Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh Thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho Học sinh. Bộ GD-ĐT đang có những đổi mới mạnh mẽ về nội dụng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chất lượng dạy học sẽ chuyển biến đáng kể khi kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực của học sinh. Để đạt được điều đó bên cạnh sự đổi mới nội dung, phương pháp thì việc xây dựng những bài tập gắn liền với tình huống thực tiễn luôn góp phần định hướng học sinh và phát huy năng lực phẩm chất học sinh một cách đáng kể.
Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở người học, hướng việc tìm tòi khám phá tri thức về phía người học. Trong dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều chưa rõ, những điều mới mẻ, tự mình trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, giải quyết những vấn đề đặt ra theo cách nghĩ của mình, chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã được giáo viên sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu. Dạy học theo cách này, người giáo viên không chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn người học hoạt động theo hướng tích cực.
Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tính tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực người học là điều hết sức quan trọng của quá trình đổi mới.
Thế nhưng việc dạy học Vật lý ở trường phổ thông hiện nay có một thực trạng là học sinh chủ yếu học lí thuyết và vận dụng lí thuyết để giải bài tập mà ít có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm, hoạt động khám phá hoặc các mô hình ứng dụng thực tế trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất. Đặc biệt hơn nữa, trong môn vật lý trung học phổ thông có rất nhiều phần kiến thức trùng lặp với các cấp học dưới nên Bộ giáo dục cho phép giảm tải cho học sinh. Vì vậy trong phân phối chương trình giảng dạy Sở yêu cầu nhà trường tự xây dựng phân phối chương trình nhà trường. Từ đó, môn vật lý chúng tôi tự xây dựng PPCT riêng cho tổ, trong đó có phần giảm tải kiến thức, thay vào đó là tăng thêm tiết bài tập cho học sinh (tiết dạy tự chọn). Môn vật lý, cả ba khối 10, 11, 12 (khối A và A1) đều có 36 tiết tự chọn. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy của các GV trong tổ, tôi thấy tiết dạy tự chọn thường nhàm chán như tiết bài tập thông thường, học sinh không có hứng thú, không chủ động, tích cực học tập. Đa số Giáo chỉ đưa ra những bài tập thuần túy, không gây hứng thú cho HS, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo từ học sinh.
Để cải thiện thực trạng này và đáp ứng yêu cầu của xã hội thì chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp dạy học tích cực như tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực tập thiên nhiên, tổ chức dạy học giải quyết vấn đề... và đặc biệt là phương pháp dạy học dự án, một phương pháp dạy học đang rất phát triển trên thế giới.
Xuất phát từ những tồn tại trên,và từ một số thành công nhất định trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một số
tiết học tự chọn: “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí trong các tiết học tự chọn”
Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học nhằm phát triển năng lực phẩm chất cho Học sinh. Bộ GD-ĐT đang có những đổi mới mạnh mẽ về nội dụng, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Chất lượng dạy học sẽ chuyển biến đáng kể khi kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực của học sinh. Để đạt được điều đó bên cạnh sự đổi mới nội dung, phương pháp thì việc xây dựng những bài tập gắn liền với tình huống thực tiễn luôn góp phần định hướng học sinh và phát huy năng lực phẩm chất học sinh một cách đáng kể.
Xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở người học, hướng việc tìm tòi khám phá tri thức về phía người học. Trong dạy học tích cực, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời là chủ thể của hoạt động học, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều chưa rõ, những điều mới mẻ, tự mình trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, giải quyết những vấn đề đặt ra theo cách nghĩ của mình, chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã được giáo viên sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu. Dạy học theo cách này, người giáo viên không chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn người học hoạt động theo hướng tích cực.
Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tính tích cực chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển năng lực người học là điều hết sức quan trọng của quá trình đổi mới.
Thế nhưng việc dạy học Vật lý ở trường phổ thông hiện nay có một thực trạng là học sinh chủ yếu học lí thuyết và vận dụng lí thuyết để giải bài tập mà ít có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm, hoạt động khám phá hoặc các mô hình ứng dụng thực tế trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất. Đặc biệt hơn nữa, trong môn vật lý trung học phổ thông có rất nhiều phần kiến thức trùng lặp với các cấp học dưới nên Bộ giáo dục cho phép giảm tải cho học sinh. Vì vậy trong phân phối chương trình giảng dạy Sở yêu cầu nhà trường tự xây dựng phân phối chương trình nhà trường. Từ đó, môn vật lý chúng tôi tự xây dựng PPCT riêng cho tổ, trong đó có phần giảm tải kiến thức, thay vào đó là tăng thêm tiết bài tập cho học sinh (tiết dạy tự chọn). Môn vật lý, cả ba khối 10, 11, 12 (khối A và A1) đều có 36 tiết tự chọn. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy của các GV trong tổ, tôi thấy tiết dạy tự chọn thường nhàm chán như tiết bài tập thông thường, học sinh không có hứng thú, không chủ động, tích cực học tập. Đa số Giáo chỉ đưa ra những bài tập thuần túy, không gây hứng thú cho HS, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo từ học sinh.
Để cải thiện thực trạng này và đáp ứng yêu cầu của xã hội thì chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp dạy học tích cực như tổ chức hoạt động ngoại khóa, thực tập thiên nhiên, tổ chức dạy học giải quyết vấn đề... và đặc biệt là phương pháp dạy học dự án, một phương pháp dạy học đang rất phát triển trên thế giới.
Xuất phát từ những tồn tại trên,và từ một số thành công nhất định trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong một số
tiết học tự chọn: “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh thông qua bài tập thí nghiệm Vật lí trong các tiết học tự chọn”