- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành Giáo dục và đào tạo xác định một trong những trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2022-2023 trong Chỉ thị 2342/CT-BGD-ĐT ngày 8 tháng 8 năm 2022 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2022-2023 của ngành Giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, tham quan, dã ngoại, triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh…”
Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh luôn được ngành giáo dục và đào tạo quan tâm, chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học thông qua Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Gia Lâm, Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - công tác chủ nhiệm - hoạt động ngoài giờ lên lớp trường THCS đã tổ chức triển khai thực hiện đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh theo tinh thần “chuyển mạnh các hoạt động giáo dục sang hướng hoạt động trải nghiệm” và thu được nhiều kết quả tốt đẹp, hiệu quả hơn các năm học trước.
Là giám hiệu trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong 2 năm học qua, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; cùng BGH và Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường cố gắng đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với lý do như vậy, tôi xin được mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo của BGH trong công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm”.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng và trong giáo dục toàn diện nói chung; các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; vai trò của Ban giám hiệu trong việc đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Nêu rõ thực trạng vể công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của học sinh các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Đề xuất những biện pháp quản lý chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý chỉ đạo của BGH nhà trường nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THCS .
IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài này được thực hiện và viết ra qua kinh nghiệm trong quá trình tôi làm công tác quản lý phụ trách hoạt động công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là năm học 2020 - 2021; và áp dụng trong năm học 2021-2022, học kỳ I năm học 2022-2023.
Thời gian: Từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 01 năm 2023
Phạm vi: Trường THCS , huyện Gia Lâm.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực tiễn qua các năm học.
- Phương pháp tìm hiểu, quan sát
- Phương pháp thống kê và tổng kết rút kinh nghiệm
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm
1.1. Giá trị sống.
Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người; giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực, phấn đấu có được nó. Giá trị sống bao gồm: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hòa bình, đoàn kết, trung thực. Trong đó, giá trị truyền thống của người Việt Nam là tinh thần yêu nước, yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Giáo dục giá trị sống cần được thực hiện rất sớm gắn liền với gieo trồng những hành vi tích cực và thói quen tốt. Các giá trị sống cần thiết ở lứa tuổi học sinh gồm : Giàu tình yêu thương, trung thực, trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác, siêng năng, ham học hỏi, sống tôn trọng pháp luật, yêu hòa bình, biết chấp nhận thử thách và luôn vượt khó, biết nhận lỗi và biết tha thứ..
1.2. Kỹ năng sống.
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần có để cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sông hàng ngày. Hay nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Kỹ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh, giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công trong học tập và thành công trong cuộc sống.
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống.
a. Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống.
Làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẩn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực và lành mạnh. Đó là điều cần phải có sự liên quan chặt chẽ giữa nhận thức giá trị sống và thực hành kỹ năng sống. Tuổi vị thành niên phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của các em, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lưa chọn lành mạnh hơn, có được những phản ứng tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích hay những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, học sinh cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân đối với các giá trị.
b. Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống.
Thực chất, kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động, và ngược lại, với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị. Tuy nhiên, nếu quá tập trung và các kỹ năng sống dưới góc độ kỹ thuật hành vi và không chứa đựng các giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo dục kỹ năng sống sẽ dẫn đến phi đạo đức, không phù hợp với mục đích giáo dục tốt đẹp của chúng ta.
2. Vai trò của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.
Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hòa bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. Không phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị của cuộc sống, vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.
Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ..); Học để làm (gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.. ); Học để cùng chung sống (gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông..); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với các tình huống căng thẳng, các nguy cơ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin..). Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với những thách thức trong cuộc sống.
Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu nhi thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục đạo đức, lối sống nói chung cho học sinh ngày càng trở nên quan trọng.
3. Hoạt động trải nghiệm và các hình thức trải nghiệm.
3.1. Hoạt động trải nghiệm.
Là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.
Theo cách hiểu đó, hoạt động giáo dục trong chương
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành Giáo dục và đào tạo xác định một trong những trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2022-2023 trong Chỉ thị 2342/CT-BGD-ĐT ngày 8 tháng 8 năm 2022 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2022-2023 của ngành Giáo dục của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là: “Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, tham quan, dã ngoại, triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh…”
Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Chính vì vậy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh luôn được ngành giáo dục và đào tạo quan tâm, chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học thông qua Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Gia Lâm, Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - công tác chủ nhiệm - hoạt động ngoài giờ lên lớp trường THCS đã tổ chức triển khai thực hiện đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh theo tinh thần “chuyển mạnh các hoạt động giáo dục sang hướng hoạt động trải nghiệm” và thu được nhiều kết quả tốt đẹp, hiệu quả hơn các năm học trước.
Là giám hiệu trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức, công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong 2 năm học qua, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh; cùng BGH và Ban chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức - công tác chủ nhiệm và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường cố gắng đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với lý do như vậy, tôi xin được mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp đổi mới quản lý, chỉ đạo của BGH trong công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động trải nghiệm”.
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng và trong giáo dục toàn diện nói chung; các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; vai trò của Ban giám hiệu trong việc đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
2. Nêu rõ thực trạng vể công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống của học sinh các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Đề xuất những biện pháp quản lý chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý chỉ đạo của BGH nhà trường nhằm đổi mới công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THCS .
IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài này được thực hiện và viết ra qua kinh nghiệm trong quá trình tôi làm công tác quản lý phụ trách hoạt động công tác giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là năm học 2020 - 2021; và áp dụng trong năm học 2021-2022, học kỳ I năm học 2022-2023.
Thời gian: Từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 01 năm 2023
Phạm vi: Trường THCS , huyện Gia Lâm.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực tiễn qua các năm học.
- Phương pháp tìm hiểu, quan sát
- Phương pháp thống kê và tổng kết rút kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ TÀI.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1. Khái niệm
1.1. Giá trị sống.
Giá trị sống là điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người; giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực, phấn đấu có được nó. Giá trị sống bao gồm: Hợp tác, tôn trọng, yêu thương, tự do, hạnh phúc, khiêm nhường, khoan dung, giản dị, trách nhiệm, hòa bình, đoàn kết, trung thực. Trong đó, giá trị truyền thống của người Việt Nam là tinh thần yêu nước, yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Giáo dục giá trị sống cần được thực hiện rất sớm gắn liền với gieo trồng những hành vi tích cực và thói quen tốt. Các giá trị sống cần thiết ở lứa tuổi học sinh gồm : Giàu tình yêu thương, trung thực, trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác, siêng năng, ham học hỏi, sống tôn trọng pháp luật, yêu hòa bình, biết chấp nhận thử thách và luôn vượt khó, biết nhận lỗi và biết tha thứ..
1.2. Kỹ năng sống.
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần có để cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sông hàng ngày. Hay nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào). Kỹ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh, giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống, giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công trong học tập và thành công trong cuộc sống.
1.3. Mối quan hệ giữa giá trị sống và kỹ năng sống.
a. Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống.
Làm thế nào để ứng phó trước tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh, làm thế nào để giải quyết mâu thuẩn trong mối quan hệ, làm thế nào để thể hiện bản thân một cách tích cực và lành mạnh. Đó là điều cần phải có sự liên quan chặt chẽ giữa nhận thức giá trị sống và thực hành kỹ năng sống. Tuổi vị thành niên phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bằng việc nâng cao nhận thức và đưa các thành tố trọng yếu của kỹ năng sống vào cuộc sống của các em, điều này sẽ giúp các em nâng cao năng lực để có được những lưa chọn lành mạnh hơn, có được những phản ứng tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích hay những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em. Chính vì vậy, trước khi hình thành những kỹ năng sống nào đó, học sinh cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống và sự lựa chọn của các cá nhân đối với các giá trị.
b. Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống.
Thực chất, kỹ năng sống là các giá trị thể hiện bằng hành động, và ngược lại, với kỹ năng thể hiện giá trị bằng hành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị. Tuy nhiên, nếu quá tập trung và các kỹ năng sống dưới góc độ kỹ thuật hành vi và không chứa đựng các giá trị nhân văn tốt đẹp thì giáo dục kỹ năng sống sẽ dẫn đến phi đạo đức, không phù hợp với mục đích giáo dục tốt đẹp của chúng ta.
2. Vai trò của giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.
Giáo dục giá trị sống giúp con người khám phá bản thân và phát triển các giá trị của dân tộc cũng như 12 giá trị căn bản của toàn cầu. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hòa bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha. Không phải ai cũng nhận thức đúng về giá trị của cuộc sống, vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.
Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ..); Học để làm (gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.. ); Học để cùng chung sống (gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông..); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với các tình huống căng thẳng, các nguy cơ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin..). Việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với những thách thức trong cuộc sống.
Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi học sinh. Giáo dục đạo đức, lối sống có vai trò rất lớn trong việc hình thành ý thức, tình cảm cũng như hành vi đạo đức của con người nói chung, của học sinh nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước nhiều biến động phức tạp của xã hội, trước những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu nhi thì công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống nói riêng và giáo dục đạo đức, lối sống nói chung cho học sinh ngày càng trở nên quan trọng.
3. Hoạt động trải nghiệm và các hình thức trải nghiệm.
3.1. Hoạt động trải nghiệm.
Là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ còn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta có hoạt động giáo dục, là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh phúc... Đây là những mặt vô cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân.
Theo cách hiểu đó, hoạt động giáo dục trong chương
THẦY CÔ TẢI NHÉ!