- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Các phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I/ Lý do chọn sáng kiến:
1.Cơ sở lí luận:
Trẻ em như một từ giấy trắng. Những gì được vẽ lên tờ giấy trắng đó sẽ tồn tại với trẻ đến suốt đời. Chúng ta vẽ thái độ, trẻ sẽ có thái độ. Chúng ta vẽ nhân cách, trẻ sẽ hình thành nhân cách. Tiểu học là khoảng thời gian tốt nhất để vẽ nên con người của trẻ, bởi đó là lứa tuổi trẻ mê khám phá và dễ tiếp thu nhất trong đời.
Rèn luyện kỹ năng sống ở bậc Tiểu học không chỉ giúp trẻ hình thành nên những hành vi tích cực và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, tạo nên bản lĩnh của người thành công sau này,mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn để khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện về đức – trí - thể - mỹ, hướng nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh và quan trọng hơn nữa là các em phòng tránh được các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
Năm học 2022 - 2023 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đặc biệt là chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đưa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động bắt buộc trong trường học. Vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng đẩy mạnh “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
Ngày mai trẻ có bay cao, bay xa hay không là phụ thuộc vào những gì trẻ học được ngày hôm nay. Cùng chung tay với chúng tôi trong chương trình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học để tạo ra một môi trường trải nghiệm giúp trẻ hoàn thiện khả năng tự chủ của bản thân, phát triển nhân cách và thích nghi với một cuộc sống có nền công nghệ 4.0, trở thành những công dân ưu tú, nhà lãnh đạo trong tương lai.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn sáng kiến về "Các phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp".
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách Đội ở trường Tiểu học. tôi thấy thực tế của vấn đề này còn nhiều bất cập:
2.1. Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa.
2.2. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau hoặc trở nên trây ì. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, lười tiếp xúc với mọi người xung quanh hay nói tục, chửi bậy.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn sáng kiến:
1.Cơ sở lí luận:
Trẻ em như một từ giấy trắng. Những gì được vẽ lên tờ giấy trắng đó sẽ tồn tại với trẻ đến suốt đời. Chúng ta vẽ thái độ, trẻ sẽ có thái độ. Chúng ta vẽ nhân cách, trẻ sẽ hình thành nhân cách. Tiểu học là khoảng thời gian tốt nhất để vẽ nên con người của trẻ, bởi đó là lứa tuổi trẻ mê khám phá và dễ tiếp thu nhất trong đời.
Rèn luyện kỹ năng sống ở bậc Tiểu học không chỉ giúp trẻ hình thành nên những hành vi tích cực và khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, tạo nên bản lĩnh của người thành công sau này,mà còn giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn để khám phá và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện về đức – trí - thể - mỹ, hướng nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh và quan trọng hơn nữa là các em phòng tránh được các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.
Năm học 2022 - 2023 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đặc biệt là chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã đưa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động bắt buộc trong trường học. Vì vậy nên các nhà trường cần chú trọng đẩy mạnh “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”.
Ngày mai trẻ có bay cao, bay xa hay không là phụ thuộc vào những gì trẻ học được ngày hôm nay. Cùng chung tay với chúng tôi trong chương trình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học để tạo ra một môi trường trải nghiệm giúp trẻ hoàn thiện khả năng tự chủ của bản thân, phát triển nhân cách và thích nghi với một cuộc sống có nền công nghệ 4.0, trở thành những công dân ưu tú, nhà lãnh đạo trong tương lai.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn sáng kiến về "Các phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp".
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách Đội ở trường Tiểu học. tôi thấy thực tế của vấn đề này còn nhiều bất cập:
2.1. Về giáo viên:
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cơ bản ở sách giáo khoa.
2.2. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau hoặc trở nên trây ì. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, lười tiếp xúc với mọi người xung quanh hay nói tục, chửi bậy.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!