Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
NỘI DUNG Ôn tập trắc nghiệm lịch sử 12 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023, Nội dung ôn tập Lịch sử 12 học kỳ 2 năm học 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022- 2023

MÔN: LỊCH SỬ 12

1. MỤC TIÊU

1.1
. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về:

* Lịch sử thế giới 1945 – 2000

- Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh (1945 – 2000).

- Liên Xô, Đông Âu (1945 - 1991) và Liên Bang Nga (1991 - 2000)

- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ la tinh.

- Các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

- Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế Toàn cầu hóa

* Lịch sử Việt Nam 1919 – 1930

- Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925

- Phong trào dân tộc dân chủ 1925-1930

* Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945

- Phong trào cách mạng 1930-1935

- Phong trào cách mạng 1936-1939

- Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945).

* Lịch sử Việt Nam 1945 – 1954

- Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, đường lối kháng chiến của Đảng

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên giới 1950, Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, Chiến dịch Điện biên phủ 1954.

- Đại hội Đảng II

- Hiệp định Giơnevơ 1954

* Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975

- Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevo

- Miền Nam chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ

- Các chiến thắng : Đồng Khởi 1959 – 1960, Tổng tiến công Xuân 1968, Tổng tiến công 1972, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 1972.

- Hiệp định Pari 1973

- Giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975.

* Lịch sử Việt Nam 1975-2000.

- Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ năm 1975.

- Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH.

1.2. Kĩ năng: Học sinh rèn luyện các kĩ năng:

- Kĩ năng vận dụng kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở các mức độ khác nhau.

- Kĩ năng so sánh, phân tích, liên hệ các sự kiện lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam.

- Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn.

2. NỘI DUNG

2.1.Ma trận


TTNội dung kiến thứcMức độ nhận thứcTổngTổng %
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoSố câuThời gian
Số câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gianSố câuThời gianTNTL
1Lịch sử thế giới 1945 - 2000542112
2Lịch sử Việt Nam 1919 - 19302114
3Lịch sử Việt Nam 1930 - 194522116
4Lịch sử Việt Nam 1945 - 195432117
5Lịch sử Việt Nam 1954 - 197522217
6Lịch sử Việt Nam 1975 - 20002114
Tổng16128440
40%30%20%10%100%
2.2. Câu hỏi và bài tập minh họa

* Mức độ nhận biết

Câu 1 (NB).
Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi

ảnh hưởng của

A. Các nước Đông Âu. B. Các nước phương Tây.

C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Pháp và Nhật Bản.

Câu 3 (NB). Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là liên minh của 10 quốc gia Đông Nam Á chủ yếu trên lĩnh vực

A. kinh tế- quốc phòng. B. chính trị- quốc phòng.

C. kinh tế- văn hóa. D. chính trị-kinh tế.

Câu 4 (NB). Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978)?

A. Lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.

B. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

C. Xây dựng chính quyền dân chủ, nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.

D. Đưa Trung Quốc thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Câu 5 (NB). Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX

A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu.

C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 6 (NB). Nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa ( 1977 ) và học thuyết Kaiphu ( 1991 ) là tăng cường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước.

A.Tây Âu. B. Đông Âu.

C. Đông Nam Á và tổ chức Asean. D. Đông Bắc Á.

Câu 7 (NB). Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ phần nào thực hiện được mưu đồ của mình vì

A. góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu.

B. thành công như ý trong cuộc Chiến tranh ở vùng Vịnh (1991).

C. thành lập được nhiều liên minh quân sự-kinh tế-chính trị trên thế giới.

D. thiết lập chế độ thực dân mới ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu 8 (NB). Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”.

A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).

B. Nguyễn ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện-Quảng Châu (6/1924).

D. Nguyễn ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vecxai (1919).

Câu 9 (NB). Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày. D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu có sự chuyển biến về chất và lượng.

B. Từ đây Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

C. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối đấu tranh và giai cấp lãnh đạo.

D. Đảng ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam.

Câu 11 (NB).Hình thái khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước.

B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.

C. Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương.

D. Khởi nghĩa từng phần gắn với chiến tranh du kích.

Câu 12 (NB). Trong phong trào diệt "giặc đói" sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, biện pháp quan trọng được thực hiện là

A. tăng gia sản xuất. B. điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

C. nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ. D. chia lại ruộng đất cho nông dân.

Câu 13 (NB).Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954, giới tuyến quân sự tạm thời của hai miền Việt Nam là dòng sông

A. Hàn. B. Bến Hải. C. Gianh. D. Hương.

Câu 14 (NB). Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ giữ vai trò là

A. cố vấn chỉ huy. B. yểm trợ về không quân, hỏa lực.

C. hỗ trợ chiến đấu. D. lực lượng chiến đấu chủ yếu.

Câu 15 (NB). Quan điểm đổi mới của Đảng ta là

A. đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.

B. đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

C. đổi mới phải toàn diện và đồng bộ.

D. đổi mới để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.

Câu 16 (NB). Trong thời kì 1945-1954, các chiến dịch của quân đội và nhân dân Việt Nam đều nhằm
A. củng cố và mở rộng căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.

B. phá âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp.
C. hỗ trợ chiến tranh du kích trong vùng tạm bị chiếm.
D. tiêu diệt một bộ phận sinh lực của thực dân Pháp.

Câu 17 (NB). Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Cách mạng hai miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trong.

B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.

C. Cách mạng ở Miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.

D. Cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành công

Câu 18 (NB). Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam sau thắng lợi nào?

A. Chiến thắng Tây Nguyên. B. Chiến thắng Phước Long.

C. Chiến thắng Bình Phước. D. Chiến thắng Đường 9-Nam Lào.

Câu 19 (NB). Nguyện vọng chính đáng nhất của nhân dân hai miền Bắc – Nam sau đại thắng mùa Xuân 1975 là

A. mong muốn đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ.

B. muốn nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.

C. muốn mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.

D. muốn thống nhất đất nước về mặt nhà nước

Câu 20 (NB). Trong Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng là

A. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển.

C. độc lập, tự do, chủ quyền và mưu cầu hạnh phúc.

D. độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ.

* Mức độ thông hiểu

Câu 1 (TH).
Năm 1957, nhân dân Liên Xô đã đạt được thành tựu có ý nghĩa quan trọng nào về khoa học kỹ thuật?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.

B. Trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành bay vào không gian.

D. Vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ)

Câu 2(TH). Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quốc gia nào ở châu Phi chịu tác động mạnh mẽ nhất từ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam?

A. Tuynidi. B. Angiêri. C. Ănggôla. D. Ai Cập.

Câu 3 (TH): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi bùng nổ sớm nhất tại Bắc Phi vì

A. chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh ở Mỹ Latinh.

B. có trình độ kinh tế-xã hội cao hơn các khu vực còn lại.

C. chịu ảnh hậu quả nặng nề nhất của chủ nghĩa Apácthai.

D. thành lập được Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU).

Câu 4 (TH): Nội dung nào phản ánh đúng thực trạng kinh tế Mỹ trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX?

A. Nền kinh tế Mỹ hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể.

B. Tăng trưởng liên tục, Mỹ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.

C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

D. Kinh tế phát triển và Mỹ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Câu 5 (TH). Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tổ chức cách mạng nào của Việt Nam ra đời sớm nhất?

A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Tâm tâm xã vàCộng sản đoàn.

Câu 6 (TH). Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) có đặc điểm gì?

A. Chiếm số lượng đông, bị áp lực, bóc lột nặng nề. B. Chiếm số lượng đông, có quyền lợi nhất định.

C. Là lực lượng to lớn, phát huy đầy đủ sức mạnh. D. Bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng.

Câu 7 (TH). Nội dung nào là vai trò của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động (1928)?

A. Chính thức xác lập quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân.

B. Phong trào công nhân Việt nam chuyển dân từ tự phát sang tự giác.

C. Làm cho khuynh hướng cứu nước vô sản giành thắng lợi hoàn toàn.

D. Truyền bá lý luận cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

Câu 8 (TH). Từ ngày 12-03-1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã sử dụng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" vì

A. Phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc.

B. Hội nghị Ianta có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

D. Thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông dương đã đến.

Câu 9 (TH). Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và kỹ Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

A. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

B. Thắng lợi Vạn Tường (1965) ở miền Nam, trận "Điện Biên Phủ trên không"(1972) ở miền Bắc.

C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), trận "Điện Biên Phủ trên không" D. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận"Điện Biên Phủ trên không" (1972)

Câu 10 (TH). Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là

A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh ".

B. thực hiện thành công đánh cho "Mỹ cút", đánh cho "ngụy nhào".

C. tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tiến tới đánh cho "Ngụy nhào".

D. tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tiến tới đánh cho "Mỹ cút".

Câu 11 (TH). Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, sự kiện nào đánh dấu quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành?

A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. B. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn. D. Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Câu 12 (TH). Những thành tựu sau 15 năm đổi mới (1986 – 2000) ở Việt Nam đã khẳng định điều gì?

A. Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam đã hoàn thành.

B. Việt Nam căn bản đã trở thành một nước công nghiệp phát triển.

C. Công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước đã căn bản hoàn thành.

D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 13. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ

A. rút hết quân đội Mĩ và quân đồng minh về nước. B. tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

C. ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. D. chấp nhận kí vào Hiệp định Pari và rút quân.

Câu 14. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đề ra

A. chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. nội dung kì họp lần thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.

D. kế hoạch tổng tuyển cử để thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 15. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta năm 1945 đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay lại xâm lược Đông Dương?

A. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

B. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.

C. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

D. Quân Trung Hoa dân quốc vào Việt Nam giải giáp quân Nhật.

Câu 16. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?

A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

B. Góp phần quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.

C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 17. Điều kiện khách quan thuận lợi nào tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.

B. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp vô sản.

C. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp chằng chéo và căng thẳng.

D. Ý thức giành độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng các dân tộc.

Câu 18. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời trong năm 1929 có ý nghĩa như thế nào?

A. Là mốc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

B. Chứng tỏ chủ nghĩa Mác đã xâm nhập mạnh mẽ vào phong trào công nhân Việt Nam.

C. Là kết quả của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

D. Đánh đấu sự trưởng thành và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 19. Một trong những điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ trương

A.thành lập hình thức chính quyền công nông binh.

B. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.

C. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.

D. vấn đề dân tộc giải quyết trong khuôn khổ từng nước.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)?

A. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B. Mở ra bước ngoặc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

C. Làm cho Mĩ và chính quyền Sài Gòn choáng váng ở miền Nam.

D. Buộc Mĩ đến đàm phán với ta ở Pari để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.



* Mức độ Vận dụng

Câu 1(VD).
Một trong những điểm giống nhau của trật tự hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là

A. phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.

B. giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.

C. phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.

D. hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.

Câu 2(VD). Nhận xét nào dưới đây về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là phù hợp?

A. Là một cương lĩnh cách mạng giải quyết vấn đề dân tộc cho ba nước Đông Dương.

B. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh .

C. Là một cương lĩnh cách mạng đề cao vấn đề giai cấp hơn vấn đề dân tộc.

D. Là một cương lĩnh cách mạng chưa thể hiện được chính sách đoàn kết dân tộc.

Câu 39VD). Nhận xét nào là đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?

A. Là phong trào diễn ra trên qui mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.

B. Khẳng định quyền lãnh đạo của công nhân và nông dân

C. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 4(VD). Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền.

B. Muốn chống Pháp để khôi phục nền độc lập dân tộc.

C. chưa sử dụng nhiều phương pháp đấu tranh.

D. Lãnh đạo là những văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ.

Câu 5(VD). Một trong những điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ là gì?

A. Có quan hệ gắn bó với nông dân và sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.

B. Ra đời cùng với giai cấp tư sản Việt Nam và phát triển nhanh về số lượng.

C. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam và có tính thần đấu tranh triệt để.

D. Là đại diện cho phương thức sản xuất tiến tiến nhất, có tính kỷ luật cao.

Câu 6(VD). Nội dung nào không phải đặc điểm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Tổng khởi nghĩa diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.

B. Sử dụng bạo lực cách mạng khi giành chính quyền.

C. Sử dụng lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt, quyết định.

D. Hình thái đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.

Câu 7(VD). Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền tổ quốc hiện nay?

A. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.

B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.

C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.

D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.

Câu 8(VD). Ý nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân có tính quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?

A. Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn. B. Hậu phương miền Bắc vững chắc.

C. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. D. Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Câu 9(VD). Những thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX đã góp phần xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên thế giới?

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).

B. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).

D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 và chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 10 (VD). Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược“Chiến tranh cục bộ” ?

A. loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.

B. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C. nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

D. sử dụng quân đội SG là chủ yếu để tiến hành chiến tranh.

* Mức độ vận dụng cao

Câu 1 (VDC):
Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là

A. hòa dịu, hòa bình và cùng phát triển B. cạnh tranh và hợp tác, mâu thuẫn và hài hòa.

C. cạnh tranh gay gắt về kinh tế, quân sự. D. chạy đua trong cách mạng khoa học-kĩ thuật

Câu 2 (VDC). Căn cứ nào khẳng định Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (đầu năm 1930) là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Đây là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Xác định nhiệm vụ chiến lược và sách lược cách mạng.

C. Xác định đúng hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam.

D. Khắc phục tình trạng khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.

Câu 3 (VDC). Bài học kinh nghiệm quan trọng từ sự chỉ đạo của Đảng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A.Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.

C.Nắm bắt tình hình thế giới đề ra chủ trương phù hợp.

D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.

Câu 4 (VDC). Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là

A. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc đưa kháng chiến đi lên.

B. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp.

C. mở rộng và giải phóng vùng Tây Bắc của Việt Nam.

D. Phá vỡ âm mưu bình định và lấn chiếm của Pháp.

Câu 5 (VDC). Thực tiễn giải quyết những khó khăn của cách mạng Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã chứng minh cho luận điểm nào dưới đây?

A. Đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên sức mạnh vô địch.

B. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân.

C. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

D. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.

3. ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 -2023


Môn thi: Lịch sử 12

Thời gian làm bài: 50 phút​

Câu 1 . Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi

ảnh hưởng của

A. Các nước Đông Âu. B. Các nước phương Tây.

C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Pháp và Nhật Bản.

Câu 2. Năm 1957, nhân dân Liên Xô đã đạt được thành tựu có ý nghĩa quan trọng nào về khoa học kỹ thuật?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.

B. Trở thành nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

C. Phóng thành công tàu vũ trụ cùng nhà du hành bay vào không gian.

D. Vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ)

Câu 3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là liên minh của 10 quốc gia Đông Nam Á chủ yếu trên lĩnh vực

A. kinh tế- quốc phòng. B. chính trị- quốc phòng. C. kinh tế- văn hóa. D. chính trị-kinh tế.

Câu 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quốc gia nào ở châu Phi chịu tác động mạnh mẽ nhất từ Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của nhân dân Việt Nam?

A. Tuynidi. B. Angiêri. C. Ănggôla. D. Ai Cập.

Câu 5. Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978)?

A. Lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.

B. Biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

C. Xây dựng chính quyền dân chủ, nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.

D. Đưa Trung Quốc thành nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Câu 6: Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

A. xu thế toàn cầu hóa. B. sự ra đời các khối quân sự đối lập.

C. sự hình thành các liên minh khu vực. D. “Chiến tranh lạnh”.

Câu 7. Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX

A. Liên hợp quốc. B. Liên minh châu Âu.

C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 8. Nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa ( 1977 ) và học thuyết Kaiphu ( 1991 ) là tăng cường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước.

A.Tây Âu. B. Đông Âu.

C. Đông Nam Á và tổ chức Asean. D. Đông Bắc Á.

Câu 9: Nội dung nào phản ánh đúng thực trạng kinh tế Mỹ trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX?

A. Nền kinh tế Mỹ hầu như không có sự tăng trưởng nào đáng kể.

B. Tăng trưởng liên tục, Mỹ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.

C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

D. Kinh tế phát triển và Mỹ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Câu 10. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ phần nào thực hiện được mưu đồ của mình vì

A. góp phần làm tan rã chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu.

B. thành công như ý trong cuộc Chiến tranh ở vùng Vịnh (1991).

C. thành lập được nhiều liên minh quân sự-kinh tế-chính trị trên thế giới.

D. thiết lập chế độ thực dân mới ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu 11: Đặc trưng nổi bật trong mối quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là

A. hòa dịu, hòa bình và cùng phát triển B. cạnh tranh và hợp tác, mâu thuẫn và hài hòa.

C. cạnh tranh gay gắt về kinh tế, quân sự. D. chạy đua trong cách mạng khoa học-kĩ thuật

Câu 12. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tổ chức cách mạng nào của Việt Nam ra đời sớm nhất?

A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Tâm tâm xã và Cộng sản đoàn.

Câu 13. Giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) có đặc điểm gì?

A. Chiếm số lượng đông, bị áp lực, bóc lột nặng nề. B. Chiếm số lượng đông, có quyền lợi nhất định.

C. Là lực lượng to lớn, phát huy đầy đủ sức mạnh. D. Bị áp bức, bóc lột nặng nề, có hệ tư tưởng riêng.

Câu 14. Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

A. Xây dựng khối đoàn kết trong Đảng. B. Thống nhất trong lực lượng lãnh đạo.

C. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc. D. Thống nhất về tư tưởng chính trị.

Câu 15. Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”.

A. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).

B. Nguyễn ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện-Quảng Châu (6/1924).

D. Nguyễn ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vecxai (1919).

Câu 16. Nội dung nào là vai trò của phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động (1928)?

A. Chính thức xác lập quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân.

B. Phong trào công nhân Việt nam chuyển dân từ tự phát sang tự giác.

C. Làm cho khuynh hướng cứu nước vô sản giành thắng lợi hoàn toàn.

D. Truyền bá lý luận cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

Câu 17. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam từ 1919-1930?

A. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản.

B. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

C. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản.

D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác -Lênin.

Câu 18. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?

A. Cách mạng hai miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trong.

B. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.

C. Cách mạng ở Miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.

D. Cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành công

Câu 19. “Vẻ vang thay! Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam công nông binh bắt tay nhau giữa trận tuyến”, đây là nhận xét của Đảng về phong trào

A. cách mạng 1930-1931. B. dân chủ 1936-1939.

C. dân tộc dân chủ 1919-1925. D. dân tộc dân chủ 1925-1930.

Câu 20. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936-1939 là

A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.

C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày. D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Câu 21. Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, lực lượng nào được thành lập?

A. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. B. Việt Nam giải phóng quân.

C. Đội du kích Bắc Sơn - Võ Nhai. D. Trung đội cứu quốc quân III.

Câu 22.Hình thái khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. Tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước.

B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.

C. Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương.

D. Khởi nghĩa từng phần gắn với chiến tranh du kích.

Câu 23. Từ ngày 12-03-1945, Đảng cộng sản Đông Dương đã sử dụng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" vì

A. Phát xít Nhật và thực dân Pháp mâu thuẫn với nhau ngày càng sâu sắc.

B. Hội nghị Ianta có quyết định sẽ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

C. Phát xít Nhật đã trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.

D. Thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cho các dân tộc Đông dương đã đến.

Câu 24. Đặc điểm bao trùm của phong trào dân chủ 1936-1939 là gì?

A. Phong trào đấu tranh đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

B. Mang tính quần chúng, quy mô rộng lớn, hình thức phong phú.

C. Quy mô rộng lớn, tính cách mạng triệt để, hình thức phong phú.

D. Lần đầu tiên công-nông thể hiện sự đoàn kết trong đấu tranh.

Câu 25. Sự phát triển lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?

A. Từ đồng bằng tiến về các thành thị. B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.

C. Từ thành thị phát triển về đồng bằng. D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.

Câu 26. Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) so với Hội nghị (11-1939) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương là

A. Thành lập mặt trật dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc.

B. Tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất", giảm tô, giảm tức.

C. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Câu 27. Bài học kinh nghiệm quan trọng từ sự chỉ đạo của Đảng góp phần thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

A.Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.

B. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi.

C.Nắm bắt tình hình thế giới đề ra chủ trương phù hợp.

D. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, chớp thời cơ giành chính quyền.

Câu 28. Trong phong trào diệt "giặc đói" sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, biện pháp quan trọng được thực hiện là

A. tăng gia sản xuất. B. điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.

C. nghiêm cấm nạn đầu cơ tích trữ. D. chia lại ruộng đất cho nông dân.

Câu 29. Điểm tương đồng về mục tiêu mở các chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của quân và dân Việt Nam là

A. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc đưa kháng chiến đi lên.

B. Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực quân Pháp.

C. mở rộng và giải phóng vùng Tây Bắc của Việt Nam.

D. Phá vỡ âm mưu bình định và lấn chiếm của Pháp.

Câu 30. Thực tiễn giải quyết những khó khăn của cách mạng Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã chứng minh cho luận điểm nào dưới đây?

A. Đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên sức mạnh vô địch.

B. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân.

C. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.

D. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.

Câu 31. Thắng lợi quân sự nào tác động trực tiếp buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và kỹ Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

A. Thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

B. Thắng lợi Vạn Tường (1965) ở miền Nam, trận "Điện Biên Phủ trên không"(1972) ở miền Bắc.

C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), trận "Điện Biên Phủ trên không" D. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược (1972) ở miền Nam và trận"Điện Biên Phủ trên không" (1972)

Câu 32.Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954, giới tuyến quân sự tạm thời của hai miền Việt Nam là dòng sông

A. Hàn. B. Bến Hải. C. Gianh. D. Hương.

Câu 33. Trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ giữ vai trò là

A. cố vấn chỉ huy. B. yểm trợ về không quân, hỏa lực.

C. hỗ trợ chiến đấu. D. lực lượng chiến đấu chủ yếu.

Câu 34. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari năm 1973 đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là

A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh ".

B. thực hiện thành công đánh cho "Mỹ cút", đánh cho "ngụy nhào".

C. tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tiến tới đánh cho "Ngụy nhào".

D. tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tiến tới đánh cho "Mỹ cút".

Câu 35. Nét nổi bật nhất về tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết?

A. Hà Nội được giải phóng B. Pháp rút quân khỏi Miền Bắc.

C. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

D. Nhân dân hai miền tiến hành tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 36. Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược“Chiến tranh cục bộ” ?

A. loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.

B. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

C. nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

D. sử dụng quân đội SG là chủ yếu để tiến hành chiến tranh.

Câu 35. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, sự kiện nào đánh dấu quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành?

A. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước. B. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.

D. Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Câu 37. Quan điểm đổi mới của Đảng ta là

A. đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.

B. đổi mới toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

C. đổi mới phải toàn diện và đồng bộ.

D. đổi mới để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội.

Câu 38. Những thành tựu sau 15 năm đổi mới (1986 – 2000) ở Việt Nam đã khẳng định điều gì?

A. Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam đã hoàn thành.

B. Việt Nam căn bản đã trở thành một nước công nghiệp phát triển.

C. Công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước đã căn bản hoàn thành.

D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 39: Nội dung nào không phải là Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941)?

A. Tiếp tục tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.B. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

D. Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 40: Nội dung nào phản ánh đúng về chiến thắng Đường 14 - Phước Long (cuối năm 1974-đầu 1975)

A. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn.

B. Là chiến thắng quyết định sự thất bại hoàn toàn của quân đội Sài Gòn.

C. Cho thấy khả năng can thiệp trở lại của Mĩ là rất lớn.

D. Là chiến thắng đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền quyền Sài Gòn.

1681922367604.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com------Noi-dung-on-tap-Lich-su-12-HK2-nam-22-23.docx
    83.1 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    app làm trắc nghiệm lịch sử 12 ios bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 học kì 1 bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 phần 1 bài tập trắc nghiệm sử 12 bài 16 câu hỏi trắc nghiệm sử 12 bài 1 câu hỏi trắc nghiệm sử 12 bài 16 file câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 giải trắc nghiệm sử 12 bài 1 những câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 sách trắc nghiệm lịch sử 12 pdf sách trắc nghiệm sử 12 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1 (có đáp an) trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1 nâng cao trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1 phần 2 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1 vndoc trắc nghiệm lịch sử 12 bài 11 phần 1 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 14 15 16 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 vietjack trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16 vndoc trắc nghiệm lịch sử 12 bài 21 phần 1 trắc nghiệm lịch sử 12 bài 9 phần 1 trắc nghiệm lịch sử 12 giai đoạn 30-45 trắc nghiệm lịch sử 12 giai đoạn 54-75 trắc nghiệm lịch sử 12 giữa kì 1 trắc nghiệm lịch sử 12 liên hợp quốc trắc nghiệm lịch sử 12 nguyễn xuân trường pdf trắc nghiệm lịch sử 12 on thi thpt quốc gia 2020 trắc nghiệm lịch sử 12 theo chuyên de trắc nghiệm lịch sử 12 theo chuyên de pdf trắc nghiệm lịch sử 12 từ 1919 đến 1930 trắc nghiệm lịch sử 12 từ 1945 đến 1954 trắc nghiệm lịch sử 12 từ 1954 đến 1975 trắc nghiệm lịch sử 12 từ 1975 đến 2000 trắc nghiệm lịch sử 12 từ bài 1 đến bài 13 trắc nghiệm lịch sử 12 vận dụng cao trắc nghiệm môn sử 12 bài 1 trắc nghiệm môn sử 12 bài 21 trắc nghiệm sử 12 trắc nghiệm sử 12 1 tiết trắc nghiệm sử 12 asean trắc nghiệm sử 12 bài 1 trắc nghiệm sử 12 bài 1 2 trắc nghiệm sử 12 bài 1 2 3 trắc nghiệm sử 12 bài 1 bài 2 trắc nghiệm sử 12 bài 1 có đáp án trắc nghiệm sử 12 bài 1 file trắc nghiệm sử 12 bài 1 hoc247 trắc nghiệm sử 12 bài 1 nâng cao trắc nghiệm sử 12 bài 1 online trắc nghiệm sử 12 bài 1 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 1 tech12h trắc nghiệm sử 12 bài 1 theo mục độ trắc nghiệm sử 12 bài 1 thuvienhoclieu trắc nghiệm sử 12 bài 1 vietjack trắc nghiệm sử 12 bài 1 vndoc trắc nghiệm sử 12 bài 10 trắc nghiệm sử 12 bài 10 phần 1 trắc nghiệm sử 12 bài 12 trắc nghiệm sử 12 bài 13 trắc nghiệm sử 12 bài 14 trắc nghiệm sử 12 bài 14 15 16 trắc nghiệm sử 12 bài 15 trắc nghiệm sử 12 bài 16 trắc nghiệm sử 12 bài 16 17 trắc nghiệm sử 12 bài 16 có đáp án trắc nghiệm sử 12 bài 16 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 16 thuvienhoclieu trắc nghiệm sử 12 bài 16 vungoi trắc nghiệm sử 12 bài 17 trắc nghiệm sử 12 bài 18 trắc nghiệm sử 12 bài 18 phần 1 trắc nghiệm sử 12 bài 2 trắc nghiệm sử 12 bài 2 online trắc nghiệm sử 12 bài 20 online trắc nghiệm sử 12 bài 22 - phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 3 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 4 trắc nghiệm sử 12 bài 4 phần 1 trắc nghiệm sử 12 bài 4 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 6 trắc nghiệm sử 12 bài 6 phần 2 trắc nghiệm sử 12 bài 8 trắc nghiệm sử 12 bài 9 trắc nghiệm sử 12 bài liên xô trắc nghiệm sử 12 bài một trắc nghiệm sử 12 bài trung quốc trắc nghiệm sử 12 chủ đề 1 trắc nghiệm sử 12 chủ đề 2 trắc nghiệm sử 12 chương 1 trắc nghiệm sử 12 chương 2 trắc nghiệm sử 12 chương 3 trắc nghiệm sử 12 chương 4 trắc nghiệm sử 12 có đáp án trắc nghiệm sử 12 có đáp an theo bài trắc nghiệm sử 12 cuối học kì 1 trắc nghiệm sử 12 file trắc nghiệm sử 12 giai đoạn 1919 đến 1930 trắc nghiệm sử 12 giai đoạn 1930 đến 1945 trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 trắc nghiệm sử 12 giữa kì 1 online trắc nghiệm sử 12 giữa kì 2 trắc nghiệm sử 12 hk1 có đáp án trắc nghiệm sử 12 hk2 trắc nghiệm sử 12 học kì 1 trắc nghiệm sử 12 học kì 1 có đáp án trắc nghiệm sử 12 học kì 1 online trắc nghiệm sử 12 học kì 2 trắc nghiệm sử 12 học kì 2 có đáp án trắc nghiệm sử 12 hocmai trắc nghiệm sử 12 hội nghị ianta trắc nghiệm sử 12 kì 1 trắc nghiệm sử 12 kì 2 trắc nghiệm sử 12 kiểm tra 1 tiết trắc nghiệm sử 12 kiểm tra 15 phút trắc nghiệm sử 12 kiểm tra 15p trắc nghiệm sử 12 kiểm tra cuối kì 1 trắc nghiệm sử 12 kiểm tra giữa kì trắc nghiệm sử 12 kiểm tra giữa kì 1 trắc nghiệm sử 12 kiểm tra học kì 1 trắc nghiệm sử 12 lịch sử thế giới trắc nghiệm sử 12 lịch sử việt nam trắc nghiệm sử 12 liên xô trắc nghiệm sử 12 loga trắc nghiệm sử 12 mĩ trắc nghiệm sử 12 mĩ la tinh trắc nghiệm sử 12 mĩ tây âu nhật bản trắc nghiệm sử 12 mới nhất trắc nghiệm sử 12 moon.vn trắc nghiệm sử 12 mỹ trắc nghiệm sử 12 nâng cao trắc nghiệm sử 12 nước mỹ trắc nghiệm sử 12 nhật bản trắc nghiệm sử 12 ôn thi thpt quốc gia trắc nghiệm sử 12 ôn thi thpt quốc gia 2020 trắc nghiệm sử 12 ôn thi thpt quốc gia 2021 trắc nghiệm sử 12 on thi thpt quốc gia có đáp an trắc nghiệm sử 12 online trắc nghiệm sử 12 pdf trắc nghiệm sử 12 phần 2 trắc nghiệm sử 12 phần lịch sử thế giới trắc nghiệm sử 12 phong trào đồng khởi trắc nghiệm sử 12 quan hệ quốc tế trắc nghiệm sử 12 quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh trắc nghiệm sử 12 sự thành lập liên hợp quốc trắc nghiệm sử 12 tây âu trắc nghiệm sử 12 theo bài trắc nghiệm sử 12 theo chủ đề trắc nghiệm sử 12 theo mức độ trắc nghiệm sử 12 thi giữa học kì 1 trắc nghiệm sử 12 thi giữa kì trắc nghiệm sử 12 thi học kì 1 trắc nghiệm sử 12 từ bài 1 đến bài 10 trắc nghiệm sử 12 từ bài 1 đến bài 16 trắc nghiệm sử 12 từ bài 1 đến bài 8 trắc nghiệm sử 12 từ bài 3 trắc nghiệm sử 12 việt nam trắc nghiệm sử 12 việt nam từ 1919 đến 1930 trắc nghiệm sử 12 việt nam từ 1930 đến 1945 trắc nghiệm sử 12 việt nam từ 1945 đến 1954 trắc nghiệm sử 12 việt nam từ 1954 đến 1975 trắc nghiệm sử 12 vietjack trắc nghiệm sử 12 vndoc trắc nghiệm sử 12 vungoi trắc nghiệm sử bài 1 lớp 12 trắc nghiệm sử bài 16 lớp 12 trắc nghiệm sử bài 16 sử 12 trắc nghiệm sử bài 21 sử 12 trắc nghiệm sử bài 23 sử 12 trắc nghiệm sử bài 8 sử 12 trắc nghiệm sử lớp 12 trắc nghiệm sử lớp 12 bài 1 trắc nghiệm sử lớp 12 bài 16 trắc nghiệm sử lớp 12 bài 21 trắc nghiệm sử lớp 12 bài 22 trắc nghiệm sử lớp 12 bài 4 trắc nghiệm.sử 12 đề kiểm tra trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1 đề trắc nghiệm sử 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,488
    Thành viên mới nhất
    Lê Thanh Na

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top