Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH QUA VIỆC DẠY KIỂU BÀI ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, CHÍNH LUẬN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay gồm ba phân môn là Tiếng Việt, Đọc văn và Làm văn, mỗi phân môn đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó Làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc văn. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, là cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình.
Ở chương trình lớp 11, 12, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài văn nghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Khác với chương trình những năm trước đây, nghị luận xã hội chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình hiện nay, là phần kiểm tra bắt buộc trong các kì thi kiểm tra năng lực học sinh từ thi tốt nghiệp đến thi ĐH, CĐ. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận xã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập văn bản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội, giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức của mình.
Vì nhiều lí do, hiện nay, việc giảng dạy cho học sinh làm kiểu bài nghị luận xã hội ở trường THPT Ngô Sĩ Liên còn gặp nhiều khó khăn.
Trước hết là khó khăn chung do thời lượng chương trình, số tiết thực hành cho kiểu bài này còn ít. Một khó khăn nữa là do năng lực của học sinh còn hạn chế. Thực tế cho thấy, trình độ, khả năng viết văn nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội của học sinh còn nhiều bất cập. Việc lập ý, dựng đoạn, tạo bố cục cho bài văn và cách tư duy để triển khai một cách mạch lạc những ý tưởng và hiểu biết của mình đang là khó khăn của hầu hết học sinh. Phần nhiều HS (nhất là với đối tượng HS yếu) còn chưa có ý thức vận dụng những kiến thức đã học ở phân môn Tiếng Việt và Đọc văn vào bài làm văn. Mặt khác, khi làm văn nghị luận, HS thường lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách chặt chẽ, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Ngoài ra, còn phải kể đến những khó khăn về phía giáo viên, có không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm kiểu bài này. Đặc biệt, giáo viên chưa vận dụng tốt quan điểm tích hợp trong việc liên kết các phân môn Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn trong quá trình giảng dạy. Việc tìm tòi các hướng đi giúp giáo viên giải quyết vấn đề này là một trăn trở của chúng tôi trong nhiều năm nay.
Một điều dễ nhận thấy là sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông hiện nay rất chú trọng vào chức năng ứng dụng của văn bản. Nếu như trước đây, người ta chú ý nhiều đến các văn bản tác phẩm thuộc các thể loại như thơ trữ tình, tự sự, kịch, thì hiện nay chương trình còn đặc biệt quan tâm đến các văn bản nghị luận, chính luận. Chỉ tính riêng trong chương trình Ngữ văn của lớp 11, 12, đã có đến 13 văn bản thuộc kiểu bài nghị luận, chính luận. Đây là các văn bản có đặc trưng thể loại riêng, việc giảng dạy chúng hoàn toàn không giống với các văn bản văn xuôi nghệ thuật khác như truyện, kí…
Việc bổ sung những văn bản nghị luận, nhất là những văn bản nhật dụng, cũng đặt ra cho giáo viên những yêu cầu mới. Những văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống, có tác dụng sâu sắc đến việc rèn luyện tư duy, phương pháp, tư tưởng cho học sinh.
Các văn bản này cũng đem đến cho các em vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật, tuy nhiên điểm nổi bật của chúng lại nằm ở tính hùng biện, ở sự chặt chẽ về lập luận, ở sự tác động trực tiếp về mặt tư tưởng, tình cảm liên quan đến những vấn đề chính trị, xã hội. Về phương diện thể loại, xét một cách tương đối, các văn bản này có nhiều điểm gần gũi với kiểu bài văn nghị luận mà học sinh đang được rèn luyện. Vì vậy, khi dạy các văn bản nghị luận, chính luận này trong chương trình, giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi cho việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy, việc kết hợp rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh thông qua việc giảng dạy các văn bản nghị luận, chính luận theo quan điểm tích hợp là một trong những hướng đi phù hợp. Thực tiễn giảng dạy cũng cho thấy, việc tích hợp tri thức đọc văn nghị luận, chính luận vào bài dạy làm văn nghị luận xã hội là một trong những con đường có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh cải thiện được những hạn chế của mình. Đây chính là lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ đề cập đến khả năng kết hợp rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nói chung theo quan điểm tích hợp với việc dạy các văn bản nghị luận, chính luận. Chúng tôi chưa đi sâu vào việc rèn cho học sinh các kĩ năng làm các kiểu bài cụ thể như: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống… Các văn bản nghị luận, chính luận được vận dụng trong đề tài chủ yếu chỉ giới hạn ở chương trình các lớp 11 và 12, là các lớp mà học sinh chủ yếu học làm văn nghị luận. Các vấn đề cụ thể phát sinh trong khi thực hiện đề tài sẽ được chúng đề cập đến trong một dịp khác. Đề tài cũng chỉ đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy môn Văn ở trường THPT Ngô Sĩ Liên.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay gồm ba phân môn là Tiếng Việt, Đọc văn và Làm văn, mỗi phân môn đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó Làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với phân môn Đọc văn. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, là cơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình.
Ở chương trình lớp 11, 12, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài văn nghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Khác với chương trình những năm trước đây, nghị luận xã hội chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình hiện nay, là phần kiểm tra bắt buộc trong các kì thi kiểm tra năng lực học sinh từ thi tốt nghiệp đến thi ĐH, CĐ. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận xã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập văn bản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội, giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức của mình.
Vì nhiều lí do, hiện nay, việc giảng dạy cho học sinh làm kiểu bài nghị luận xã hội ở trường THPT Ngô Sĩ Liên còn gặp nhiều khó khăn.
Trước hết là khó khăn chung do thời lượng chương trình, số tiết thực hành cho kiểu bài này còn ít. Một khó khăn nữa là do năng lực của học sinh còn hạn chế. Thực tế cho thấy, trình độ, khả năng viết văn nghị luận, trong đó có nghị luận xã hội của học sinh còn nhiều bất cập. Việc lập ý, dựng đoạn, tạo bố cục cho bài văn và cách tư duy để triển khai một cách mạch lạc những ý tưởng và hiểu biết của mình đang là khó khăn của hầu hết học sinh. Phần nhiều HS (nhất là với đối tượng HS yếu) còn chưa có ý thức vận dụng những kiến thức đã học ở phân môn Tiếng Việt và Đọc văn vào bài làm văn. Mặt khác, khi làm văn nghị luận, HS thường lúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách chặt chẽ, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Ngoài ra, còn phải kể đến những khó khăn về phía giáo viên, có không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm kiểu bài này. Đặc biệt, giáo viên chưa vận dụng tốt quan điểm tích hợp trong việc liên kết các phân môn Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn trong quá trình giảng dạy. Việc tìm tòi các hướng đi giúp giáo viên giải quyết vấn đề này là một trăn trở của chúng tôi trong nhiều năm nay.
Một điều dễ nhận thấy là sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông hiện nay rất chú trọng vào chức năng ứng dụng của văn bản. Nếu như trước đây, người ta chú ý nhiều đến các văn bản tác phẩm thuộc các thể loại như thơ trữ tình, tự sự, kịch, thì hiện nay chương trình còn đặc biệt quan tâm đến các văn bản nghị luận, chính luận. Chỉ tính riêng trong chương trình Ngữ văn của lớp 11, 12, đã có đến 13 văn bản thuộc kiểu bài nghị luận, chính luận. Đây là các văn bản có đặc trưng thể loại riêng, việc giảng dạy chúng hoàn toàn không giống với các văn bản văn xuôi nghệ thuật khác như truyện, kí…
Việc bổ sung những văn bản nghị luận, nhất là những văn bản nhật dụng, cũng đặt ra cho giáo viên những yêu cầu mới. Những văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống, có tác dụng sâu sắc đến việc rèn luyện tư duy, phương pháp, tư tưởng cho học sinh.
Các văn bản này cũng đem đến cho các em vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật, tuy nhiên điểm nổi bật của chúng lại nằm ở tính hùng biện, ở sự chặt chẽ về lập luận, ở sự tác động trực tiếp về mặt tư tưởng, tình cảm liên quan đến những vấn đề chính trị, xã hội. Về phương diện thể loại, xét một cách tương đối, các văn bản này có nhiều điểm gần gũi với kiểu bài văn nghị luận mà học sinh đang được rèn luyện. Vì vậy, khi dạy các văn bản nghị luận, chính luận này trong chương trình, giáo viên sẽ có nhiều thuận lợi cho việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi nhận thấy, việc kết hợp rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh thông qua việc giảng dạy các văn bản nghị luận, chính luận theo quan điểm tích hợp là một trong những hướng đi phù hợp. Thực tiễn giảng dạy cũng cho thấy, việc tích hợp tri thức đọc văn nghị luận, chính luận vào bài dạy làm văn nghị luận xã hội là một trong những con đường có thể giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh cải thiện được những hạn chế của mình. Đây chính là lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ đề cập đến khả năng kết hợp rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nói chung theo quan điểm tích hợp với việc dạy các văn bản nghị luận, chính luận. Chúng tôi chưa đi sâu vào việc rèn cho học sinh các kĩ năng làm các kiểu bài cụ thể như: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống… Các văn bản nghị luận, chính luận được vận dụng trong đề tài chủ yếu chỉ giới hạn ở chương trình các lớp 11 và 12, là các lớp mà học sinh chủ yếu học làm văn nghị luận. Các vấn đề cụ thể phát sinh trong khi thực hiện đề tài sẽ được chúng đề cập đến trong một dịp khác. Đề tài cũng chỉ đề cập đến những vấn đề nảy sinh trong thực tế giảng dạy môn Văn ở trường THPT Ngô Sĩ Liên.