Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trường THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.
Công cuộc đổi mới PPDH và phương tiện dạy học (PTDH) đã được Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới PPDH – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó dạy và học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tiễn của môn học: rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn sản xuất. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học (BTHH) là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm. Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tìm ra phương pháp giải phù hợp theo yêu cầu của ngành giáo dục về “Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trong dạy học hóa học ở trương THPT” theo đó các bài tập được ra theo hướng tăng cường bản chất hóa học hạn chế những tính toán quá phức tạp trong một bài tập, vì vậy học sinh cần nắm được bản chất hóa học của đề bài để từ đó đưa ra phương pháp giải tối ưu nhất.
Với những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trường THPT ”.
2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá học nói chung, hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề, củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản.
Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng những yêu cầu của người giáo viên trong thời đại mới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các dạng bài tập hóa học hữu cơ nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh học môn hóa học hữu cơ ở Trường THPT Dầu Giây
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập hóa học hữu cơ.
Củng cố kiến thức lớp 11-12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu SÁCH GIÁO KHOA và tài liệu tham khảo.
Phân loại từng dạng bài tập để áp dụng giải dạng bài tập.
Thực nghiệm sư phạm
Củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của học sinh; cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và có hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn Hóa học.
- Lý thuyết về dạy học tích cực.
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.
Công cuộc đổi mới PPDH và phương tiện dạy học (PTDH) đã được Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới PPDH – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó dạy và học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tiễn của môn học: rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn sản xuất. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học (BTHH) là nguồn quan trọng để HS thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm. Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tìm ra phương pháp giải phù hợp theo yêu cầu của ngành giáo dục về “Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trong dạy học hóa học ở trương THPT” theo đó các bài tập được ra theo hướng tăng cường bản chất hóa học hạn chế những tính toán quá phức tạp trong một bài tập, vì vậy học sinh cần nắm được bản chất hóa học của đề bài để từ đó đưa ra phương pháp giải tối ưu nhất.
Với những lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp giải nhanh một số dạng bài tập hóa học hữu cơ thường gặp ở trường THPT ”.
2.Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá học nói chung, hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề, củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản.
Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng những yêu cầu của người giáo viên trong thời đại mới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các dạng bài tập hóa học hữu cơ nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh học môn hóa học hữu cơ ở Trường THPT Dầu Giây
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập hóa học hữu cơ.
Củng cố kiến thức lớp 11-12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu SÁCH GIÁO KHOA và tài liệu tham khảo.
Phân loại từng dạng bài tập để áp dụng giải dạng bài tập.
Thực nghiệm sư phạm
Củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của học sinh; cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và có hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn Hóa học.
- Lý thuyết về dạy học tích cực.