Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu thực trạng dạy và học môn hóa tại các trường THPT, tôi nhận thấy:
Bộ Giáo dục và Đào tạo phân phối chương trình dạy môn hóa chỉ có 2 tiết/tuần (đối với ban cơ bản) và trong các kì thi tốt nghiệp, đại học – cao đẳng thì môn Hóa học được tổ chức thi với hình thức trắc nghiệm. Do đó, cả giáo viên và học sinh đều không có nhiều thời gian để giải một bài toán theo phương pháp thông thường qua từng bước giải cụ thể, chi tiết.
Bởi vậy, việc cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi giáo viên.
Mặt khác, Hoá học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên muốn nâng cao kết quả học hoá học thì trước tiên bản thân học sinh phải nắm rõ lý thuyết và vận dụng kiến thức đã học để tự mình giải được các bài tập. Bài tập hoá học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Có thể nói rằng bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học rất có hiệu quả.
Bài tập còn là con đường đầu tiên để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hoá học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết luyện tập hoá học ở trên lớp lại rất ít, nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hoá học còn bị hạn chế. Mặt khác, một bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau: có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải nhanh, độc đáo, ngắn gọn mà lại chính xác, tiết kiệm nhiều thời gian và dễ dàng áp dụng nhưng học sinh thường chọn cách giải từ từ theo từng bước quen thuộc nên rất mất thời gian và không phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay.
Với những lý do nêu trên mà tôi đã nghiên cứu và hệ thống các bài tập theo: "PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC – PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH". Sau đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu thực trạng dạy và học môn hóa tại các trường THPT, tôi nhận thấy:
Bộ Giáo dục và Đào tạo phân phối chương trình dạy môn hóa chỉ có 2 tiết/tuần (đối với ban cơ bản) và trong các kì thi tốt nghiệp, đại học – cao đẳng thì môn Hóa học được tổ chức thi với hình thức trắc nghiệm. Do đó, cả giáo viên và học sinh đều không có nhiều thời gian để giải một bài toán theo phương pháp thông thường qua từng bước giải cụ thể, chi tiết.
Bởi vậy, việc cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi giáo viên.
Mặt khác, Hoá học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên muốn nâng cao kết quả học hoá học thì trước tiên bản thân học sinh phải nắm rõ lý thuyết và vận dụng kiến thức đã học để tự mình giải được các bài tập. Bài tập hoá học có tác dụng rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Có thể nói rằng bài tập hoá học vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học rất có hiệu quả.
Bài tập còn là con đường đầu tiên để áp dụng chính xác kiến thức khoa học vào cuộc sống. Song thực tế cho thấy nhiều học sinh phổ thông rất sợ giải bài tập hoá học hoặc còn rất lúng túng trong việc xác định các dạng toán, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giải bài tập. Hơn nữa số tiết luyện tập hoá học ở trên lớp lại rất ít, nên việc củng cố, đào sâu và vận dụng kiến thức hoá học còn bị hạn chế. Mặt khác, một bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau: có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc, nhưng cũng có cách giải nhanh, độc đáo, ngắn gọn mà lại chính xác, tiết kiệm nhiều thời gian và dễ dàng áp dụng nhưng học sinh thường chọn cách giải từ từ theo từng bước quen thuộc nên rất mất thời gian và không phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm hiện nay.
Với những lý do nêu trên mà tôi đã nghiên cứu và hệ thống các bài tập theo: "PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC – PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH". Sau đây tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được.