QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS&THPT HUỲNH VĂN NGHỆ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A/Lý do chọn đề tài:
Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người. Vì vậy, ở bất cứ quốc gia nào, thời đại nào, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ đang lớn lên cũng là trung tâm chú ý của các nhà lãnh đạo và các thành viên xã hội. Giáo dục đạo đức nhằm hướng tới mục đích đào tạo những con người không chỉ có tài mà còn có đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội. Vậy phải làm thế nào để giáo dục đạo đức đạt hiệu quả. Chúng ta phải thấy rằng giáo dục đức dục khó hơn trí dục vì giáo dục đạo đức không có giáo án sẵn. Giáo dục đạo đức không đứng độc lập mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày. Không chỉ các môn KHXH mà các môn KHTN cũng mang tính giáo dục Hiện nay, các nhà trường rất quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao. Mặt trái của cuộc sống và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm đáng tiếc như: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém… Nhiều người lo ngại cho sự xuống dốc của đạo đức xã hội, trong đó có sự băng hoại về giá trị đạo đức của giới trẻ. Giáo dục đạo đức đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường thuộc về tất cả CB,GV. Việc xây dựng lồng ghép những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức trong các tiết học bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo học sinh tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông qua hoạt động này giáo dục đạo đức sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những hình thức khác. Cái khó của giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ ở lựa chọn nội dung, cách thức giáo dục mà còn ở nghệ thuật giáo dục, nhằm tạo ra ở các em niềm hứng khởi và xúc cảm thẫm mỹ. Để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh bao gồm cả "đức" và "tài" cần tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó công tác giáo dục đạo đức, nhân cách đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Giáo dục đạo đức, nhân cách là một bộ phận quan trọng là nền tảng của giáo dục nói chung. Đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi là người trực tiếp làm công tác quản lý giáo dục.Tôi đã nhận thấy rằng việc tìm ra giải pháp quản lý hoạt động nhà trường cho phù hợp với thực trạng hiện nay, là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Chính vì nguyên nhân đó nên tôi đã chọn đề tài : “
Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS&THPT Huỳnh Văn Nghệ” để nghiên cứu. Vì năng lực bản thân có hạn nên việc mắc phải những thiếu sót chủ quan là điều không thể tránh khỏi. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp, để công tác giáo dục có những giải pháp ngày càng có hiệu quả cao hơn