Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,496
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM​

“MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC”


I. PHẦN MỞ ĐẦU​

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì đời sống tinh thần của con người lại càng được quan tâm. Bởi vậy, trong tất cả các môn học ở bậc Tiểu học, môn Âm nhạc cũng được đánh giá ngang tầm với các môn học khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện, đó là về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về các mặt: đức - trí - thể - mĩ. Ngoài ra, thông qua môn học nghệ thuật Âm nhạc còn giáo dục con người biết thưởng thức cái hay, cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống và làm đẹp cho mình. Đó là giáo dục thẩm mỹ.

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hóa, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc cũng là một bộ môn nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống xã hội và nhà trường. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc.

Bước vào cấp Tiểu học, kiến thức âm nhạc đã được sắp xếp thành hệ thống từ thấp đến cao theo độ tuổi, bậc học. Vì vậy, đòi hỏi các em phải có sự cảm nhận nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, óc sáng tạo, linh hoạt trong từng bài học cụ thể. Vậy, làm thế nào để giúp các em hình thành được những kỹ năng cơ bản? Đó là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Trường Tiểu học

- Vận dụng phương pháp dạy học này để rèn luyện các kỹ năng thực hành ở mức độ cao hơn như : kỹ năng sử dụng thành thạo các nhạc cụ gõ, biết vận động phụ hoạ một bài hát hoàn chỉnh...

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Tích hợp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Tiểu học.

- Dạy - học môn Âm nhạc Tiểu học.

- Kỹ năng biểu diễn của học sinh trường Tiểu học.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu sau :

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết : Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp để

phục vụ cho việc nghiên cứu và trình bày cơ sở lý luận của đề tài.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : được sử dụng để tìm hiểu thực trạng việc triển khai tích hợp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hình thành và phát triển kỹ năng âm nhạc cho học sinh Trường Tiểu học trong quá trình dạy học.

- Phương pháp quan sát : Quan sát hoạt động học tập của học sinh; Quan sát hoạt động NGLL, thực hành và biểu diễn của học sinh qua phục vụ các hoạt động bề nổi của nhà trường, hoạt động phong trào trong và ngoài địa phương.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, đánh giá hiệu quả biện pháp của SKKN.

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu : So sánh đối chứng kiểm nghiệm kết quả trước và sau khi thực hiện SKKN.









































II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

- Kỹ năng: Gần đây chúng ta nghe nói rất nhiều về thuật ngữ"Kỹ năng" như là KNS, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn...và có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của người viết. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Vậy, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết(kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. [4] Ví dụ như: trong cuộc sống, con người cần có rất nhiều kỹ năng để sống hoà nhập với cộng đồng, đóng góp cho nền kinh tế hiện đại. Trong giáo dục, người ta coi kỹ năng là một phần của thực hành và hoạt động quản lý. Kỹ năng cùng với thái độ sẽ tạo ra khả năng thực hành. Còn trong âm nhạc kỹ năng sẽ tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mĩ. Từ đó sẽ giúp các em tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

1.1. Quan điểm tích hợp trong dạy học

Hiện nay, dạy học tích hợp đang là một xu thế được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, hình thức dạy học này đang được ngành giáo dục triển khai thực hiện một cách toàn diện trong tất cả các cấp. Trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hình thức dạy- học này phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của cả thầy và trò, nhằm phát triển toàn diện năng lực học sinh. Đây cũng là hình thức giảng dạy được thực hiện ở tất cả các môn bởi tính tích hợp của nó.

Việc lồng ghép dạy học tích hợp vào các tiết học âm nhạc chính khóa, ngoại khóa đem lại được hiệu quả cho học sinh. Dạy học tích hợp không chỉ khích lệ tính độc lập sáng tạo mà còn giúp các em trở thành chủ thể của hoạt động học, phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính bản thân mình. Các nội dung dạy học âm nhạc gắn với cuộc sống hàng ngày, với các tình huống có ý nghĩa. Các em được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu tri thức.

Dạy học tích hợp đã được triển khai đến hầu hết các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa được đồng đều và chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân thứ nhất là do nhận thức của giáo viên còn chưa đầy đủ sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của dạy học tích hợp. Thứ hai, năng lực của giáo viên và cơ sở vật chất của nhiều trường còn chưa trang bị đầy đủ và chưa đồng đều. Thực tế, các giáo viên chủ yếu xây dựng bài giảng phụ thuộc vào sách giáo khoa âm nhạc, chưa tích cực, sáng tạo lồng ghép các nội dung khác vào bài giảng dẫn đến các giờ học âm nhạc chưa được phong phú, hấp dẫn.

Xây dựng các chủ đề dạy học âm nhạc tự chọn thông qua hình thức dạy học tích hợp giúp cung cấp cho các em bài dạy mang tính chất kiến thức tổng hợp, các em học tập một cách chủ động. [3]

1.2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình.

* Thuận lợi:

Đa số học sinh Tiểu học đều yêu thích môn học Âm nhạc, thích đến giờ học Âm nhạc được hoạt động múa hát, được cầm nhạc cụ gõ đệm và được hoà cùng những giai điệu, âm thanh, tiết tấu của bài hát để cho tinh thần được thoải mái.

* Khó khăn:

- Lứa tuổi học sinh Tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về thể chất và tinh thần sinh lí, tâm lí. Chính vì vậy mà các em chưa đủ ý thức cũng như chưa đủ phẩm chất và năng lực để có thể hiểu và chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.

- Học sinh Tiểu học dễ thích nghi và tiếp cận cái mới, nhưng thiếu sự tập trung cao độ cũng như tính hiếu động và dễ xúc động.

- Khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh nên các em nhớ rất nhanh và quên cũng rất nhanh.

1.3. Mục tiêu của dạy học Âm nhạc

Môn Âm nhạc giúp học sinh: Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp; trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc thù dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

2.1. Đặc điểm tình hình


* Về nhà trường :

Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy - học, nhà trường cũng đã quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Tuy

1695271971019.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cao sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm 4 5 tuổi âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 3 đến 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 5-6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc 8 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 2 violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non 3 tuổi sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mầm non violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc nhà trẻ sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2018 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học 2020 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học mới nhất sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc trẻ 24 36 tháng sáng kiến kinh nghiệm cảm thụ âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm giáo dục âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm mầm non đề tài âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 2 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc violet sáng kiến kinh nghiệm nhà trẻ môn âm nhạc sáng kiến kinh nghiệm về âm nhạc mầm non
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,485
    Bài viết
    37,954
    Thành viên
    141,689
    Thành viên mới nhất
    Len phan
    Top