- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp thcs: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BIỆN PHÁP:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân: có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi; phát huy tiềm năng. Khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và hội nhập quốc tế”.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Hơn nữa, lứa tuổi học sinh THCS rất hiếu động, thích làm theo ý mình mà không cần sự hướng dẫn của người khác. Có một số em lại suy nghĩ theo hướng tiêu cực không hề sợ thầy cô, rồi những biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện, những câu hỏi, những tình huống xảy ra trong lớp với nhiều nguyên nhân như do hoàn cảnh, môi trường sống của gia đình, do cá tính, vvv…Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm, trước hết, phải hiểu biết về tâm lý lứa tuổi của các em để có các cách xử lý tình huống cho thích hợp, phải tìm đúng nguyên nhân thì giáo dục mới có hiệu quả.
Với tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp trong mấy năm gần đây thì việc quản lí giáo dục đạo đức và sức khỏe của các em càng phải được chú trọng, nhằm thực hiện đúng mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là một công việc vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo, kĩ năng sư phạm, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của mỗi thầy cô. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhiệt tình, hết lòng vì sự phát triển toàn diện của các em.
- Xuất phát từ thực tế ấy, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn mong muốn học sinh của lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh nói chung trở thành những con người tài đức vẹn toàn, hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp về nghề giáo mà xã hội ban tặng. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã dạy: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp” để nâng cáo chất lượng công tác chủ nhiệm của mình.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
- Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường. Do đó, giáo dục phải nâng cao chất lượng theo quan điểm chất lượng không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà phải song hành trang bị cho học sinh kĩ năng sống và các năng lực, phẩm chất để thích nghi với mọi hoàn cảnh.
- Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, xã hội ngày một phát triển về mọi mặt: đời sống một bộ phận người dân đang ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Bên cạnh đó, nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy như sự du nhập lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội, … Cha mẹ học sinh phải bươn chải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên việc quản lí, giáo dục con cái. Nhiều gia đình không còn là điểm tựa, là chiếc nôi hạnh phúc của các em.
- Hơn nữa, đã có thời gian, ngành giáo dục chúng ta thiên về việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi và đôi lúc lại quên đi điều quan trọng nữa đó là dạy cho học sinh về kĩ năng, về phẩm chất, đạo đức.
- Xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi hiếu động, nhiều nông nổi do sự phát triển tâm sinh lý chưa hoàn chỉnh, là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình hình thành cái mới diễn ra không đồng đều ở các mặt trong mỗi cá nhân. Học sinh THCS đang bước sang giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Nên đặc điểm tâm lý của các em rất dễ bị kích động do những yếu tố xã hội bên ngoài, các em thường tự quyết định các vấn đề cho bản thân mà không nghe lời khuyên bảo của người lớn, kể cả cha, mẹ. Một số em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gì được mình ngoài việc nhắc nhở, hăm dọa, lại không hề sợ mời phụ huynh, … từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho học sinh bậc phổ thông:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BIỆN PHÁP:
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và hiệu quả. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Luật Giáo dục năm 2019 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân: có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hôi; phát huy tiềm năng. Khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và hội nhập quốc tế”.
Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Hơn nữa, lứa tuổi học sinh THCS rất hiếu động, thích làm theo ý mình mà không cần sự hướng dẫn của người khác. Có một số em lại suy nghĩ theo hướng tiêu cực không hề sợ thầy cô, rồi những biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện, những câu hỏi, những tình huống xảy ra trong lớp với nhiều nguyên nhân như do hoàn cảnh, môi trường sống của gia đình, do cá tính, vvv…Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm, trước hết, phải hiểu biết về tâm lý lứa tuổi của các em để có các cách xử lý tình huống cho thích hợp, phải tìm đúng nguyên nhân thì giáo dục mới có hiệu quả.
Với tình hình dịch bệnh COVID 19 diễn biến phức tạp trong mấy năm gần đây thì việc quản lí giáo dục đạo đức và sức khỏe của các em càng phải được chú trọng, nhằm thực hiện đúng mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó, chủ nhiệm lớp là một công việc vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo, kĩ năng sư phạm, sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của mỗi thầy cô. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải có tính kiên trì, nhiệt tình, hết lòng vì sự phát triển toàn diện của các em.
- Xuất phát từ thực tế ấy, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn mong muốn học sinh của lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh nói chung trở thành những con người tài đức vẹn toàn, hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp về nghề giáo mà xã hội ban tặng. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã dạy: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp” để nâng cáo chất lượng công tác chủ nhiệm của mình.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
- Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường. Do đó, giáo dục phải nâng cao chất lượng theo quan điểm chất lượng không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà phải song hành trang bị cho học sinh kĩ năng sống và các năng lực, phẩm chất để thích nghi với mọi hoàn cảnh.
- Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, xã hội ngày một phát triển về mọi mặt: đời sống một bộ phận người dân đang ngày càng được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Bên cạnh đó, nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy như sự du nhập lối sống thực dụng, các tệ nạn xã hội, … Cha mẹ học sinh phải bươn chải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên việc quản lí, giáo dục con cái. Nhiều gia đình không còn là điểm tựa, là chiếc nôi hạnh phúc của các em.
- Hơn nữa, đã có thời gian, ngành giáo dục chúng ta thiên về việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi và đôi lúc lại quên đi điều quan trọng nữa đó là dạy cho học sinh về kĩ năng, về phẩm chất, đạo đức.
- Xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi hiếu động, nhiều nông nổi do sự phát triển tâm sinh lý chưa hoàn chỉnh, là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình hình thành cái mới diễn ra không đồng đều ở các mặt trong mỗi cá nhân. Học sinh THCS đang bước sang giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Nên đặc điểm tâm lý của các em rất dễ bị kích động do những yếu tố xã hội bên ngoài, các em thường tự quyết định các vấn đề cho bản thân mà không nghe lời khuyên bảo của người lớn, kể cả cha, mẹ. Một số em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gì được mình ngoài việc nhắc nhở, hăm dọa, lại không hề sợ mời phụ huynh, … từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần xuất hiện.
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho học sinh bậc phổ thông:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!