Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội lớp 8 - 9 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 53 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Hiện nay học môn địa lý có thể bằng 2 cách:
Một là, mang tính chất học thuộc lòng, cách học này ít phải suy nghĩ, chỉ cần ghi nhớ máy móc.
Hai là, để tránh phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng (một nỗi sợ của nhiều học sinh) thì học sinh nên sử dụng Atlat vào việc học địa lý, cách học này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về bản đồ (đọc-hiểu).
Vậy học như thế nào là tối ưu? Có lẽ cần phải học địa lý bằng Atlat xong cũng không bỏ qua SGK, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình học.
Từ lâu cuốn Atlat địa lí đã được sử dụng ở bậc phổ thông trung học,với bậc trung học cơ sở việc sử dụng Atlat còn tương đối mới mẻ. Khai thách nội dung các trang Atlat như thế nào cho phù hợp với mức độ nhận thức học sinh trung học cơ sở và nội dung sách giáo khoa? Là giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, bản thân tôi cảm thấy gặp không ít khó khăn và lúng túng trong quá trình đưa cuốn Atlat vào các tiết dạy. Tuy nhiên, sau một thời gian giảng dạy bước đầu hiệu quả của việc sử dụng Atlat là rất khả quan. Từ kinh nghiệm của mình tôi xin thử đề xuất “Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội lớp 8 - 9”. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các đồng nghiệp.
MỞ ĐẦU
Ngày nay phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học thích hợp. Các phương tiện dạy học một mặt làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, mặt khác góp phần đổi mới nội dung dạy học và mở rộng thêm khả năng lĩnh hội tri thức khoa học hiện đại. Nhờ vào việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học này mà việc dạy học đã đem lại hiệu quả cao nhất. Một trong những phương phương tiện dạy học hiện nay được cả thầy và trò đón nhận và được sử dụng rộng rãi chính là Atlat địa lý Việt Nam do công ty bản đồ – tranh ảnh giáo khoa thuộc nhà xuất bản giáo dục đã tổ chức biên soạn và xuất bản.Hiện nay học môn địa lý có thể bằng 2 cách:
Một là, mang tính chất học thuộc lòng, cách học này ít phải suy nghĩ, chỉ cần ghi nhớ máy móc.
Hai là, để tránh phải ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng (một nỗi sợ của nhiều học sinh) thì học sinh nên sử dụng Atlat vào việc học địa lý, cách học này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về bản đồ (đọc-hiểu).
Vậy học như thế nào là tối ưu? Có lẽ cần phải học địa lý bằng Atlat xong cũng không bỏ qua SGK, cả hai tài liệu này sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình học.
Từ lâu cuốn Atlat địa lí đã được sử dụng ở bậc phổ thông trung học,với bậc trung học cơ sở việc sử dụng Atlat còn tương đối mới mẻ. Khai thách nội dung các trang Atlat như thế nào cho phù hợp với mức độ nhận thức học sinh trung học cơ sở và nội dung sách giáo khoa? Là giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, bản thân tôi cảm thấy gặp không ít khó khăn và lúng túng trong quá trình đưa cuốn Atlat vào các tiết dạy. Tuy nhiên, sau một thời gian giảng dạy bước đầu hiệu quả của việc sử dụng Atlat là rất khả quan. Từ kinh nghiệm của mình tôi xin thử đề xuất “Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội lớp 8 - 9”. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các đồng nghiệp.