạnh 1m2cm. Chu vi của tấm thảm ấy là bao nhiêu?

        a. 48 cm b. 12 cm c. 408 cm d. 48 m



        Câu 11. Một hình chữ nhật có chiều dài là 8dm, chiều rộng là 4cm. Diện tích của hình chữ nhật đó là:

        a. 32 cmb. 320 cm 2c. 320 cmd. 32 cm 2

        Câu 12. Tính diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 3 dm và chiều rộng 9 cm.

        a. 27 cm 2 b. 27 cm c. 270 cm 2 d. 78 cm

        Câu 13. Một bàn ăn hình vuông có cạnh là 5dm 2cm. Tính chu vi của bàn ăn đó.

        a. 208 cm b. 208 dm c. 2008 cm d. 2008 cm 2

        Câu 14. Một hình chữ nhật có chiều dài 3dm 2 cm, chiều rộng 9 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó?

        a. 41 cm b. 41 cm 2 c. 82 cm 2 d. 288 cm 2

        II. Tự luận

        Bài 1: Một thư viện có 12 673 quyển sách. Trong đó sách khoa học là 3 600 quyển, sách văn học là 2 540 quyển, còn lại là sách lịch sử. Hỏi thư viện đó có bao nhiêu quyển sách lịch sử?

        Bài giải:​

        Số quyển sách lịch sử thư viện đó có là:​

        12 673 – 3600 – 2540 = 6533 (quyển)​

        Đáp số: 6533 quyển sách​

        Bài 2: Trường em tổ chức đợt quyên góp vở cho trẻ em vùng cao. Khối 1,2 quyên góp được 24 286 quyển vở. Khối 3,4,5 quyên góp được gấp 3 lần số vở trên. Hỏi trường em quyên góp được tất cả bao nhiêu quyển vở?

        Bài giải:​

        Khối 3, 4, 5 quyên góp được số quyển vở là:​

        24 286 x 3 = (quyển)​

        Trường em quyên góp được tất cả số quyển vở là:​

        3251 + 3485 = 6736 (quyển)​

        Đáp số: 6736 quyển vở​

        Bài 3: Tháng trước khu di tích đón 42 300 khách tham quan. Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, tháng này khách tham quan đã giảm đi 3 lần so với tháng trước. Hỏi số lượng khách đến tham quan khu di tích trong cả hai tháng là bao nhiêu?

        Bài giải:​

        Số khách đến tham quan khu di tích trong tháng này là:​

        42 300 : 3 = 14100 (khách)​

        Số lượng khách đến tham quan khu di tích trong cả hai tháng là:​

        42 300 + 14 100 = 56400 (khách)​

        Đáp số: 56400 khách tham quan​


        Bài 4: Trong chuyến đi dã ngoại, Minh được tham quan một trang trại chăn nuôi và thấy trang trại có 7254 con gà. Số gà gấp 3 lần số vịt. Hỏi trang trại có tất cả bao nhiêu con gà và vịt?

        Bài giải:​

        Số con vịt có là:​

        7254 : 3 = 2418 (con)​

        Số con gà và vịt trang trại có là:​

        7254 + 2418 = 9672 (con)​

        Đáp số: 9672 con​

        Bài 5: Một công ty dệt, ngày thứ nhất dệt được 17124 sản phẩm, ngày thứ nhất dệt được gấp 3 lần ngày thứ hai. Hỏi cả hai ngày công ty dệt được bao nhiêu sản phẩm?

        Bài giải:​

        Số sản phẩm ngày thứ hai dệt là:​

        17 124 : 3 = 5708 (sản phẩm)​

        Số sản phẩm cả hai ngày công ty dệt được là:​

        17 124 + 5708 = 22 832 (sản phẩm)​

        Đáp số: 22 832 sản phẩm​


        Bài 6: Có 2442 quả cam xếp đều vào 6 thùng như nhau. Hỏi 4 thùng đó có bao nhiêu quả cam?

        Bài giải:​

        Số quả cam xếp vào 1 thùng là:​

        2442 : 6 = 407 (quả)​

        4 thùng có số quả cam là:​

        407 x 4 = 1628 (quả)​

        Đáp số: 1628 quả cam​

        Bài 7: Để chuẩn bị cho ngày 8/3, khối 3 trường em cùng gấp hoa tặng cô. Có 9 lớp 3 làm được 4689 bông hoa. Hỏi 5 lớp làm như thế được bao nhiêu bông hoa? (Biết rằng năng suất làm việc của mỗi người là như nhau)

        Bài giải:​

        Một lớp làm được số bông hoa là:​

        4689 : 9 = 521 (bông)​

        5 lớp làm được số bông hoa là:​

        521 x 5 = 2605 (bông)​

        Đáp số: 2605 bông hoa​

        Bài 8: Cô Mai lau dọn 6 căn phòng hết 2 giờ. Hỏi cô Mai mất bao nhiêu phút để lau dọn 3 căn phòng, biết thời gian lau dọn mỗi căn phòng là như nhau?

        Bài giải:​

        2 giờ = 120 phút​

        Thời gian lau dọn 1 căn phòng là:​

        120 : 6 = 20 ( phút)​

        Thời gian lau dọn 3 căn phòng là:​

        20 x 3 = 60 (phút)​

        Đáp số: 60 phút​



        Bài 9: Có 48 cái cốc xếp đều vào 8 hộp. Hỏi có 276 cái cốc thì xếp được bao nhiêu hộp như thế?

        Bài giải:​

        Số cái cốc của 1 hộp là:​

        48 : 8 = 6 (cái)​

        Có 20736 cái cốc thì xếp được số hộp là:​

        276 : 6 = 43 (hộp)​

        Đáp số: 43 hộp​

        Bài 10: Có 7 thùng dầu như nhau đựng tất cả 63 lít dầu. Hỏi có 90 chục lít dầu thì cần bao nhiêu thùng như thế để chứa hết?

        Bài giải:​

        Số lít dầu 1 thùng đựng là:​

        63 : 7 = 9 (l)​

        Có 774 lít dầu thì cần số thùng như thế để chứa hết là:​

        774 : 9 = 86 (thùng)​

        Đáp số: 86 thùng​


        Bài 11: An có 2 l sữa, An để phần em 1 l sữa. Phần còn lại An rót vào 2 ly. Hỏi mỗi ly đựng bao nhiêu mi – li - lít sữa?

        Bài giải:​

        Số lít sữa An còn lại là:​

        2 – 1 = 1 (l)​

        Đổi 1 l = 1000 ml​

        Số mi – li – lít sữa mỗi ly đựng là:​

        1000 : 2 = 500 (ml)​

        Đáp số: 500 ml sữa​

        Bài 12: Có ba kho chứa dầu, mỗi kho chứa 10 000 l. Người ta đã chuyển đi 12 000 l dầu. Hỏi ba kho đó còn lại bao nhiêu lít dầu?

        Bài giải:​

        Số lít dầu ba kho chứa là:​

        10 000 x 3 = 30 000 (l)​

        Số lít dầu còn lại là:​

        30 000 – 12 000 = 18 000 (l)​

        Đáp số: 18 000 l dầu​


        Bài 13: Trong kho có 10 000 kg gạo. Người ta dùng 6 xe để chuyển gạo trong kho đến các cửa hàng. Biết mỗi xe chở 1500 kg gạo. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

        Bài giải:​

        Số ki – lô- gam gạo của 6 xe là:​

        1 500 x 6 = 9000 (kg)​

        Số ki – lô- gam gạo trong xe còn lại là:​

        10000 – 9000 = 1000 (kg)​

        Đáp số: 1000 kg gạo​

        Bài 14: Một cửa hàng nhập về 6 xe gạo, mỗi xe chở 3000 kg gạo. Số gạo này được đóng thành từng túi, mỗi túi 5 kg gạo. Hỏi cửa hàng đã đóng bao nhiêu túi gạo?

        Bài giải:​

        Số ki – lô- gam gạo của 6 xe là:​

        3000 x 6 = 18 000 (kg)​

        Số túi gạo cửa hàng đóng được là:​

        18 000 : 8 = 2 250 (túi)​

        Đáp số: 2250 túi​

        Bài 15: Hoa mua gấu bông hết 28 000 đồng, mua keo dán hết 3 000 đồng. Hoa đưa cho cô bán hàng 50 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại cho Hoa bao nhiêu tiền?

        Bài giải:​

        Số tiền mua gấu bông và keo dán là:​

        28 000 + 3000 = 31 000 (đồng)​

        Số tiền cô bán hàng trả lại cho Hoa là:​

        50 000 – 31 000 = 19 000 (đồng)​

        Đáp số: 19 000 đồng​

        Bài 16: Học sinh của một trường đồng diễn thể dục. Lúc đầu xếp thành 6 hàng, mỗi hàng có 35 học sinh, sau đó chuyển thành 7 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?

        Giải

        Số học sinh của trường đó là :​

        35 x 6 = 210 (học sinh)​

        Sau khi chuyển thành 9 hàng thì mỗi hàng có số học sinh là :​

        210 : 7 = 30 (học sinh )​

        Đáp số: 30 học sinh.​



        Bài 17: Một hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng kém chiều dài 18cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó?

        Bài giải:​

        Chiều rộng hình chữ nhật là:​

        25 – 18 = 7 (cm)​

        Diện tích hình chữ nhật là:​

        25 x 7 = 175 (cm 2)​

        Đáp số: 175 cm 2​

        Bài 18: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 18cm, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích khu vường đó bằng bao nhiêu xăng - ti - mét vuông?

        Bài giải:​

        Chiều rộng khu vườn là:​

        18 : 6 = 3 (cm)​

        Diện tích khu vườn là:​

        18 x 3 = 54 (cm 2)​

        Đáp số: 54 cm 2​





        MỨC 3

        I. Trắc nghiệm

        Câu 1. Ba công nhân dệt được 68060 cái áo. Người thứ nhất dệt được 24680 cái và dệt ít hơn người thứ hai là 7865 cái. Hỏi người thứ ba dệt được bao nhiêu cái áo?

        a. 35515 b. 35514 c. 36515 d. 35515

        Câu 2. Sơn có 100 000 đồng. Sơn mua bút chì hết 7 500 đồng và mua 3 quyển vở hết 21 000 đồng. Số tiền Sơn còn lại là:

        a. 71 500 đồng b. 75 500 đồngc. 76 500 đồngd. 61 500 đồng

        Câu 3. Một xí nghiệp đã may được 2479 cái áo. Xí nghiệp đó đã bán 427 cái áo.

        Số áo còn lại được xếp vào các hộp, mỗi hộp 8 cái áo. Hỏi xếp được bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái áo?

        a. 256 hộp và thừa 5 cái áob. 256 hộp và thừa 4 cái áo
        c. 257 hộp thừa 1 cái áod. 256 hộp và thừa 2 cái áo

        Câu 4: Mai có 7 viên bi, Hồng có 15 viên bi. Hỏi Hồng phải cho Mai bao nhiêu viên bi để số bi của hai bạn bằng nhau

        a. 3 viên b. 4 viên c. 5 viên d. 6 viên

        Câu 5: Nhà em có 24 con gà. Số vịt nhiều hơn số gà là 2 con. Hỏi nhà em có bao nhiêu con vịt

        a. 8 con b. 10 con c. 12 con d. 22 con

        Câu 6: Quãng đường từ nhà đến trường của Mai dài 560m. Hỏi cả đi và về Mai phải đi bao nhiêu mét?

        a. 1 080 m b. 1 760 m c. 1120 m d. 3 360m

        Câu 7. An đi chợ mua hộ mẹ một quả bưởi nặng 1 kg 600 g và một quả dưa nặng 2 kg. Quả dưa nặng hơn quả bưởi số gam là:

        a. 40 gam b. 400 gam c. 3600 gam d. 2000 gam

        Câu 8. Mỗi gói kẹo cân nặng 150g, mỗi gói bánh cân nặng 200g. Hỏi 3 gói kẹo và 2 gói bánh cân nặng bao nhiêu gam?

        a. 800 gb. 850gc. 900 gd. 950 g

        Câu 9: Một tờ giấy hình vuông có cạnh 90 mm. Tính diện tích của hình vuông đó với đơn vị đo là xăng - ti - mét vuông.

        a. 360 cm2 b. 36 cm2 c. 20 cm2 d. 30 cm2



        Câu 10. Một hình chữ nhật có chiều rộng 9 cm, diện tích bằng 126cm2 . Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

        a. 135 cm b. 14 cm2 c. 135 cm 2 d. 14 cm

        Câu 11 Một hình vuông có chu vi là 20 cm. Diện tích hình vuông đó là:

        a. 35 cm2 b. 25 cm2 c. 20 cm2 d. 30 cm2

        Câu 12. Chu vi của hình vuông là 28 cm. Diện tích của hình vuông đó là bao nhiêu?

        a. 14 cm2 b. 32 cm2 c. 56 cm2 d. 49 cm2

        Câu 13. Một hình chữ nhật có chu vi là 50dm. Tính chiều dài của hình

        chữ nhật đó, biết chiều rộng là 6dm.

        26dm44dm12dm19dm

        Câu 14. Một hình vuông có chu vi 3dm 2cm. Vậy hình vuông đó có diện tích là:

        81cm264cm264cm16cm2

        Câu 15. Diện tích một hình vuông là 9 cm2. Hỏi chu vi hình vuông đó là bao nhiêu?

        a. 3 cm b. 12 cm c. 4 cm d. 36 cm



        II. Tự luận

        Bài 1: Hôm qua Nam đã uống 1 l nước và 2 chai nước, mỗi chai 500 ml. Hỏi hôm qua bạn Nam đã uống bao nhiêu lít nước?

        Bài giải​

        Số mi – li - lít nước hai chai là:​

        500 x 2 = 1000 (ml)​

        Đổi 1000 ml = 1 l​

        Số lít nước bạn Nam đã uống là:​

        1 + 1 = 2 ( l)​

        Đáp số: 2 l nước​

        Bài 2: Nhà của Hà cách trường 2 100 m. Hằng ngày đi học, Hà đi từ nhà đến trường rồi lại từ trường về nhà. Một tuần Hà đi học 5 ngày. Hỏi trong 1 tuần đi học, Hà phải đi bao nhiêu ki- lô- mét?

        Bài giải​

        Quãng đường 1 ngày Hà phải đi là:​

        2 100 x 2 = 4200 (m)​

        Quãng đường Hà phải đi trong 1 tuần là:​

        4200 x 5 = 21000 (m)​

        Đáp số: 21000 m đường​

        Bài 3: Một cửa hàng có 5 hộp bi, mỗi hộp có 416 viên bi. Nếu họ chia đều số bi trong các hộp đó vào 4 túi thì mỗi túi chứa bao nhiêu viên bi?

        Bài giải​

        Số viên bi của 5 hộp là:​

        416 x 5 = 2080 (viên)​

        Nếu chia đều 2080 vào 4 túi thì mỗi túi chứa số viên bi là:​

        2080 : 4 = 520 (viên)​

        Đáp số: 520 viên bi​

        Bài 4: Giá vé vào khu vui chơi dành cho trẻ em là 25 000 đồng 1 lượt. Giá vé người lớn gấp 2 lần giá vé trẻ em. Hỏi bố dắt hai chị em Mai vào khu vui chơi thì phải trả bao nhiêu tiền vé?

        Bài giải​

        Giá vé của 1 người lớn là:​

        25 000 x 2 = 100 000 ( đồng)​

        Số tiền mua vé cho hai chị em là:​

        25 000 x 2 = 100 000 ( đồng)​

        Số tiền bố phải trả là:​

        100 000 + 100 000 = 200 000 (đồng)​

        Đáp số: 200 000 đồng​

        Bài 5: Trường Hoà Bình có số học sinh là số bé nhất có 4 chữ số. Trường Sơn La có số học sinh nhiều hơn trường Hoà Bình là 1201 em. Hỏi cả hai trường có bao nhiêu học sinh?

        Bài giải​

        Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000​

        Số học sinh trường Sơn La là:​

        1000 + 1201 = 2201 (học sinh)​

        Cả hai trường có số học sinh là:​

        1000 + 2201 = 3201 (học sinh)​

        Đáp số: 3201 học sinh​

        Bài 6: Một cửa hàng có 65015 quyển vở. Người chủ cửa hàng đã bán vở cho 4 trường tiểu học, mỗi trường 15000 quyển vở. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu quyển vở?

        Bài giải​

        Số quyển vở bán cho 4 trường tiểu học là:​

        15 000 x 4 = 60 000 (quyển)​

        Số quyển vở cửa hàng còn lại là:​

        65 015 – 60 000 = 5 015 (quyển)​

        Đáp số: 5015 quyển sách​

        Bài 7: Bác Hùng dự tính xây một ngôi nhà hết 78 000 viên gạch. Bác Hùng đã mua 3 lần, mỗi lần 18 000 viên gạch. Hỏi theo dự tính, bác Hùng còn phải mua bao nhiêu viên gạch nữa?

        Bài giải​

        Số viên gạch mua 3 lần là:​

        18 000 x 3 = 54 000 (viên)​

        Số viên gạch bác Hùng còn phải mua là:​

        78 000– 54 000 = 24 000 (viên)​

        Đáp số: 24 000 viên​

        Bài 8: Một hình chữ nhật có chiều rộng là 36cm, chu vi là 216cm. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

        Bài giải​

        Chu vi hình chữ nhật là:​

        (5 + 3) x 2 = 16 (m)​

        Cạnh hình vuông là:​

        16 : 4 = 4 (m)​

        Đáp số: 4 m​

        Bài 9: Một hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 3m. Tính cạnh hình vuông khi biết chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật.

        Bài giải​

        Chu vi hình chữ nhật là:​

        (5 + 3) x 2 = 16 (m)​

        Cạnh hình vuông là:​

        16 : 4 = 4 (m)​

        Đáp số: 4 m​

        Bài 10: Tính cạnh của một hình vuông, biết chu vi của hình vuông bằng chu vi của hình chữ nhật có chiều dài là 96cm, chiều rộng là 34cm.

        Bài giải​

        Chu vi hình chữ nhật là:​

        (96 + 34 ) x 2 = 260 (cm)​

        Cạnh hình vuông là:​

        260 : 4 = 65 (cm)​

        Đáp số: 4 m​

        Bài 11: Trong một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 25 m và chiều rộng 9 m người ta xây một bồn hoa hình vuông có cạnh 4 m. Tính diện tích còn lại của sân chơi.



        Bài giải​

        Diện tích sân chơi hình chữ nhật là:​

        25 x 9 = 225 (m 2 )​

        Diện tích bồn hoa hình vuông là:​

        4 x 4 = 16 (m 2 )​

        Diện tích còn lại của sân chơi là:​

        225 – 16 = 209 (m 2 )​

        Đáp số: 209 m 2​



1684214177760.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---HKII22-23 CÂU HỎI TOÁN-TV-CN.TIN -K3-CTST.zip
    4.7 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,703
Bài viết
40,166
Thành viên
152,351
Thành viên mới nhất
PHAMDUNG92
Top