Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm, từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ đời cho học sinh.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học THPT, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phương pháp Giảng dạy theo hướng : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.
Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giúp học sinh giải quyết vấn đề và chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức. Đó là kiểu dạy lấy người học làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính.
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá...) thì việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Việc sử dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng tự học ; tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.
Việc sử dụng đồ dùng có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho các tiết đọc văn, tiết Tiếng Việt và cả tiết Tập làm văn trong chương trình toàn cấp : lớp 10,11,12. Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức : kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học.
Nguồn tư liệu để tạo đồ dùng dạy học, có thể lấy từ thông tin trên mạng internet, từ các tài liệu tham khảo khác. Giáo viên vừa tự sưu tầm vừa yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu trong quá trình chuẩn bị bài mới ; giáo viên lựa chọn, xử lý và tự tạo các đồ dùng theo mục tiêu bài học. Như thế, người giáo viên vừa có tư liệu để sử dụng vừa lôi cuốn được học sinh vào bài học ngay từ lúc chuẩn bị bài ở nhà.
Đây là những kinh nghiệm mang tính chủ quan, quỹ thời gian biên soạn eo hẹp nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, xin chân thành tiếp thu và tri ân !
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1.Thuận lợi :
- Sống trong một môi trường xã hội mới, học sinh ngày nay có cơ hội tiếp xúc với lối sống hiện đại, nên các em rất năng động, sáng tạo, tự tin ham hiểu biết, ưa khám phá, thích tìm tòi.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều bài có thể sử dụng đồ dùng dạy học.
- Song song với việc đổi mới phương pháp là trang thiết bị dạy học được cải thiện với kỹ thuật hiện đại. Nguồn thông tin để thu thập tài liệu cũng như các loại vật liệu dùng để làm đồ dùng khá phong phú, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc sưu tầm và tự tạo các loại đồ dùng dạy học.
2.Khó khăn :
- Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng.
- Đồ dùng giảng dạy môn văn khá phong phú. Nhưng trên thực tế, hiện nay các phương tiện, đồ dùng của Phòng Thiết bị nhà trường phục vụ cho bộ môn Ngữ văn hầu như không có gì. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với mọi giáo viên khi lên lớp mà không muốn dạy chay. Do đó, đồ dùng mà tôi sử dụng để phục vụ cho các tiết dạy trên lớp ở đây chủ yếu là đồ dùng tự làm.
- Tự làm các loại đồ dùng dạy học đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn về vật chất, chuẩn bị công phu và tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, những khó khăn trên thiết nghĩ có thể khắc phục đựơc bởi đội ngũ nhà giáo có tâm huyết và nhiệt thành với tinh thần đổi mới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm, từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ đời cho học sinh.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, các môn học. Nằm trong hệ thống các môn văn hoá cơ bản của cấp học THPT, bộ môn Ngữ văn cũng đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc đổi mới phương pháp Giảng dạy theo hướng : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.
Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, giúp học sinh giải quyết vấn đề và chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức. Đó là kiểu dạy lấy người học làm trung tâm, kiểu học lấy việc tự học có hướng dẫn làm chính.
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, bên cạnh việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh giá...) thì việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Việc sử dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh ; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng tự học ; tăng bản lĩnh tự tin ; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.
Việc sử dụng đồ dùng có thể thực hiện bình thường ở tại lớp học, thực hiện cho các tiết đọc văn, tiết Tiếng Việt và cả tiết Tập làm văn trong chương trình toàn cấp : lớp 10,11,12. Phạm vi ứng dụng đa dạng, dưới nhiều hình thức : kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài mới, kỹ năng trình bày một vấn đề, kỹ năng cảm thụ văn học.
Nguồn tư liệu để tạo đồ dùng dạy học, có thể lấy từ thông tin trên mạng internet, từ các tài liệu tham khảo khác. Giáo viên vừa tự sưu tầm vừa yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu trong quá trình chuẩn bị bài mới ; giáo viên lựa chọn, xử lý và tự tạo các đồ dùng theo mục tiêu bài học. Như thế, người giáo viên vừa có tư liệu để sử dụng vừa lôi cuốn được học sinh vào bài học ngay từ lúc chuẩn bị bài ở nhà.
Đây là những kinh nghiệm mang tính chủ quan, quỹ thời gian biên soạn eo hẹp nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, xin chân thành tiếp thu và tri ân !
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1.Thuận lợi :
- Sống trong một môi trường xã hội mới, học sinh ngày nay có cơ hội tiếp xúc với lối sống hiện đại, nên các em rất năng động, sáng tạo, tự tin ham hiểu biết, ưa khám phá, thích tìm tòi.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT có rất nhiều bài có thể sử dụng đồ dùng dạy học.
- Song song với việc đổi mới phương pháp là trang thiết bị dạy học được cải thiện với kỹ thuật hiện đại. Nguồn thông tin để thu thập tài liệu cũng như các loại vật liệu dùng để làm đồ dùng khá phong phú, đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc sưu tầm và tự tạo các loại đồ dùng dạy học.
2.Khó khăn :
- Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Người học chưa có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn. Học sinh phải học một lúc nhiều môn, môn nào cũng quan trọng.
- Đồ dùng giảng dạy môn văn khá phong phú. Nhưng trên thực tế, hiện nay các phương tiện, đồ dùng của Phòng Thiết bị nhà trường phục vụ cho bộ môn Ngữ văn hầu như không có gì. Đây là vấn đề khó khăn lớn đối với mọi giáo viên khi lên lớp mà không muốn dạy chay. Do đó, đồ dùng mà tôi sử dụng để phục vụ cho các tiết dạy trên lớp ở đây chủ yếu là đồ dùng tự làm.
- Tự làm các loại đồ dùng dạy học đòi hỏi một sự đầu tư khá lớn về vật chất, chuẩn bị công phu và tốn nhiều thời gian.
Tuy nhiên, những khó khăn trên thiết nghĩ có thể khắc phục đựơc bởi đội ngũ nhà giáo có tâm huyết và nhiệt thành với tinh thần đổi mới.