Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GDCD LỚP 12 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 45 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Con người dù sống hay làm việc ở bất cứ môi trường nào cũng phải hội đủ năng lực đạo đức, kiến thức sáng tạo và tinh thần tự chủ, ý chí vươn lên để tồn tại và phát triển. Với xu thế hiện nay thì các yếu tố này đòi hỏi chúng ta phát huy triệt để mới có thể đáp ứng và hội nhập với xu thế thời đại - xu thế toàn cầu hóa. Vì vậy, yêu cầu mỗi cá nhân phải làm chủ tri thức, năng động, sáng tạo, cần khai thác chất xám, phát huy ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểm tra theo hướng hiện đại. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [13; 216].
Trong hệ thống giáo dục và đào tạo bậc THPT, môn GDCD giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong việc trang bị các giá trị chuẩn mực đạo đức, bước đầu xây dựng nền tảng hệ thống quy định pháp luật cơ bản. Thông qua nội dung bài học trong chương trình nhằm xây dựng lối sống, giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó giúp các em xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các đường lối,chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Mặt khác, mỗi học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với các hành vi xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các trường THPT nói chung và trường THPT chuyên nói riêng, môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, từ người quản lý, giáo viên bộ môn, học sinh đến phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng, vai trò và vị trí của môn GDCD thậm chí cho rằng đây là môn học phụ, môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn học này với môn chính trị hay thuần túy là dạy đạo đức, nhất là đối với học sinh trường chuyên, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Môn GDCD bậc THPT lượng kiến thức cần truyền tải cho HS rất nhiều, nội dung kiến thức tổng hợp mang tính khái quát và tính trừu tượng cao nhưng với lượng thời gian 1 tiết /tuần nên việc giảng dạy chỉ mới đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.Vì vậy, muốn phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh cần phải hình thành và xây dựng thói quen tự học để tự lĩnh hội tri thức. Trong thời đại “bùng nổ thông tin” với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự tăng nhanh chóng và thường xuyên của khối lượng thông tin tri thức nên việc dạy học không còn giới hạn trong phạm vi truyền đạt kiến thức mà thông qua hoạt động dạy- học nhằm tăng cường rèn luyện phương pháp, thái độ và nhận thức để tự định hướng, tự cập nhật làm giàu tri thức của mình đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Nói đến phương pháp học vấn đề cốt lõi là phương pháp tự học đây là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Để rèn luyện cho học sinh có được kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết vận dụng các kiến thức đã học, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Đặc biệt đối với học sinh trường chuyên năng lực tư duy, óc suy diễn và sự tưởng tượng đánh giá rất cao. Do đó GV phải có phương pháp dạy phù hợp để phát huy hết năng lực tư duy của học sinh, chú trọng gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, đào sâu kiến thức.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12” (qua khảo sát tại Trường PHPT chuyên Lương Thế Vinh, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai), làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT không phải là một vấn đề mới, mà từ trước đến nay có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia và nhiều GV đề cập ở những góc độ khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những năm 1950 của thập kỷ XX, khi nói về công tác huấn luyện và học tập đã nhấn mạnh “Phải nâng cao và hướng dẫn tự học”. Người khuyên “ Không phải có thầy thì học, không thầy thì đùa, phải biết tự động học tập”.
Năm 1997 trong cuộc hội thảo về công tác huấn luyện mang tên “Nghiên cứu và phát triển tự học, tự đào tạo” đã thu hút được được sự quan tâm của nhiều giáo sư và những nhà nghiên cứu đầu ngành. Ngay sau đó tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2-1998 ra riêng một số báo đặc biệt đăng tải một số bài tiêu biểu trong hội thảo.
Cũng trong năm 1998, Nhà xuất bản Giáo dục cho ra mắt cuốn “Tự học, tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”, của Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học, GS. Nguyễn Cảnh Toàn và GS. Nguyễn Như Ý chịu trách nhiệm xuất bản.
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Con người dù sống hay làm việc ở bất cứ môi trường nào cũng phải hội đủ năng lực đạo đức, kiến thức sáng tạo và tinh thần tự chủ, ý chí vươn lên để tồn tại và phát triển. Với xu thế hiện nay thì các yếu tố này đòi hỏi chúng ta phát huy triệt để mới có thể đáp ứng và hội nhập với xu thế thời đại - xu thế toàn cầu hóa. Vì vậy, yêu cầu mỗi cá nhân phải làm chủ tri thức, năng động, sáng tạo, cần khai thác chất xám, phát huy ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi kiểm tra theo hướng hiện đại. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [13; 216].
Trong hệ thống giáo dục và đào tạo bậc THPT, môn GDCD giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong việc trang bị các giá trị chuẩn mực đạo đức, bước đầu xây dựng nền tảng hệ thống quy định pháp luật cơ bản. Thông qua nội dung bài học trong chương trình nhằm xây dựng lối sống, giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó giúp các em xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện các đường lối,chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước. Mặt khác, mỗi học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để đánh giá các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tiễn, lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với các hành vi xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tại các trường THPT nói chung và trường THPT chuyên nói riêng, môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, từ người quản lý, giáo viên bộ môn, học sinh đến phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng, vai trò và vị trí của môn GDCD thậm chí cho rằng đây là môn học phụ, môn học bổ trợ hoặc đồng nhất môn học này với môn chính trị hay thuần túy là dạy đạo đức, nhất là đối với học sinh trường chuyên, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Môn GDCD bậc THPT lượng kiến thức cần truyền tải cho HS rất nhiều, nội dung kiến thức tổng hợp mang tính khái quát và tính trừu tượng cao nhưng với lượng thời gian 1 tiết /tuần nên việc giảng dạy chỉ mới đảm bảo truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.Vì vậy, muốn phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh cần phải hình thành và xây dựng thói quen tự học để tự lĩnh hội tri thức. Trong thời đại “bùng nổ thông tin” với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự tăng nhanh chóng và thường xuyên của khối lượng thông tin tri thức nên việc dạy học không còn giới hạn trong phạm vi truyền đạt kiến thức mà thông qua hoạt động dạy- học nhằm tăng cường rèn luyện phương pháp, thái độ và nhận thức để tự định hướng, tự cập nhật làm giàu tri thức của mình đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Nói đến phương pháp học vấn đề cốt lõi là phương pháp tự học đây là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Để rèn luyện cho học sinh có được kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết vận dụng các kiến thức đã học, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Đặc biệt đối với học sinh trường chuyên năng lực tư duy, óc suy diễn và sự tưởng tượng đánh giá rất cao. Do đó GV phải có phương pháp dạy phù hợp để phát huy hết năng lực tư duy của học sinh, chú trọng gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học, đào sâu kiến thức.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 12” (qua khảo sát tại Trường PHPT chuyên Lương Thế Vinh, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai), làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT không phải là một vấn đề mới, mà từ trước đến nay có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia và nhiều GV đề cập ở những góc độ khác nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ những năm 1950 của thập kỷ XX, khi nói về công tác huấn luyện và học tập đã nhấn mạnh “Phải nâng cao và hướng dẫn tự học”. Người khuyên “ Không phải có thầy thì học, không thầy thì đùa, phải biết tự động học tập”.
Năm 1997 trong cuộc hội thảo về công tác huấn luyện mang tên “Nghiên cứu và phát triển tự học, tự đào tạo” đã thu hút được được sự quan tâm của nhiều giáo sư và những nhà nghiên cứu đầu ngành. Ngay sau đó tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2-1998 ra riêng một số báo đặc biệt đăng tải một số bài tiêu biểu trong hội thảo.
Cũng trong năm 1998, Nhà xuất bản Giáo dục cho ra mắt cuốn “Tự học, tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam”, của Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học, GS. Nguyễn Cảnh Toàn và GS. Nguyễn Như Ý chịu trách nhiệm xuất bản.