Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHẬN BIẾT CHẤT HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC DÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
1.1. Về phía giáo viên:
- Trong tổ có giáo viên giảng dạy lâu năm, nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường.
- Giáo viên trong tổ gắn bó đoàn kết, sáng tạo trong công tác giảng dạy.
- Ban Giám Hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác dạy và học .
1.2. Về phía học sinh:
- Đa số học sinh chăm ngoan.
2. Khó khăn
2.1. Về phía giáo viên:
- Tổ ít giáo viên, giáo viên trẻ nhiều, ít kinh nghiệm.
- Đặc thù bộ môn khó dạy (do kiến thức liên quan nhiều lớp)
2.2. Về phía học sinh:
- Đa số học sinh mất căn bản ở những lớp học cấp dưới. Đặc thù bộ môn khó học (do kiến thức liên quan nhiều lớp)
- Bước đầu chuyển từ trường bán công thành trường công lập nên chất lượng đầu vào chưa cao.
- Học sinh phải phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học tập chưa nhiều.
- Một số học sinh lười, thụ động.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em còn nhiều lúng túng trong việc giải bài tập nhận biết chất hữu cơ:
Học sinh chưa nắm được đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng của từng loại hợp chất hữu cơ.
Chưa phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng để đưa ra thứ tự nhận biết thích hợp.
Chưa nêu đúng hiện tượng hoá học xảy ra, chưa viết đúng phương trình phản ứng hoá học.
Chưa vận dụng nhuần nhuyễn vào các bài tập liên quan.
1. Phương pháp thực hiện:
1.1. Đối với giáo viên:
Để giảng dạy bài tập nhận biết giáo viên cần xác định rõ trọng tâm và có thể thực hiện các bước sau:
Giáo viên củng cố cho học sinh lí thuyết đã học.
Giúp học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng từng chất.
Hướng dẫn học sinh thứ tự nhận biết dựa vào đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học (tuỳ từng bài vận dụng linh hoạt), nêu đúng hiện tượng, rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng.
Dùng chất thử càng đơn giản càng tốt.
Chú ý thí nghiệm nhận biết phải đơn giản, ít trùng lặp.
Giáo viên khi cho bài tập lưu ý chất nhận biết dạng lỏng hoặc rắn phải có hình dạng bên ngoài giống nhau để học sinh nhận biết (tránh cho một số chất khi nhìn ta có thể biết là chất gì ).
Giáo viên có thể vận dụng bài thực hành bằng cách cho các em nhận biết các lọ mất nhãn trong phòng thí nghiệm của trường ( vì sau một thời gian thường nhãn sẽ không còn)
Để dạy tốt phần nhận biết chất tôi thấy, nếu giáo viên có một phương pháp hướng dẫn cụ thể thì tiết học sẽ rất sinh động, học sinh hứng thú nhớ bài và làm bài tốt .
Giáo viên sẽ hướng dẫn một số thí dụ minh hoạ từ đơn giản đến phức tạp, từng loại nhóm chức, tuỳ loại hợp chất, thuốc thử chọn tuỳ ý, giới hạn thuốc thử, không dùng thuốc thử.
1.2.Đối với học sinh:
Học sinh cũng cần có các bước chuẩn bị trước khi làm bài tập nhận biết chất:
Học và nắm vững kiến thức cũ: nhận biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất: hiđrocacbon, từng loại nhóm chức và tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
Nắm được các bước làm bài: xác định đúng hoá chất cần nhận biết, thứ tự nhận biết, nêu đúng hiện tượng, phương trình hoá học và chú ý cân bằng phản ứng. (Đây là những lỗi học sinh của trường thường xuyên mắc phải khi làm bài)
Đặc biệt học sinh khi nhận biết chất thường chỉ chú ý đến phản ứng xảy ra mà không có hiện tượng, hay mắc sai lầm khi kết luận phản ứng không xảy ra khi không có hiện tượng (ví dụ khi nhận biết ancol và dung dịch phenol học sinh thường dùng dung dịch NaOH) .
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
1.1. Về phía giáo viên:
- Trong tổ có giáo viên giảng dạy lâu năm, nhiều kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giúp đỡ giáo viên trẻ mới ra trường.
- Giáo viên trong tổ gắn bó đoàn kết, sáng tạo trong công tác giảng dạy.
- Ban Giám Hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác dạy và học .
1.2. Về phía học sinh:
- Đa số học sinh chăm ngoan.
2. Khó khăn
2.1. Về phía giáo viên:
- Tổ ít giáo viên, giáo viên trẻ nhiều, ít kinh nghiệm.
- Đặc thù bộ môn khó dạy (do kiến thức liên quan nhiều lớp)
2.2. Về phía học sinh:
- Đa số học sinh mất căn bản ở những lớp học cấp dưới. Đặc thù bộ môn khó học (do kiến thức liên quan nhiều lớp)
- Bước đầu chuyển từ trường bán công thành trường công lập nên chất lượng đầu vào chưa cao.
- Học sinh phải phụ giúp gia đình nên thời gian dành cho việc học tập chưa nhiều.
- Một số học sinh lười, thụ động.
2.3. Cơ sở vật chất:
- Còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em còn nhiều lúng túng trong việc giải bài tập nhận biết chất hữu cơ:
Học sinh chưa nắm được đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng của từng loại hợp chất hữu cơ.
Chưa phân biệt được sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng để đưa ra thứ tự nhận biết thích hợp.
Chưa nêu đúng hiện tượng hoá học xảy ra, chưa viết đúng phương trình phản ứng hoá học.
Chưa vận dụng nhuần nhuyễn vào các bài tập liên quan.
1. Phương pháp thực hiện:
1.1. Đối với giáo viên:
Để giảng dạy bài tập nhận biết giáo viên cần xác định rõ trọng tâm và có thể thực hiện các bước sau:
Giáo viên củng cố cho học sinh lí thuyết đã học.
Giúp học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng từng chất.
Hướng dẫn học sinh thứ tự nhận biết dựa vào đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học (tuỳ từng bài vận dụng linh hoạt), nêu đúng hiện tượng, rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng.
Dùng chất thử càng đơn giản càng tốt.
Chú ý thí nghiệm nhận biết phải đơn giản, ít trùng lặp.
Giáo viên khi cho bài tập lưu ý chất nhận biết dạng lỏng hoặc rắn phải có hình dạng bên ngoài giống nhau để học sinh nhận biết (tránh cho một số chất khi nhìn ta có thể biết là chất gì ).
Giáo viên có thể vận dụng bài thực hành bằng cách cho các em nhận biết các lọ mất nhãn trong phòng thí nghiệm của trường ( vì sau một thời gian thường nhãn sẽ không còn)
Để dạy tốt phần nhận biết chất tôi thấy, nếu giáo viên có một phương pháp hướng dẫn cụ thể thì tiết học sẽ rất sinh động, học sinh hứng thú nhớ bài và làm bài tốt .
Giáo viên sẽ hướng dẫn một số thí dụ minh hoạ từ đơn giản đến phức tạp, từng loại nhóm chức, tuỳ loại hợp chất, thuốc thử chọn tuỳ ý, giới hạn thuốc thử, không dùng thuốc thử.
1.2.Đối với học sinh:
Học sinh cũng cần có các bước chuẩn bị trước khi làm bài tập nhận biết chất:
Học và nắm vững kiến thức cũ: nhận biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất: hiđrocacbon, từng loại nhóm chức và tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
Nắm được các bước làm bài: xác định đúng hoá chất cần nhận biết, thứ tự nhận biết, nêu đúng hiện tượng, phương trình hoá học và chú ý cân bằng phản ứng. (Đây là những lỗi học sinh của trường thường xuyên mắc phải khi làm bài)
Đặc biệt học sinh khi nhận biết chất thường chỉ chú ý đến phản ứng xảy ra mà không có hiện tượng, hay mắc sai lầm khi kết luận phản ứng không xảy ra khi không có hiện tượng (ví dụ khi nhận biết ancol và dung dịch phenol học sinh thường dùng dung dịch NaOH) .