- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần văn bản thuyết minh) NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm trở lại đây, theo phương pháp dạy học mới “Tích cực hóa hoạt động của chủ thể - học sinh” người giáo viên không còn là nguồn kiến thức duy nhất, không phải là “máy phát tin” hay là “bà bảo mẫu mớm cơm cho trẻ” nữa. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong mỗi giờ học là tổ chức, hướng dẫn học sinh biết tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Thực tế cho thấy, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để thực hiện được mục tiêu bài học theo hướng đổi mới đó. Một trong những phương pháp dạy học có tính tích cực, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của học sinh là phương pháp gợi mở, đàm thoại - dạy học nêu vấn đề.
Hình thức nêu câu hỏi thảo luận nhóm cho học sinh trong giờ học là một biểu hiện cụ thể của phương pháp đó. Song trên thực tế, trong giờ học Ngữ văn, để học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả thực sự không phải là việc đơn giản, dễ dàng.
Trong mục tiêu tổng quát của môn học Ngữ văn THCS có nhấn mạnh: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
Là một giáo viên được phần công giảng dạy môn Ngữ văn 8 (năm học 2022 - 2023), tôi nhận thấy nếu có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của bài học, phù hợp với yêu cầu về đổi mới phương pháp và mục tiêu tổng quát của bộ môn cũng như nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
Thực tế những năm học vừa qua càng cho thấy, để những giờ học phần tập làm văn có hiệu quả, người giáo viên phải luôn có ý thức tìm chọn, hoàn thiện phương pháp dạy thực hành.. Có như thế mới đảm bảo bám sát mục tiêu và chương trình học “đặt trọng tâm ở thực hành”: Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản.
Hoạt động thảo luận nhóm chính là một hình thức tiêu biểu cho phương pháp dạy thực hành. Bởi qua mỗi hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn kỹ năng tư duy sáng tạo trong tiếp nhận kiến thức mới, được rèn kĩ năng nghe - nói nhiều hơn. Các em sẽ có nhiều cơ hội hơn để được thể hiện và khẳng định mình trước thầy cô, bè bạn; dần có sự tự tin và hứng thú trong giờ học Ngữ văn - một môn học mà phần lớn học sinh hiện nay “ngại” học.
Do phạm vi đề tài, tôi chỉ xin phép được trình bày cụ thể về: “Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần văn bản thuyết minh)”
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Lớp 8C (Năm học 2022-2023).
1. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
- Trong thời gian đầu, khi tôi chưa có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận hợp lý thì có ảnh hưởng đến không khí lớp học và quá trình tiếp nhận của học sinh.
+ Học sinh ít hào hứng tham gia thảo luận.
+ Trong quá trình thảo luận, học sinh chưa thực sự đào sâu suy nghĩ, cùng trao đổi để đi đến thống nhất. Việc trao đổi nhó có khi còn nặng về hình thức, thậm chí có giờ học còn gây sự ồn ào, sôi nổi “giả tạo” - vô hình tạo điều kiện cho học sinh tranh thủ nói chuyện, làm việc riêng.
- Một số học sinh chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình, việc làm bài chỉ dồn đẩy cho học sinh khá - giỏi, tạo cho những học sinh còn lại trong nhóm lười suy nghĩ và thụ động trong tiếp nhận kiến thức.
- Do giáo viên chưa định lượng thời gian thảo luận rõ ràng từ trước nên có ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung của bài.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Qua một thời gian vừa thực hiện, vừa hoàn thiện dần về phương pháp, tôi đã xác định được những biện pháp cụ thể trong cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ Tập làm văn 8 (phần văn bản thuyết minh) như sau:
A. Phần chuẩn bị bài ở nhà:
* Về phía giáo viên:
- Soạn bài cẩn thận, ngay trong bài soạn phải xác định được những nội dung nào cần đưa ra cho học sinh thảo luận.
Một tiết học có thể có trung bình 1 - 2 câu hỏi thảo luận được đưa ra linh hoạt, hợp lí trong các phần của bài học (cả phần tìm hiểu bài học ghi nhớ và phần luyện tập).
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc phiếu học tập (nếu cần).
Bảng phụ có thể ghi phần nội dung câu trả lời theo định hướng chung của giáo viên phần cuối hoạt động thảo luận.
- Định lượng trước khoảng thời gian dành cho mỗi hoạt động thảo luận nhóm ngay từ khi soạn giáo án để không ảnh hưởng đến quỹ thời gian qui định chung cho mỗi bài học.
- Đối với những bài học dài mà nội dung câu hỏi khó, hoặc các bài thiên về yêu cầu thực hành mà cần có nhiều thời gian chuẩn bị trước thì giáo viên phải chủ động giao cho các nhóm từ cuối giờ học liền trước.
- Xây dựng một đáp án cụ thể cho mỗi câu hỏi thảo luận.
Những nội dung mở rộng hay có tính chất liên hệ, so sánh cần đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
Trường hợp muốn giới thiệu tư liệu tham khảo thay cho phần định hướng chung khi làm bài văn thuyết minh thì phải phô tô sẵn tư liệu để phát cho mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu của đề.
Cụ thể: Các câu hỏi, bài tập thảo luận (sách giáo khoa).
1. Bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.
- Đọc kĩ 3 văn bản mẫu (phần 1: sgk) để trả lời các câu hỏi.
a. Các văn bản đó có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Tại sao?
Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
b. Các văn bản đó có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
c. Các văn bản đó đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
d. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
- Bài tập 3.
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không?
2. Bài “Phương pháp thuyết minh”
a. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
b. Phương pháp thuyết minh.
- Đọc kĩ từng đoạn văn mẫu minh họa cho từng phương pháp thuyết minh để trả lời câu hỏi:
- Mỗi phương pháp thuyết minh đó có đặc điểm và tác dụng cụ thể như thế nào?
3. Bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.
Lập ý và dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
4. Bài “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng”.
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn: Thuyết minh về cái phích nước” (bình thủy).
5. Bài “Thuyết minh về một thể loại văn học”.
II. Luyện tập. Bài tập 1 - Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
6. Bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”.
I. 2, Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn.
Đoạn văn a, b (Sgk - trang 14).
7. Bài “Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)”.
II. Luyện tập
- Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.
8. Bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
II. Luyện tập
1. Lập lại bố cục bài giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” một cách hợp lý.
2. Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhiều năm trở lại đây, theo phương pháp dạy học mới “Tích cực hóa hoạt động của chủ thể - học sinh” người giáo viên không còn là nguồn kiến thức duy nhất, không phải là “máy phát tin” hay là “bà bảo mẫu mớm cơm cho trẻ” nữa. Nhiệm vụ chính của người giáo viên trong mỗi giờ học là tổ chức, hướng dẫn học sinh biết tìm tòi, phát hiện, lựa chọn kiến thức một cách chủ động, sáng tạo.
Thực tế cho thấy, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau để thực hiện được mục tiêu bài học theo hướng đổi mới đó. Một trong những phương pháp dạy học có tính tích cực, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của học sinh là phương pháp gợi mở, đàm thoại - dạy học nêu vấn đề.
Hình thức nêu câu hỏi thảo luận nhóm cho học sinh trong giờ học là một biểu hiện cụ thể của phương pháp đó. Song trên thực tế, trong giờ học Ngữ văn, để học sinh thảo luận nhóm có hiệu quả thực sự không phải là việc đơn giản, dễ dàng.
Trong mục tiêu tổng quát của môn học Ngữ văn THCS có nhấn mạnh: “Trọng tâm của việc rèn luyện kỹ năng Ngữ văn cho học sinh là làm cho học sinh có kĩ năng nghe - nói - đọc - viết Tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
Là một giáo viên được phần công giảng dạy môn Ngữ văn 8 (năm học 2022 - 2023), tôi nhận thấy nếu có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của bài học, phù hợp với yêu cầu về đổi mới phương pháp và mục tiêu tổng quát của bộ môn cũng như nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
Thực tế những năm học vừa qua càng cho thấy, để những giờ học phần tập làm văn có hiệu quả, người giáo viên phải luôn có ý thức tìm chọn, hoàn thiện phương pháp dạy thực hành.. Có như thế mới đảm bảo bám sát mục tiêu và chương trình học “đặt trọng tâm ở thực hành”: Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản.
Hoạt động thảo luận nhóm chính là một hình thức tiêu biểu cho phương pháp dạy thực hành. Bởi qua mỗi hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn kỹ năng tư duy sáng tạo trong tiếp nhận kiến thức mới, được rèn kĩ năng nghe - nói nhiều hơn. Các em sẽ có nhiều cơ hội hơn để được thể hiện và khẳng định mình trước thầy cô, bè bạn; dần có sự tự tin và hứng thú trong giờ học Ngữ văn - một môn học mà phần lớn học sinh hiện nay “ngại” học.
Do phạm vi đề tài, tôi chỉ xin phép được trình bày cụ thể về: “Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ học Ngữ văn 8 (Phần văn bản thuyết minh)”
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN: Lớp 8C (Năm học 2022-2023).
PHẦN II:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
- Trong thời gian đầu, khi tôi chưa có cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận hợp lý thì có ảnh hưởng đến không khí lớp học và quá trình tiếp nhận của học sinh.
+ Học sinh ít hào hứng tham gia thảo luận.
+ Trong quá trình thảo luận, học sinh chưa thực sự đào sâu suy nghĩ, cùng trao đổi để đi đến thống nhất. Việc trao đổi nhó có khi còn nặng về hình thức, thậm chí có giờ học còn gây sự ồn ào, sôi nổi “giả tạo” - vô hình tạo điều kiện cho học sinh tranh thủ nói chuyện, làm việc riêng.
- Một số học sinh chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình, việc làm bài chỉ dồn đẩy cho học sinh khá - giỏi, tạo cho những học sinh còn lại trong nhóm lười suy nghĩ và thụ động trong tiếp nhận kiến thức.
- Do giáo viên chưa định lượng thời gian thảo luận rõ ràng từ trước nên có ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung của bài.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Qua một thời gian vừa thực hiện, vừa hoàn thiện dần về phương pháp, tôi đã xác định được những biện pháp cụ thể trong cách tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong giờ Tập làm văn 8 (phần văn bản thuyết minh) như sau:
A. Phần chuẩn bị bài ở nhà:
* Về phía giáo viên:
- Soạn bài cẩn thận, ngay trong bài soạn phải xác định được những nội dung nào cần đưa ra cho học sinh thảo luận.
Một tiết học có thể có trung bình 1 - 2 câu hỏi thảo luận được đưa ra linh hoạt, hợp lí trong các phần của bài học (cả phần tìm hiểu bài học ghi nhớ và phần luyện tập).
- Chuẩn bị bảng phụ hoặc phiếu học tập (nếu cần).
Bảng phụ có thể ghi phần nội dung câu trả lời theo định hướng chung của giáo viên phần cuối hoạt động thảo luận.
- Định lượng trước khoảng thời gian dành cho mỗi hoạt động thảo luận nhóm ngay từ khi soạn giáo án để không ảnh hưởng đến quỹ thời gian qui định chung cho mỗi bài học.
- Đối với những bài học dài mà nội dung câu hỏi khó, hoặc các bài thiên về yêu cầu thực hành mà cần có nhiều thời gian chuẩn bị trước thì giáo viên phải chủ động giao cho các nhóm từ cuối giờ học liền trước.
- Xây dựng một đáp án cụ thể cho mỗi câu hỏi thảo luận.
Những nội dung mở rộng hay có tính chất liên hệ, so sánh cần đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.
Trường hợp muốn giới thiệu tư liệu tham khảo thay cho phần định hướng chung khi làm bài văn thuyết minh thì phải phô tô sẵn tư liệu để phát cho mỗi nhóm phù hợp với yêu cầu của đề.
Cụ thể: Các câu hỏi, bài tập thảo luận (sách giáo khoa).
1. Bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”.
- Đọc kĩ 3 văn bản mẫu (phần 1: sgk) để trả lời các câu hỏi.
a. Các văn bản đó có thể xem là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) không? Tại sao?
Chúng khác với các văn bản ấy ở chỗ nào?
b. Các văn bản đó có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng?
c. Các văn bản đó đã thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào?
d. Ngôn ngữ của các văn bản trên có đặc điểm gì?
- Bài tập 3.
Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không?
2. Bài “Phương pháp thuyết minh”
a. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
b. Phương pháp thuyết minh.
- Đọc kĩ từng đoạn văn mẫu minh họa cho từng phương pháp thuyết minh để trả lời câu hỏi:
- Mỗi phương pháp thuyết minh đó có đặc điểm và tác dụng cụ thể như thế nào?
3. Bài “Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”.
Lập ý và dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”.
4. Bài “Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng”.
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn: Thuyết minh về cái phích nước” (bình thủy).
5. Bài “Thuyết minh về một thể loại văn học”.
II. Luyện tập. Bài tập 1 - Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
6. Bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”.
I. 2, Sửa lại các đoạn văn chưa chuẩn.
Đoạn văn a, b (Sgk - trang 14).
7. Bài “Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)”.
II. Luyện tập
- Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.
8. Bài “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh”.
II. Luyện tập
1. Lập lại bố cục bài giới thiệu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” một cách hợp lý.
2. Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!